Bố mẹ tự ti vì không đủ kiến thức dạy con học ở nhà
Trường học đóng cửa do dịch bệnh, nhiều phụ huynh trên khắp thế giới trở nên bận rộn hơn với việc lên kế hoạch học tập cho con mình.
Zing.vn trích dịch bài đăng trên Mainichi Shimbun, nói về những khó khăn của phụ huynh khi phải dạy con học ở nhà trong thời gian trường học đóng cửa dài hạn. Nhiều phụ huynh chật vật với việc tìm nguồn kiến thức và các trang web uy tín để hỗ trợ con học bài.
Trong tình hình dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, nhiều trường học trên thế giới đã phải đóng cửa. Với những trường không tổ chức dạy học trực tuyến cho học sinh, phụ huynh sẽ phải trở thành “giáo viên tạm thời” trong một khoảng thời gian dài.
Tuần trước, Roxanne Ojeda-Valentin phải đến trường để mang tất cả sách vở, dụng cụ học tập của hai con về nhà. Con trai lớn của cô đang học lớp 6 tại một trường trung học ở thành phố New York, Mỹ.
Như hàng triệu phụ huynh khác trên thế giới, sau khi trường học tạm đóng cửa, Roxanne bất đắc dĩ trở thành “gia sư” cho con mình.
Là một người mẹ đơn thân, Roxanne phải làm việc cật lực để nuôi nấng 2 đứa trẻ. Điều này khiến cô cảm thấy nặng nề vì vừa phải làm việc của công ty, vừa phải nghiên cứu kiến thức, lên kế hoạch học tập và đảm đương việc nhà.
“Đó là cả một vấn đề với tôi”, Ojeda-Valentin nói.
Nhiều phụ huynh thấy khó khăn trong việc dạy con học bài. Ảnh: AP.
Áp lực từ việc lên kế hoạch học tập cho con
Mặc dù, một số trường học có cung cấp những hướng dẫn tự dạy học ở nhà, song nhiều bậc cha mẹ vẫn cảm thấy gánh nặng với việc giúp con học bài. Những phụ huynh khác đã tự tìm các trang web về giáo dục, tài liệu học tập cho con cái.
Tuy nhiên, vấn đề này cũng là một thách thức lớn đối với những phụ huynh ít sử dụng thiết bị công nghệ và Internet. Nhiều người tự ti với kiến thức của họ không đủ để truyền đạt cho con mình.
“Không biết khi nào tôi mới làm việc xong. Tôi còn có công việc riêng để làm, chồng tôi cũng vậy. Cả hai chúng tôi đều không thể nghỉ cả ngày để cùng với con làm bài tập toán hoặc thí nghiệm khoa học”, một phụ huynh bày tỏ.
Video đang HOT
Theo thống kê của Education Week, hơn 118.000 trường công lập và tư thục đã đóng cửa trên khắp nước Mỹ, ảnh hưởng đến gần 53 triệu học sinh. Dù thông báo là đóng cửa ngắn hạn nhưng với sự bùng phát virus như hiện nay, nhiều cha mẹ lo ngại học kỳ tiếp theo của năm học sẽ bị trì hoãn lâu hơn nữa.
Tuy được nghỉ làm ở nhà, nhiều cha mẹ vẫn phải điều hành công việc qua trực tuyến, thêm việc phải dạy học cho con cái khiến họ bận rộn hơn lúc bình thường. Ảnh: Getty.
Chủ động tìm tài liệu dạy học
Trong khi chờ trường xây dựng chương trình dạy học trực tuyến, nhiều phụ huynh đã chủ động tìm kiếm nguồn tài liệu từ người thân, bạn bè, lập kế hoạch học tập cho con mình.
Do bận rộn với với công việc ở công ty dịch vụ, Katie Arnold (đến từ thành phố Portland, bang Oregon) phải đưa con trai 7 tuổi cùng đi làm để tiện trông nom. Nhờ quen biết với một số bạn bè là giáo viên, cô đã liên lạc với họ để nhờ gửi bài tập cho con mình.
Bang Oregon đã đóng cửa các trường học cho đến ngày 28/4. Một số trường học, khu học xá đã đăng tải các hoạt động tùy chọn lên mạng để học sinh theo dõi. Tuy nhiên, những hoạt động này không thể thay thế chương trình giảng dạy thông thường.
