Bò né me Cai Lậy, cả ba tập đều ngon lành
Cai Lậy (Tiền Giang) hẻo tiếng trong bản đồ du lịch, ẩm thực, dù gần đây cũng có món như bánh canh vịt mới lên đời… Bữa tháng năm rồi ghé dự đám giỗ ba vợ người bạn, tôi may mắn chạm ngõ với món mới khá hay, lạ: bò né me.
Vị me, tùy theo khẩu vị, với tôi thì thấy nó thanh và thơm hơn mẻ. Không nồng như giấm bỗng. Chua nhẹ dịu hơn giấm, chanh. Nên lúc nghe giới thiệu sẽ có món bò né me, hay còn gọi là bò nhúng me, tôi rất hóng. Lúc mâm dĩa bày lên thì thấy hơi rắc rối với cái tên. Khác bò nhúng giấm phải có cái nồi để nhúng, ở đây nước me chỉ láng xâm xấp trên dĩa kim loại.
Lại không có né, tránh như món bò né bình thường do có dầu, mỡ nên khi bỏ thịt vào sẽ bắn tung tóe, ở đây chỉ là lớp sốt me, chẳng có gì để văng lên. Không nhúng, không né, vậy gọi gì giờ? Bèn tuân theo luật số đông gọi là món bó né me vậy. Nhưng đó là chỉ mới giới thiệu sơ về cách ăn, đi vào chi tiết thì chẹp, chẹp… xin mời!
Luc moi đem len, mon bo ne me chua hap dan lam ve hinh thuc, nhut la khi chua co nhung dia rau, nhung đung đe hinh thuc đanh lua noi dung!
Trước tiên, món này lạ với những cái lưỡi đã bị “thuốc” bởi vị ngọt đường người Nam. Ngoài tỏi phi cho vào để tăng vị, hương, nước sốt làm từ me. Mấy ông anh ít ăn chua thấy hơi ê răng, đòi tăng độ ngọt nhưng bị cực lực phản đối. Giữa mâm bàn tràn trề món ngọt ngào miền sông nước, món lạ không tra thêm đường, chỉ dùng vị ngọt thịt bò, rau cỏ trên đồng, dưới rạch đã đủ sức cân hết các thức còn lại. Để bữa giỗ ở căn nhà dựa vào lưng sông quê Ba Rài càng thêm thi vị.
Chào sân món bò né me là thứ rau dân dã ngày trước ít ăn, giờ đã thấy ở kha khá nhà hàng – rau càng cua. Phối theo hai cách, xào hay trộn. Thích độ giòn nguyên bản của càng cua thì để bò chín, tắt bếp để nguội tý rồi cho rau vào. Còn cho rau vô sớm, sẽ có món rau mềm mượt chín tới, bớt chút sần sật rau tươi nhưng đậm vị hơn do thấm nước ngọt thịt bò tươm ra, cả sốt me ngấm vào. Thích kiểu nào thì tùy, nhưng nếu muốn chờ các phiên bản sau, phối với rau ngổ, hay hoa thiên lý thì có thể đũa tý ở tập đầu này.
“Tap 1″, bo ne me voi rau cang cua, lap lo ke ben đam rau ngo đang cho toi luot.
Video đang HOT
Tiếp ở tập hai là loại rau ngổ người miền Tây hay nấu lẩu lươn, canh chua nhưng cũng rất lạ khi hợp với thịt bò. Ở miệt ngoài phở bò hoàn toàn không có, vô nam, dĩa rau tú ụ đi kèm luôn có rau ngổ thơm thơm quyến rũ. Nói kỹ và đúng hơn, thứ rau này dù cũng là ngổ, nhưng là ngổ trâu, ngổ đắng… anh em của rau ngổ (ngò om). Vị nhẹ dịu, thân mềm múp hơn vì mọc trên sông nước thay vì đất liền như ngò om. Đặc sản của miền sông nước này.
Tiếp nữa, ai từng mê đắm, dù có thiệt bên hiên nhà cũ hay chỉ là giàn thiên lý đã xa nào đó trong ảo mộng thi ca, sẽ ít nhiều biết đến món hoa thiên lý nấu canh, xào thịt bò. Thì đây, sau phối bản với rau càng cua thanh mát, rau ngổ xào bò thơm hương, chốt hạ là hoa thiên lý xào bò. Chút xíu nhân nhẫn, rồi ngọt hậu cùng vị thơm ngọt của hoa thiên lý là cái kết rất có hậu. Thơm, ngọt, ngon, lành.
Mon bo ne me voi su giao hoa đoc đao cua rau cang cua va hoa thien ly.
Mà thực ra, món bò né me đó cũng chẳng phải dứt hẳn với chỉ ba tập. Nếu cắc cớ muốn giao hòa cả hai vị, hay thậm chí ba loại rau khác nhau nữa cũng đều được hết. Như bữa đó đã từng, và không ngừng buông đũa!
Không lạm bàn, để việc phân tích tác dụng dược lý, y khoa của rau, hoa cho các thầy thuốc. Chỉ thấy chẳng biết vô tình hay cố ý, mà cũng không hỏi chủ nhân vì càng lửng lơ sẽ càng thi vị, khi chỉ giản đơn ba loại rau, hoa của món bò né me Cai Lậy đã là bộ sưu tập độc đáo. Mọc dưới đất – rau càng cua, dập dềnh sông nước – ngổ trâu, lơ lửng trên không – thiên lý. Như gom cả đất trời sông nước vào trong một món ăn đơn sơ ngọt lành. Có còn mong gì hơn nữa!
