Bỏ mộng gõ đầu trẻ, trồng rau VietGAP thu tiền tỷ mỗi năm
Đó là câu chuyện của anh Mai Văn Khẩn (47 tuổi, ngụ phường 12, TP. Đà Lạt, Lâm Đồng). Từ bỏ ước mơ theo nghề giáo thời thanh xuân của mình, anh đã đến xứ mộng mơ trồng rau sạch VietGAP và thu về hàng tỷ đồng mỗi năm.
Dẫn chúng tôi đi trên con đường bê tông xuyên qua quả đồi trồng đầy thông mát rượi, đến những khu nhà kính bao quanh triền đồi, anh Khẩn bắt đầu nhớ lại những kí ức về thời gian khó khi xưa.
Bỏ mộng gõ đầu trẻ
Vốn là người con của vùng đất Nga Sơn (Thanh Hóa), cha mẹ có truyền thống trồng lúa, làm rau. Sau những buổi học trên trường, anh Khẩn thường phụ giúp gia đình công việc đồng áng.
Sau khi học hết lớp 12, anh Khẩn muốn được học tiếp để làm thầy giáo, tuy nhiên vì điều kiện gia đình không cho phép anh đã phải gác lại ước mơ của mình. “Tôi có người anh hơn hai tuổi, sau khi tốt nghiệp cấp 3 thì anh tôi đã học đại học năm 2. Hoàn cảnh gia đình khó khăn mà một lúc không thể nuôi hai anh em tôi cùng học đại học. Vì vậy, tôi đành xin bố mẹ nghỉ ở nhà để làm việc, phụ bố mẹ nuôi anh học”, anh Khẩn tâm sự.
Anh Khẩn bên những luống rau thủy canh xanh mướt của mình. Ảnh: Văn Long.
Sau khi nghỉ học, anh Khẩn với bản tính xông xáo, nhiệt huyết của tuổi thanh niên đã tham gia nhiều hoạt động đoàn, hội tại địa phương. Tuy nhiên, không lâu sau đó, anh đã có một quyết định, điều này đã làm thay đổi cả cuộc đời anh sau này.
Năm 1991, anh cùng một số người quen gần nhà đi vào Đà Lạt để làm lao động tại các mỏ thiếc. Anh Khẩn cho biết: “Thời đó điều kiện khó khăn, thông tin chưa được như bây giờ, tôi đi hai năm nhưng gia đình không có tin tức gì, thư không mà điện thoại cũng chả có. Vì Đà Lạt có khí hậu rất lạnh, làm thì không đủ ăn nên tôi đã quyết định nghỉ việc rồi đi làm thuê tại các vườn rau”.
Cũng từ đó mà anh đã quen được người phụ nữ gốc Đà Lạt tên Nguyễn Thị Bé rồi nên duyên vợ chồng. Đôi vợ chồng trẻ không có gì ngoài 3 sào đất trồng hoa làm vốn. Với ý chí, quyết tâm làm giàu, anh Khẩn và chị Bé đã có những bước đi đầu tiên trên con đường khởi nghiệp trên mảnh đất của mình.
Trồng rau ở làng hoa
Mảnh đất 3.000m2 của gia đình anh Khẩn nằm tại làng hoa Thái Phiên nổi tiếng ở Đà Lạt. Ban đầu anh chỉ trồng các loại rau củ truyền thống như rau cải bắp, cải thảo hay khoai tây. Tuy nhiên, nhận thấy có nhiều loại, rau, củ, quả lạ mắt được nhập về Đà Lạt như bí ngồi, súp lơ xanh, súp lơ tím, súp lơ mỡ khiến anh thấy rất tò mò.
Video đang HOT
Anh Khẩn thường xuyên lên vườn kiểm tra quy trình sản xuất rau dù thuê rất nhiều nhân công. Ảnh: Văn Long.
Sau đó anh đã tìm hiểu có một số công ty liên doanh về địa phương để hợp đồng với các hộ sản xuất trồng các loại rau trên. Anh đã về bàn với vợ liên kết với một công ty để sản xuất rau.
Tuy nhiên chỉ được một thời gian, anh nhận thấy người nông dân vẫn bị ép bởi các công ty này. Từ đó, anh đã tìm đến những công ty cung cấp hạt giống rồi mua để về trồng thử nghiệm. Nhận thấy hiệu quả hơn nhiều nên anh đã tách ra khỏi công ty liên kết rồi ra làm ăn riêng.
Những ngày đầu khi trồng được các loại rau, quả lạ mắt kia gia đình đã rất vất vả để tiêu thụ được. Anh Khẩn đã phải tự xuống Chợ Lớn để tìm kiếm khách hàng, nhưng cũng chẳng được bao nhiêu bởi thứ nông sản của anh quá lạ, ít người biết đến nên khó tiêu thụ.
