Bố muốn tôi lấy anh hàng xóm để trả ơn anh đã cứu mạng ông
Giữa chúng tôi có khoảng cách quá lớn về trình độ học vấn sao có thể đến với nhau được?
Ảnh minh họa: ST
Bên cạnh nhà tôi có anh hàng xóm tên Đạt, anh ấy làm công nhân xây dựng, người kiểu cứng nhắc khô khan. Mỗi khi chạm mặt tôi, anh ấy luôn chào trước, còn tôi chỉ vâng dạ cho xong chuyện.
Cách đây 2 tuần, tôi đi công tác, bố tôi ở nhà một mình. Bố gọi điện cho tôi nói là trong người khó chịu, rồi sau đó không thấy ông nói gì nữa. Tôi gọi nhiều cuộc điện thoại mà không thấy bố bắt máy. Lúc đó đã là nửa đêm, tôi lo lắng không thể nào chợp mắt. Không hiểu ở nhà bố đã xảy ra chuyện gì. Tôi cũng không thể gọi điện cho ai để hỏi về tình hình của bố ở nhà.
Khoảng 2h, Đạt bất ngờ gọi điện cho tôi, nói là bố tôi đã được đưa vào bệnh viện cấp cứu. Bác sĩ bảo bố tôi bị đau bụng đi ngoài, mất nước và ngất. May được đưa đến bệnh viện sớm.
Dù công việc chưa xong nhưng tôi vẫn phải về nhà ngay sáng hôm sau để chăm sóc bố. Nhìn thấy bố nằm trên giường bệnh, da dẻ xanh xao mà tôi bật khóc. Mới có vài ngày không gặp mà bố đã yếu đi rất nhiều. Vì chăm sóc bố tôi, Đạt đã nghỉ làm khiến tôi rất cảm kích và đã gửi lời cảm ơn.
Thứ 5 vừa rồi, bố tôi xuất viện. Bố con tôi đã làm mâm cơm và mời Đạt sang để tỏ lòng biết ơn. Trong bữa cơm, bố tôi đã kể lại đêm nguy kịch đó.
Anh Đạt bất ngờ nói là đêm ấy, đã nửa đêm mà điện nhà tôi vẫn sáng, anh ấy biết bố tôi ở một mình nên định qua hỏi thăm xem có chuyện gì thì nghe thấy chuông điện thoại nhiều lần mà không có người bắt máy. Anh ấy đã gọi cửa nhưng không ai mở. Nhìn qua cửa sổ thì thấy bố tôi đang nằm trên sàn nhà. Ngay lập tức Đạt đã trèo qua ban công và phá cửa vào nhà đưa bố tôi đi cấp cứu.
Video đang HOT
Bố tôi nói là nếu không có Đạt cứu giúp thì hai bố con không còn nhìn thấy nhau nữa. Bố rất cảm kích ơn cứu mạng của anh ấy.
Đạt bảo ai rơi vào trường hợp đó cũng sẽ làm thế và bố con tôi không cần phải nghĩ cách trả ơn. Anh ấy chỉ muốn làm bạn với tôi là đủ.
Khi khách đã về, bố bất ngờ khuyên tôi nên yêu Đạt. Bố thấy đó là người đàn ông tốt, sống có trách nhiệm và rất quan tâm đến tôi. Ngay lập tức tôi từ chối, tôi bảo với bố là không có tình cảm với anh ấy. Tôi tốt nghiệp đại học làm trong công ty lớn, còn anh học xong cấp 2 và đi làm. Trình độ học vấn và công việc của chúng tôi cách nhau quá xa, lấy nhau không hợp.
Thế nhưng, bố khẳng định con mắt nhìn người của bố rất chuẩn, bắt tôi phải dành thời gian tìm hiểu anh hàng xóm. Bố muốn Đạt sẽ là con rể tương lai của ông. Tôi không có chút tình cảm gì với anh ấy, sao có thể bắt ép yêu nhau được. Tôi phải nói sao để bố tôi từ bỏ suy nghĩ ghép đôi cho chúng tôi đây?
Sợ về quê dịp Tết vì lời nguyền "Bao giờ cưới hả con?"
Cứ hễ ra ngoài gặp hàng xóm, câu đầu tiên được hỏi luôn là "Lấy chồng chưa cháu?".
Tại sao bạn không về quê ăn Tết? Chưa mua vé về quê, sợ bố mẹ giục cưới, muốn ở lại thành phố làm việc, hay năm nay cuối cùng bạn cũng đã đưa được gia đình đến thành phố ăn Tết? Xu hướng nhiều người ở lại thành phố đón năm mới đang ngày càng trở nên rõ ràng. Cho dù bạn có lý do gì để không về quê ăn Tết, thì trước tiên tôi xin chúc bạn sẽ có một năm mới vui vẻ.
"Sắp cưới chưa? Có bạn trai chưa?" Tết nhất vốn là ngày đoàn tụ với gia đình, nhưng với Hiền, một nữ nhân viên văn phòng đã làm việc ở thành phố được sáu năm, "lời nguyền kết hôn" ở quê nhà đã khiến cô hình thành nên "nỗi sợ về quê", và năm nay, cô đã đưa ra một "quyết định khó khăn": Ở lại thành phố đón Tết.
