Bố mẹ vợ gửi cho 3 con vịt, chồng bĩu môi “lần sau đồ tử tế mới nhận” và lời đáp lại của vợ lại khiến anh ngượng chín mặt
“Nhà có việc, bố mẹ vợ phải gọi điện lên thông báo trước cả tuần lão mới cho vợ con về. Ông bà ngoại thương con nhớ cháu giữ ở lại một hai ngày mà không bao giờ lão đồng ý…”, người vợ kể lại.
Tôn trọng, đối xử công bằng giữa hai bên nội ngoại là một trong những yếu tố quan trọng nhất để có thể giữ gìn không khí gia đình hòa thuận. Đặc biệt với mỗi người phụ nữ, sau khi kết hôn họ không mong mỏi gì hơn là được chồng thấu hiểu, biết chăm sóc nhà vợ giống như họ tận tâm với bố mẹ chồng.
Khi tâm nguyện đó không đạt, họ sẽ thấy hụt hẫng bên chính người đàn ông mình chọn làm chồng giống như cô vợ trong câu chuyện dưới đây. Vì quá bất mãn với chồng vô tâm, cô đã vào mạng xã hội than thở: “ Ngẫm lại mới thấy các cụ nói cấm sai, đẻ con gái trăm đường thiệt. Ví như bố mẹ em đây, từ ngày con gái đi lấy chồng, họ như mất con. Em chẳng báo hiếu đỡ đần gì được, ngược lại chỉ làm ông bà thêm nặng gánh.
Bài chia sẻ đang thu hút sự chú ý của nhiều người
Cũng tại chồng em sống vô tâm với nhà vợ. Trong tư tưởng của lão, phụ nữ lấy chồng là hoàn toàn thuộc về nhà chồng nên sau cưới có mấy khi lão cho em về nhà ngoại đâu. Trừ khi nhà có việc, bố mẹ vợ phải gọi điện lên thông báo trước cả tuần lão mới cho vợ con về. Ông bà ngoại thương con nhớ cháu muốn giữ mẹ con em ở lại chơi thêm 1 hai hôm, chẳng bao giờ lão đồng ý.
Nói chung chồng em sống ích kỷ lắm, nhà ngoại thì lão lạnh nhạt thế. Ngược lại với bên nội, lúc nào lão cũng yêu cầu vợ phải tận tâm, cấm xao nhãng. Không ít lần em góp ý, nặng có nhẹ có mà không ăn thua.
Hôm cuối tuần vừa rồi bố mẹ em gửi đồ quê theo xe lên. Em bận việc không ra bến lấy được mới bảo lão ra nhận. Lúc về, mở thùng xốp thấy bên trong có mấy mớ rau sạch với 3 con vịt cỏ. Vịt ông bà nuôi thóc, không cho ăn tí cám nào nên gầy nhưng được cái sạch, đảm bảo. Không những thế, biết vợ chồng em đi làm suốt, không có thời gian thịt, mẹ em còn làm sẵn đóng hộp. Em chỉ việc rửa lại mang ra chế biến thế nào là tùy.
Ai ngờ chồng em nhìn mấy con vịt rồi cằn nhằn: ‘Lần sau hỏi rõ ông bà gửi gì hãy nhận. Cho đồ tử tế mới lấy, không thì thôi. Mất công đi lại’.
Nghe cách nói chuyện của lão làm em tức điên. Dùng đúng từ là thái độ vô ơn. Ức chế, em cho vịt vào xoong rồi đứng sát mặt chồng bảo: ‘Anh nói xem thế nào là đổ tử tế, đồ không tử tế. Bố mẹ vất vả nuôi được con vịt con gà nào cũng gửi lên cho vợ chồng mình. Có khi ông bà còn chẳng dám ăn, nhường nhịn hết cho con cho cháu.
Người ta vẫn bảo của 1 đồng, công 1 nén. Anh đã không biết trân trọng, không cảm ơn bố mẹ vợ thì thôi còn ăn nói kiểu đó. Nếu bố mẹ nghe thấy những lời này của anh họ sẽ nghĩ gì?’.
Video đang HOT
Ảnh minh họa
Nói xong em mang vịt đi luộc không rằng không nói thêm 1 lời nào nữa. Lão đứng tần ngần 1 lúc chắc cũng nhận ra mình sai nên nhặt mấy mớ rau bố mẹ em gửi lên cho vào tủ lạnh rồi lẳng lặng vào phòng lấy điện thoại gọi về cho ông bà ngoại. 1 là báo tin đã nhận được đồ, 2 là cảm ơn ông bà. Tí tới bữa, vừa ngồi xuống mâm lão gắp thịt vào bát luôn rồi khen ngon rối rít. Em thấy thế liếc xéo, nói mát: ‘ Sao bảo đồ không tử tế mà cũng ăn à?’.
Lão nhìn em cười hề hề coi như làm hòa đấy các chị ạ. Tính lão vậy, không bao giờ biết nói lời xin lỗi”.
Xung quanh cuộc sống hôn nhân có rất nhiều mối quan hệ cần được vợ chồng chăm sóc, vun vén. Trong đó quan trọng nhất là đối xử hai bên nội ngoại phải công bằng như nhau. Đặc biệt, khi lấy chồng phụ nữ thường chịu thiệt nhiều hơn. Điều đầu tiên ai cũng nhìn ra là họ phải rời xa nhà đẻ, tận tâm dốc sức chăm lo cho nhà chồng mà không thể ở bên báo hiếu người trực tiếp sinh ra mình. Thế nên điều họ mong mỏi chính là được chồng thấu hiểu, biết quan tâm, trân trọng gia đình bên ngoại giống như cách họ đối xử với nhà chồng. Nếu các anh làm được như vậy, tin rằng người vợ nào cũng mãn nguyện, sẵn sàng cả đời gắn bó, hi sinh vì chồng.