“Tôi có một người bạn là giáo viên, vì vậy tôi đã nhờ anh ấy gửi bài tập cho con mình để giúp thằng bé bận rộn hơn”, Katie kể.
Ngoài ra, Katie còn hướng dẫn cậu bé sử dụng trang web giáo dục dành cho trẻ em như ABC Mouse để con đỡ chán khi nghỉ ở nhà. Cô cũng cùng với nhiều phụ huynh khác lên sẵn kế hoạch học tập cho con nếu trường học bị đóng cửa lâu hơn dự kiến.
Nhiều phụ huynh khác cũng tìm kiếm những người có kinh nghiệm học tại nhà để xin lời khuyên. Họ phân vân với việc liệu có nên thực hiện kế hoạch nghiêm khắc với con mình hay không và phải tìm nơi giúp đỡ việc học cho bọn trẻ ở đâu.
Renee Collins – giáo viên toán tại Washington – không chỉ phải dạy cho con mình mà còn phải nhận giữ hai đứa trẻ của bạn và một học sinh lớp 2 của nhà hàng xóm.
“Chúng tôi sắp xếp dạy cho bọn trẻ 3 buổi 1 tuần và những ngày khác tôi sẽ kèm riêng cho con mình. Tôi nghĩ như vậy là ổn cho tình hình này”, Renee chia sẻ.
Trong bối cảnh đó, Allen Weston – Giám đốc điều hành Hiệp hội Giáo dục Tại gia Mỹ (NHSA – National Home School Association) – cho biết trang web của hiệp hội sẽ giảm phí thành viên từ 39 USD xuống còn 10 USD để phụ huynh có thể truy cập vào các bài hướng dẫn học tập và tài liệu giảng dạy.
“Đừng đặt áp lực lên việc này, quan trọng là hãy kiên nhẫn với con cái. Đây là cơ hội các phụ huynh nên tận dụng để giúp con mình tìm thấy niềm vui trong học tập”, Allen Weston nói.
6 hành động của cha mẹ tưởng bình thường nhưng hóa ra lại "giết chết" sự tự tin của con, hãy kiểm tra ngay!
Đôi khi những hành động cha mẹ vẫn hay làm lại khiến trẻ trở nên tự ti, mặc cảm về bản thân. Phụ huynh hãy kiểm tra ngay liệu mình có mắc sai lầm không nhé!
1. Thường xuyên la mắng con
Theo một nghiên cứu của Đại học Pittsburgh được thực hiện vào năm 2013, mắng nhiếc, chửi rủa hay dùng lời sỉ nhục có thể gây hại cho sự phát triển và thành công của trẻ con khi chúng lớn lên. Theo đó, các chuyên gia phát hiện việc mắng nhiếc cũng gây ảnh hưởng tiêu cực chẳng kém so với phạt con bằng đòn roi. Trẻ hoàn toàn có thể xuất hiện các triệu chứng trầm cảm và vấn đề về hành vi.
"Đây thực sự là một bài toán khó cho bố mẹ. Trẻ có hành vi không tốt khiến phụ huynh phải thốt ra những lời mắng nhiếc song cách phạt này lại có thể đẩy những đứa con tuổi vị thành niên của họ đến những vấn đề hành vi tương tự", tác giả nghiên cứu chia sẻ.
Việc mắng nhiếc, chửi rủa gây ảnh hưởng tiêu cực tới tâm lý trẻ nhỏ. (Ảnh minh họa)
2. Bao bọc con quá mức
Bao bọc con, bảo vệ con trong vòng tay của mình là cách thể hiện tình yêu của nhiều bậc cha mẹ. Nhưng sự bao bọc thái quá vô tình sẽ ngăn cản con khám phá những điều mới lạ, những trải nghiệm thú vị. Dần dần, trẻ sẽ không có tự tin để đối mặt với thử thách, chướng ngại hay vấp ngã cuộc đời.
Cha mẹ chỉ nên coi mình là người dẫn đường thông thái chứ không phải người vệ sĩ. Hãy để con được sống, được thỏa sức tiếp cận với thế giới xung quanh.