Những người mới đến làm việc tại trang trại sẽ được anh Khẩn hướng dẫn nhiệt. Ảnh: Văn Long.
Không nản lòng anh tiếp tục chào hàng một thời gian dài sau đó, khách hàng dần dần biết đến thương hiệu rau của anh, hợp đồng tiêu thụ rau càng nhiều lên làm cho diện tích đất nhỏ của anh không đủ cung cấp. Sau đó, anh quyết định mở rộng sản xuất, mua thêm 1ha rồi 6ha đất nông nghiệp.
Năm 2012, anh Khẩn đã quyết định thành lập Hợp Tác Xã Tân Tiến với 15 thành viên ban đầu sản xuất các loại rau ăn củ, quả và lá theo tiêu chuẩn VietGap . Lý giải điều này anh Khẩn cho hay: “Khi các hộ dân liên kết với nhau, canh tác theo một mô hình khép kín sẽ giảm được nhiều loại chi phí, đầu ra ổn định hơn và đặc biết là không bị ép giá”.
Toàn bộ nông sản của HTX Tân Tiến được sản xuất theo tiêu chuẩn VietGap. Ảnh: Văn Long.
Đến nay, HTX Tân Tiến đã có 20 thành viên với 30ha đất sản xuất, bên cạnh đó HTX còn liên kết với 80 hộ dân có khoảng 100ha. “Hàng năm, chúng tôi cung cấp khoảng 1.600 tấn rau củ như sà lách, su su, cải bó xôi, atiso, bắp cải, ớt ngọt, các loại cà chua cao cấp ra thị trường là các siêu thị trên cả nước . Với doanh thu khoảng 18 tỷ đồng và lợi nhuận trên 2 tỷ đồng mỗi năm, chúng tôi đã tạo việc làm cho khoảng 40 lao động thường xuyên trên địa bàn”, anh Khẩn – Chủ tịch HĐQT kiêm Giám đốc HTX Tân Tiến cho hay.
Theo Danviet
Cánh đồng rau tỏa hương thơm, nông dân thu nhập cao ở Tân Minh
Nhiều năm nay, xã Tân Minh (huyện Thường Tín) được coi là vùng chuyên trồng các loại rau gia vị lớn nhất TP.Hà Nội. Nhờ sản xuất theo hướng an toàn, việc trồng rau gia vị của người dân tại đây ngày càng phát triển, đem lại thu nhập ổn định cho bà con.
Rau thơm dễ trồng, dễ chăm
Có mặt trên cánh đồng xã Tân Minh, chúng tôi không khỏi choáng ngợp khi đứng trước những vườn rau kinh giới, mùi tàu, húng, tía tô xanh tốt và tỏa hương thơm ngào ngạt. Bà Đàm Thị Dung (thôn Phúc Trại) đang thu hoạch rau ngổ cho biết, rau ngổ là một trong những loại rau dễ trồng, dễ chăm sóc, lại ít sâu bệnh nên hầu như không phải sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, lại nhanh cho thu hoạch (chỉ khoảng 50 ngày).
Mỗi lần trồng nếu chăm sóc tốt, bà con có thể thu hoạch liền trong vòng 6 tháng mới phải trồng lại. Bên cạnh đó, chu kỳ thu hoạch chỉ khoảng 12 - 15 ngày/lứa nên người trồng rau thơm có thể thu quanh năm.
Nông dân xã Tân Minh chăm sóc ruộng rau thơm. Ảnh: KTĐT
"Gia đình tôi trồng 4 sào rau thơm các loại, mỗi tháng thu hoạch đều trong 20 ngày, đem bán cho các thương lái đổ buôn tại chợ đầu mối. Ngày ít cũng được vài trăm ngàn đồng, ngày nhiều có thể thu được tiền triệu nên lúc nào cũng "rủng rỉnh" tiền trong túi " - bà Dung vui vẻ cho biết.
Cách đó không xa, chị Nguyễn Thị Mai cũng ở thôn Phúc Trại đang chăm sóc ruộng rau tía tô. Chị vui vẻ cho biết: "Mùa này không cần chăm sóc nhiều, rau tía tô vẫn lên ầm ầm. Nếu thời tiết ẩm thì 2 ngày mới phải tưới một lần, còn hanh khô thì ngày nào cũng phải tưới. Hiện nay gia đình nào cũng đầu tư giếng khoan và bể lọc ngay cạnh ruộng, một số gia đình còn đầu tư hệ thống tưới nước tự động nên sản xuất nhẹ nhàng lắm. Gia đình tôi có hơn 2 sào trồng rau thơm, thu nhập bình quân gần 50 triệu đồng/năm, cao gấp 5 - 7 lần so với cấy lúa".