Hành trình đưa ông bà hơn 70 tuổi du lịch nhiều nơi đáng ngưỡng mộ của chàng trai trẻ
Chuyến du lịch cùng ông bà ngoại đã hơn 70 tuổi tới nhiều địa điểm ở Việt Nam của chàng trai trẻ khiến nhiều người ngưỡng mộ.
Hành trình cùng ông bà đã ngoài 70 tuổi đi được nhiều địa điểm trên dải đất hình chữ S của chàng trai Linh Hải Dương nhận được nhiều thán phục và ngưỡng mộ của cộng đồng mạng. Khi anh chia sẻ câu chuyện của mình trên một diễn đàn lớn về du lịch/phượt đã nhận được nhiều bình luận và yêu thích.
Thông tin với Emdep.vn, Linh cho biết đó là chuyến đi với ông bà ngoại của anh diễn ra từ 2/7 tới 15/7. Chuyến đi bắt đầu với hành trình tới vùng đất địa đầu Tổ quốc Hà Giang và tạm kết thúc ở Đà Lạt vì lo ngại dịch bệnh.
" Bà tôi bị tiểu đường và u tuyến giáp đã chưa nhiều năm. Cuối tháng 6 bà tôi đi khám thì tiểu đường không còn cao, u tuyến giáp giảm không còn to và không phải phẫu thuật nữa nên ông ngoại tôi đề xuất một chuyến đi để đời. Trước chuyến này, tôi đã từng đặt vé cho ông bà đi Đà Nẵng - Huế - Hội An vào tháng 3 vừa qua nhưng ông không đồng ý vì lúc đó sức khỏe của bà chưa thật ổn định", Linh bật mí.
Vốn là một start-up tour nên việc chuẩn bị lịch trình, nơi ăn chốn nghỉ với Linh không quá khó khăn. Linh bảo ông bà chỉ cần chuẩn bị sức khỏe, còn mọi thứ anh sẽ lo được trong tầm tay để đảm bảo chuyến đi an toàn và vui vẻ cho ông bà ngoại của mình. Gia đình anh cũng ủng hộ chuyến đi đặc biệt của ông bà. Phương tiện di chuyển chủ yếu cho hành trình này của chàng trai trẻ và ông bà là ô tô và máy bay.
Linh nhớ lại: " Xuất phát hành trình là đi Hà Giang. Ông bà tôi buổi tuổi đó nôn nao, háo hức không ăn được cơm. Khi đến Tp. Hà Giang thì trời mưa, ông bà lo trắng đêm không ngủ được vì đi Đồng Văn - Mèo Vạc là vùng cao, có mưa sẽ bị sạt lở đường". Nhưng may thay là hành trình Hà Giang diễn ra khá êm xuôi. Đây cũng là nơi mà ông bà anh ấn tượng nhất vì sự hùng vĩ của núi non và sự chân thành, giản dị, dễ mến của con người.
Tiếp đó, chàng trai đưa ông bà ngoại ngao du tới Huế, Đà Nẵng, Nha Trang, Mũi Né, Đà Lạt. Mỗi một điểm đến cả 3 người lại có những cảm xúc và ấn tượng khác nhau. Linh biết ông bà cả đời làm nông vất vả nên chuyến đi này thực sự mãn nguyện. Chàng trai trẻ cũng cảm nhận được sự hạnh phúc tuổi già của ông bà ngoại khi đi đến đâu ông bà cũng quan tâm, chăm sóc lẫn nhau.
Anh kể: " Ông tôi có thói quen uống 1 chén rượu vào bữa cơm. Bà tôi sợ ông không uống rượu lạ được nên mang theo 1 ít từ nhà đi. Còn bà hay bị rối loạn huyết áp, ông tôi lại chuẩn bị cả máy đo huyết áp mang đi cho bà. Dù là đi du lịch nhưng ông bà vẫn giữ thói quen sinh hoạt ở nhà là tối đi ngủ sớm, từ 8h. Sáng dậy lúc 4h30 để nói chuyện phiếm. Một kỉ niệm đáng nhớ trong chuyến đi là trên đường đi ô tô tới Nha Trang ông tôi gặp chút vấn đề về tiêu hóa. Bà thì lo lắng, tìm nơi mua thuốc và cả cháo để chăm sóc ông".
Chuyến đi của Linh và ông bà ngoại phải tạm dừng lại vì dịch bệnh. Tuy nhiên anh cho biết nếu sức khỏe cho phép, có thể sang năm ông bà ngoại của anh sẽ tiếp tục những chuyến ngao du ở đất nước láng giềng Thái Lan. Anh chàng cũng bày tỏ mong muốn sẽ tìm được "một nửa" để đồng hành trong những chuyến đi hạnh phúc như ông bà của mình.
Ảnh: NVCC
10 năm kiên trì thay đổi người chồng vô tâm, người vợ nhận được thành quả trào nước mắt Sau khi bước vào cuộc hôn nhân, nhiều chị em phụ nữ phải thừa nhận rằng chuyện mẹ chồng- nàng dâu không làm họ buồn bã, thất vọng bằng việc sống chung với người chồng ích kỷ, vô tâm. Nhiều chị em phụ nữ thừa nhận rằng sau khi kết hôn, họ phải đối mặt với vô số áp lực đến từ cuộc...