"Giục cưới" - chuyện khiến nhiều người chán nản
Hiền năm nay 29 tuổi, cô ở lại thành phố làm việc sau khi tốt nghiệp và hiện đang làm công việc viết quảng cáo cho một công ty. Hiền thuộc diện ưa nhìn và có thu nhập tốt, nhưng cô lại chưa tìm được một người phù hợp. "Tôi quá bận rộn với công việc, nhiều lúc cảm thấy bản thân không có thời gian và sức lực để yêu đương". Mỗi khi về nhà vào kỳ nghỉ, bố mẹ luôn tìm cơ hội để nói chuyện với Hiền, và nhắc nhở cô "đến tuổi rồi".
Bố mẹ thì dễ đối phó, nhưng những người khác, họ hàng, hàng xóm... lại không dễ đối phó như vậy.
"Thôi đừng quá kén chọn nữa, giờ mình còn chọn được người ta, qua hai năm nữa là thành người ta chọn mình đấy!"
"Cái Hà nhà ông Nam ấy, nhỏ hơn cháu một tuổi, đang có em bé rồi đấy!"
....
Cứ hễ gặp nhau, câu chuyện luôn chỉ xoay quanh những chủ đề: Lương lậu, về quê, kết hôn...
Cứ hễ ai gặp cũng giục cưới khiến nhiều người chán nản (Ảnh minh họa: Pinterest)
Hiền nói, cứ hễ ra ngoài gặp hàng xóm, câu đầu tiên được hỏi luôn là "Lấy chồng chưa cháu?", thật ra cũng không có gì, nhưng nghe riết khiến cô cảm thấy nó đáng sợ. Lâu dần cảm thấy không thoải mái mỗi khi bị hỏi như vậy. Vì vậy, năm nay Hiền chỉ còn cách quyết tâm ở lại thành phố ăn Tết.
Chưa về nhà đã có vài buổi xem mắt đang chờ đợi
Giục cưới không chỉ là lời nói suông, mọi người cũng rất tích cực "nói đi đôi với làm". Hiền nói, còn chưa nghỉ đã nhận được cuộc gọi của chị họ ở quê, nói cô năm nay về ăn Tết sớm một tý, lý do là bởi "Chị giúp em sắp xếp một buổi xem mắt rồi, cậu này được lắm!"
Người mà chị ấy giới thiệu là một nhà thiết kế, cũng đang làm việc trên thành phố, nhỏ hơn Hiền 3 tuổi. Hiền không thích những buổi gặp mặt với người lạ như này nên cô khéo léo từ chối, nói vì lý do tuổi tác, cô không thích người nhỏ tuổi hơn mình.
Không chỉ chị họ, mà ngay cả một giáo viên trung học thân với gia đình Hiền, khi biết tin cô vẫn độc thân liền nói muốn giới thiệu đối tượng cho cô, rồi nói Hiền tranh thủ về quê sớm để còn gặp mặt. Bạn bè của Hiền cũng không chịu kém cạnh, cũng nói muốn giới thiệu cho một cậu bạn mà cô ấy quen. Hơi choáng ngợp nên cô không còn cách nào khác đành phải khéo léo từ chối sự nhiệt tình của mọi người với lý do Tết không về quê vì năm nay công ty cần nhân viên ở lại tăng ca.
Em họ của Hiền, người kém Hiền 2 tuổi cũng đã kết hôn vào năm nay và sau Tết cũng sẽ tổ chức tiệc ở quê. Đây cũng là một trong những lý do khiến Hiền quyết định ở lại thành phố đón Tết. "Tham gia lễ cưới, mọi người sẽ lại giục tôi cưới cho mà xem".
"Bao nhiêu tuổi độc thân cũng phải bình tĩnh, hôn nhân cũng là một loại trách nhiệm"
Dù không về nhà vì sợ gia đình giục lấy chồng, nhưng Hiền cũng bày tỏ khát khao được yêu: "Thỉnh thoảng đi họp lớp, thấy người ta mang cả con đến dự, còn tôi vẫn vậy, vẫn một mình, đôi khi, tôi cũng muốn tìm một ai đó để đi cùng trong cuộc sống".
Độc thân ở tuổi bao nhiêu cũng nên bình tĩnh (Ảnh minh họa: Pinterest)
Tuy nhiên, Hiền cũng cho rằng "độc thân ở tuổi bao nhiêu thì cũng nên bình tĩnh", bởi "hôn nhân không phải là trò đùa, bạn nên nhìn nhận nó với lý trí, đừng kết hôn chỉ vì lời nói của người khác hay cảm thấy quá cô đơn, hôn nhân cũng là một loại trách nhiệm, thà muộn còn hơn không đúng. Kết hôn chớp nhoáng rồi ly hôn, vậy thì còn có ý nghĩa gì?"
"Hiện tại ở một mình tôi vẫn thấy khá ổn." Năm nay Hiền ở lại thành phố đón Tết. Hiền nói rằng cô ấy sẽ không phải đối mặt với sự thúc giục của gia đình và người thân, lại vừa có thể tận dụng kỳ nghỉ để ở nhà đọc sách. Cô cũng dự định sẽ vào miền nam du lịch, cảm nhận không khí đón Tết trong đó. "Sẽ rất tốt khi có người đi cùng, nhưng không có người bên cạnh, bạn cũng vẫn có thể sống thật rực rỡ!"
Bố tôi mất việc, mẹ nuôi cả nhà bằng mấy ấm nước chè Bà nội vô cùng kinh ngạc khi phát hiện ra mọi tài sản trong nhà đều đứng tên mẹ tôi. Chỉ có bố con tôi mới biết, mẹ xứng đáng với điều hạnh phúc ấy. Đã lâu lắm rồi tôi mới được ngủ nướng khét lẹt đến tận 11h trưa. Mở mắt ra thấy biển xanh cát trắng, bố mẹ và em gái...