Nông dân xã Tân Minh chăm sóc rau trồn theo mô hình VietGAP. Ảnh: I.T
Hiện nay, ngoài các hộ chuyên sản xuất, tại địa bàn xã Tân Minh còn hình thành một đội ngũ chuyên thu gom hàng giao cho các chợ đầu mối. Người dân chỉ cần thu hoạch rau lên đầu bờ là đã có người tới thu mua. Toàn xã hiện có hơn 30 ôtô bán tải và vài trăm chiếc xe máy tham gia vận chuyển rau.
Theo tìm hiểu của phóng viên, toàn xã Tân Minh hiện có hơn 4.000 hộ trồng rau gia vị các loại. Mỗi ngày đều có hàng chục ô tô, xe máy của tư thương đến thu mua và chở rau phân phối ra khắp các chợ đầu mối quanh khu vực Hà Nội.
Chị Vũ Thị Hằng, một hộ trồng rau ở đây cho biết, gia đình chị trồng rau gia vị với diện tích hơn 1 sào, chủ yếu là rau kinh giới, tía tô, thơm Láng... Bình quân mỗi tháng, gia đình chị thu lãi khoảng 3 triệu đồng (khi giá thị trường bình ổn). Riêng dịp cuối năm, bao giờ giá rau cũng cao gấp 2, gấp 3 lần giá ngày thường.
Chị Hằng cho biết, thời gian gần đây, với sự giúp đỡ của HTX Tân Minh, gia đình chị được hướng dẫn trồng rau theo mô hình cộng đồng, nhờ vậy rau thơm cho năng suất cao hơn, giá bán tốt hơn. Đặc biệt các hộ tham gia mô hình đều yên tâm khi rau trồng đúng quy trình, thu hoạch đúng cách, đảm bảo chất lượng cho người tiêu dùng.
"HTX phân công các nhóm trưởng trực tiếp quản lý rau của các hộ trong nhóm. Điều này giúp mỗi hộ có ý thức tự giác trong việc trồng rau an toàn và đảm bảo chất lượng. Nhờ đó, rau gia vị Tân Minh ngày càng có uy tín, thương lái thu mua với giá tốt" - chị Hằng nói.
Tuân thủ nghiêm quy trình VietGAP
Cán bộ HTX Tân Minh hướng dẫn trồng và quản lý rau theo mô hình cộng đồng.
Năm 2017, thực hiện nhiệm vụ của Sở NNPTNT Hà Nội, Chi cục Bảo vệ thực vật Hà Nội đã phối hợp với các địa phương xây dựng 20 mô hình kiểm tra cộng đồng áp dụng hệ thống đảm bảo cùng tham gia (PGS) trong sản xuất và tiêu thụ rau an toàn tại 20 xã, phường, thị trấn thuộc 14 quận, huyện, thị xã, với tổng diện tích 1.138,7ha. HTX Tân Minh là một trong những mô hình phát huy hiệu quả rất tích cực.
Phó Giám đốc HTX Dịch vụ nông nghiệp Tân Minh Nguyễn Mạnh Thắng chia sẻ, rau thơm đang được xem là cây trồng chủ lực của địa phương với thu nhập bình quân 20 triệu đồng/sào/năm. Trung bình mỗi năm, địa phương xuất ra thị trường 50 - 60 tấn rau. Đặc biệt, xã đã có 90ha trồng rau thơm được công nhận là vùng sản xuất rau an toàn.
Để thực hiện sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP, HTX thường xuyên tập huấn và nâng cao ý thức về trồng rau an toàn cho người dân. Bên cạnh đó, HTX đã thành lập 33 tổ giám sát, mỗi tổ có từ 30 - 35 người, chịu trách nhiệm trực tiếp giám sát quá trình sản xuất của bà con. HTX còn liên kết với một số công ty về trực tiếp thu mua hàng, bao tiêu sản phẩm cho bà con nông dân, nhờ đó giảm bớt các khâu trung gian, nâng cao giá trị sản phẩm.
"Địa phương sẽ tiếp tục tuyên truyền, hướng dẫn bà con sản xuất an toàn để ổn định đầu ra cho sản phẩm và xây dựng được thương hiệu rau thơm Tân Minh trên thị trường" - ông Thắng nói.
Theo Danviet
Làm giàu ở nông thôn: Chỉ trồng rau thôi, tôi thu 25 triệu/tháng Với 4 sào đất quanh năm chỉ trồng rau mà gia đình anh Nguyễn Xuân Quang ở tổ 1, ấp Thanh Thịnh, xã Thanh Lương, Thị xã Bình Long (Bình Phước) có nguồn thu bình quân 300 triệu đồng mỗi năm. Tính ra mỗi tháng gia đình anh Quang có thu nhập trên dưới 25 triệu đồng...Một con số doanh thu trồng rau...