3. Kỳ vọng quá lớn
Sự kỳ vọng của cha mẹ với con cái giống như một con dao hai lưỡi. Nếu có chừng mực, đó sẽ là nguồn động lực để con cố gắng. Ngược lại, kỳ vọng quá mức sẽ khiến con trẻ sẽ không còn muốn nỗ lực nữa vì chúng tin rằng mình chẳng bao giờ làm được.
Vì vậy, việc cha mẹ nên làm là đặt ra cho con những mục tiêu cụ thể và rõ ràng trong từng giai đoạn thay vì mong đợi vào những thứ xa vời. Chẳng hạn như việc bạn muốn con giành học bổng đi du học. Vậy thì đầu tiên, hãy giúp con đặt mục tiêu ngắn hạn, ví dụ như tham gia các hoạt động ngoại khóa, đạt điểm số tốt, điểm thi Ielts cao...
4. Không để con mắc sai lầm
Không một cha mẹ nào muốn thấy con thất bại hay bị từ chối. Thường thì khi điều này xảy ra, các bậc phụ huynh sẽ ngay lập tức tới "giải vây" trước khi con "ngã đau".
Tuy nhiên mỗi một sai lầm con mắc phải chính là một lần tôi luyện ý chí, xây dựng tính cách mạnh mẽ, không ngại khó mà con cần phải có trong tương lai. Dù con có trả lời sai vài câu trong bài kiểm tra Toán hay chơi chưa tốt trong một trận bóng thì đó cũng là một bài học đáng nhớ cho con. Không ai hoàn hảo, không ai không phạm sai lầm, quan trọng là thái độ sau khi vấp ngã. Vậy nên, cha mẹ đừng ngăn cản con mắc lỗi trừ khi bạn không muốn con thực sự trưởng thành và biết đứng lên sau thất bại.
5. So sánh
Có một thời câu nói "con nhà người ta" như câu cửa miệng của người Việt Nam mỗi khi so sánh. Điều này bắt nguồn từ thực tế phổ biến trong nhiều gia đình, cha mẹ thường nghĩ rằng việc so sánh con với người nào đó có thành tích tốt sẽ giúp con nỗ lực và cố gắng hơn.
Nhưng sự thật hoàn toàn ngược lại. Bởi điều này sẽ khiến đứa trẻ bị tổn thương, khiến chúng luôn cảm thấy buồn phiền, chán nản vì không đáp ứng được những mong muốn của bố mẹ. Cứ thế, chúng càng ngày càng mặc cảm về bản thân và để sự mặc cảm ấy lấn chiếm toàn bộ tâm trí.
Do đó, thay vì nhìn vào điểm yếu của con để so sánh với điểm mạnh của người khác, cha mẹ cần tập trung vào những điểm tích cực của con và giúp con phát triển nó. Hãy nhớ rằng bất cứ một cá nhân nào cũng đều có khả năng riêng, thế mạnh riêng.
Việc so sánh những đứa trẻ với nhau thực chất không khiến trẻ cố gắng hơn mà khiến chúng tự ti, chán ghét. (Ảnh minh họa)
6. Trừng phạt thay vì kỷ luật
Khi phạm phải sai lầm nghiêm trọng, trẻ cần chịu một hình thức kỷ luật nào đó. Tuy nhiên, trừng phạt và kỷ luật là hai điều khác nhau. Cha mẹ có thể khiến con trẻ cảm thấy chúng là người tồi tệ khi bị trừng phạt trong khi thực tế, sai lầm của trẻ chỉ nên bị kỷ luật mà thôi.
Hiểu một cách đơn giản, kỷ luật giúp trẻ nhìn nhận được lỗi sai của mình và có thể đưa ra những lựa chọn thông minh, đúng đắn hơn trong tương lai, còn trừng phạt sẽ khiến trẻ nghĩ chúng không thể làm điều gì tốt đẹp hơn.
Tiểu Bảo
Tôi xin cảm ơn quý thầy cô đã "đì" con tôi! Kinh nghiệm của tôi là không bắt con đi học thêm, để cháu tự học ở nhà; chỉ có tự học mới khắc sâu kiến thức, trở nên học sinh giỏi được. Cuộc họp phụ huynh học kỳ 1 đã kết thúc hơn một tuần nay, thế nhưng từ góc chợ cho đến quán cóc trong xã vẫn râm ran câu nói "bất...