Theo thegioitiepthi.vn
Sơn La: Trồng mít ta ra quả to vật, hái bao nhiêu bán hết bấy nhiêu
Dù thu nhập không cao bằng các loại cây ăn quả khác, nhưng mít ta dễ chăm sóc và đã mang lại thu nhập đáng kể cho gia đình chị Cà Thị Tân, bản Mòn, (xã Tạ Bú, huyện Mường La, tỉnh Sơn La). Vườn mít nhà chị Tân năm nào cũng cho nhiều trái to vật, mỗi năm chị thu lời gần 70 triệu đồng.
Tại xã Tạ Bú, gia đình chị Cà Thị Tân là hộ còn gìn giữ được những cây mít ta lâu năm trên đất dốc nhất, không những thế chị còn tự ươm giống và nhân rộng mít ta trên 6.000m2 đất nương rẫy để phát triển kinh tế gia đình.
Chị Tân chia sẻ về cơ duyên đến với nghề trồng mít ta: Những cây mít ta trên vườn được ông bà trồng từ xưa để lại, năm nào cũng cho sai quả. Khi mít chín, gia đình chị không ăn hết nên mang ra chợ huyện bán kiếm thêm thu nhập.
"Tôi thấy nhiều người mua nhưng lại không có sản phẩm bán, nên tôi nghĩ nếu ươm giống và trồng thêm mít phát triển kinh tế, có thể đem lại hiệu quả cao và đỡ vất vả hơn trồng ngô. Sau đó tôi bàn với chồng lấy hạt mít tự ươm vào các giỏ đan bằng tre, sau đó mang lên trồng trên 6.000m2 đất nương rẫy. Khoảng 5 sau, những cây mít của gia đình tôi đã cho quả xum xuê đầy cành...", chị Tân thổ lộ.
Chị Tân vui mừng khi năm nay vườn mít cho quả xum xuê, nhiều trái to vật, có quả to dài một người vác còn nặng.
Theo kinh nghiệm của chị Tân: Để cây mít ta sinh trưởng và phát triển tốt, chị thường dùng phân chuồng kết hợp với phân đầu trâu bón cho vườn mít. Về khâu khâu chăm sóc cây mít ta, tôi làm cỏ bằng tay và dùng cuốc sới cỏ, hoàn toàn không dùng thuốc hóa học hay thuốc trừ cỏ. Cây mít ta cao khoảng 1m5 - 2m là đến lúc mít ra hoa kết trái, trọng lượng trung bình mỗi quả từ 9 - 16 kg/quả.
Nhờ cần mẫn trong lao động sản xuất, chị Tân đã có cuộc sống khấm khá hơn so với trước.
"Trồng mít ta cầu kỳ hơn so với các loại cây trồng khác. Nếu chăm sóc không tốt thì sẽ bị sâu đục quả và bệnh nấm vi khuẩn, đốm lá... Để tránh tình trạng đó, tôi phải theo dõi, giám sát thường xuyên vườn mít và dùng vôi bột quét lên thân cây và cuống quả. Sau đó kết hợp bón phân hữu cơ cân đối. Loại mít ta này cho ra quả đều, quả sai, múi to, vỏ mỏng, thơm ngọt... được rất nhiều khách hàng ưa thích.
Mít ta có hạt bé, múi to, giòn, ngọt và vàng như nghệ... được rất nhiều khách hàng ưa thích.
Hiện tại, trong vườn chị Tân có hơn 70 cây mít ta đã cho thu hoạch quả và 80 cây đang trong giai đoạn phát triển, dự tính khoảng 2 năm nữa sẽ cho thu hoạch quả. Đặc điểm của cây mít ta khác với một số loại mít ghép ở chỗ: Từ lúc ra hoa đến khi quả chín là tròn 5 tháng, khi sắp chín thì tỏa mùi thơm phức, đem hái từ cây về nhà ủ khoảng 3 ngày thì bắt đầu ăn được. Mít ta có hạt bé, múi to, giòn, ngọt và vàng như nghệ...
Hiện, 1kg mít ta có giá bán giao động từ 15.000 đồng - 20.000 đồng/kg.
Chị Cà Thị Tân cho biết: Tôi thấy cây mít ta có quả từ gốc cho đến ngọn. Quả nhiều hay ít phụ thuộc rất lớn vào quá trình chăm sóc bấm tỉa cành, tưới tiêu và tay nghề của chủ vườn. Bình quân 1 cây mít ta, tôi có thể thu từ 35 - 40 kg quả. Hiện nay, mít ta có giá bán trên thị trường giao động từ 15.000 đồng - 20.000 đồng/kg tùy theo mua vụ. Có thời điểm tôi còn không có sản phẩm bán, tôi phải đi mua mít ta ở các bản khác để cung cấp cho khách hàng quen thuộc. Sau khi trừ chi phí, mỗi năm gia đình tôi có lãi 70 triệu đồng từ mít.
Có thời điểm chị Tân còn không có sản phẩm bán cho các thương lái...
Theo Dân Việt
Món ăn nhập ngoại gây sốt, làm mưa làm gió một thời rồi mất hút Trong quá khứ cũng có nhiều loại đồ ăn nước ngoài được nhập về Việt Nam từng làm mưa làm gió rồi lại lặng lẽ thoái trào. Gần đây tôm hùm đất đang là loại đồ ăn được nhiều bà nội trợ tìm kiếm. Xuất hiện từ vài năm về trước, ban đầu tôm hùm đất được nhập khẩu từ Mỹ, Canada về...