Bố mẹ nuôi con nhỏ phải “nằm lòng” những loại bệnh trẻ em thường mắc phải dưới đây
Sau đây là danh sách kèm theo hình ảnh của một số loại bệnh trẻ em thường mắc phải mà bố mẹ nào cũng cần phải biết để bảo vệ con tốt hơn.
Dù vắc-xin đã góp phần giúp cho một số căn bệnh trẻ em trở nên hiếm gặp hơn thì vẫn có một số bệnh gây nguy hại cho sức khỏe của trẻ nhỏ, từ những bệnh phổ biến như viêm phế quản đến bệnh bí ẩn như Kawasaki. Sau đây sẽ là những loại bệnh trẻ em mà bố mẹ nên nắm rõ trong lòng bàn tay để bảo vệ sức khỏe cho con:
1. RSV
RSV là viết tắt của virus hợp bào hô hấp, là nguyên nhân hàng đầu gây viêm phế quản và viêm phổi trẻ sơ sinh. Nhiễm trùng bắt đầu với các triệu chứng giống cúm, bao gồm sốt, chảy nước mũi và ho. Có tới 40% trẻ nhỏ bị nhiễm RSV lần đầu tiên sẽ có dấu hiệu khó thở và 2% sẽ phải nhập viện. RSV có xu hướng nhẹ hơn ở trẻ lớn hơn và người lớn.
Trẻ nhỏ dễ bị nhiễm trùng tai vì vòi nhĩ của chúng nhỏ. Các vòi nhĩ này kết nối tai với cổ họng và chúng có thể bị tắc nghẽn khi cảm cúm gây viêm. Sự tắc nghẽn này đẩy chất lỏng vào bên trong tai giữa, phía sau màng nhĩ, tạo điều kiện cho vi trùng sinh sản. Các triệu chứng bao gồm sốt, tắc nghẽn và đau tai. Nhiều trường hợp nhiễm trùng do virus thì sẽ tự biến mất. Tiêm phòng có thể giúp ngăn ngừa nhiễm trùng từ một số vi khuẩn gây ra nhiễm trùng tai ở trẻ.
Sự tích tụ chất lỏng ở tai giữa (có thể gây đau hoặc không đau) được gọi là viêm tai giữa với hiện tượng tràn chất dịch hoặc OME (dạng viêm tai kín đáo gần như không có triệu chứng). Nó thường xảy ra sau khi bị nhiễm trùng tai cấp tính hoặc nhiễm trùng đường hô hấp trên. Chất lỏng thường tự biến mất trong vòng vài tuần. Tuy nhiên, nếu nó vẫn còn hoặc dày và giống như keo (keo tai), nó có thể ảnh hưởng đến thính giác của trẻ.
Dấu hiệu rõ rệt nhất của bệnh viêm thanh khí phế quản là ho khan. Nguyên nhân ho là do viêm đường hô hấp trên, thường là do virus. Nếu bị khó thở nặng, điều trị tại bệnh viện có thể là cần thiết. Tuy nhiên, hầu hết trẻ em sẽ khỏe hơn trong khoảng một tuần. Bệnh này thường gặp ở trẻ dưới 5 tuổi.
Video đang HOT
5. Bệnh tay chân miệng
Bệnh tay chân miệng gây ra sốt cùng với các vết loang ở miệng, lòng bàn tay, mông và lòng bàn chân. Tại Hoa Kỳ, nó thường do virus Coxsackie A16 gây ra. Virus này có xu hướng lây lan ở trẻ em trong mùa hè và đầu mùa thu. Hầu hết các trường hợp đều không nghiêm trọng và kéo dài 1 tuần đến 10 ngày.
6. Đau mắt đỏ
Chảy nước mắt, đỏ, ngứa, và lông mi co giật là tất cả các dấu hiệu của viêm kết mạc hay thường được gọi là đau mắt đỏ. Thường bị gây ra bởi cùng một loại virus như bệnh cảm thông thường, đau mắt đỏ lan nhanh trong các trường học và các nhà trẻ. Nên tham khảo ý kiến bác sĩ nhi khoa để xác định liệu con bạn có cần điều trị hay không. Hầu hết các trường hợp sẽ khỏi trong 4-7 ngày.
7. Bệnh thứ năm hay ban đỏ nhiễm khuẩn
Thường được gọi là bệnh “má bị tát”, bệnh thứ năm gây phát ban đỏ trên khuôn mặt của trẻ. Phát ban cũng có thể xuất hiện trên thân người, cánh tay hoặc chân. Thủ phạm là virus Parvo B19 của người, một loại virus có thể gây ra các triệu chứng như cảm cúm nhẹ trước khi phát ban. Một khi phát ban xuất hiện, đứa trẻ thường sẽ không gây lây nhiễm nữa. Có đến 20% trẻ em bị bệnh này khi đã lên 5 tuổi và đến 60% đã bị trước tuổi 19. Phát ban thường biến mất trong 7 đến 10 ngày.
8. Virus Rota
Trước khi có một loại vắc-xin có hiệu quả, virus Rota là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong do tiêu chảy ở trẻ nhỏ. Các triệu chứng chính là ói mửa và tiêu chảy nước, có thể làm cho trẻ sơ sinh bị mất nước rất nhanh. Hiện nay đã có hai vắc-xin cho trẻ sơ sinh và nhờ đó các nghiên cứu đã cho thấy một sự sụt giảm mạnh mẽ về số ca bệnh mới.
Bệnh Kawasaki là một chứng bệnh hiếm và bí ẩn gây tử vong cho trẻ em dưới 5 tuổi. Các triệu chứng bao gồm sốt cao và kéo dài (kéo dài hơn 5 ngày), phát ban vẩy nến, sưng tấy đỏ, vết đỏ trên bàn tay và bàn chân, mắt đỏ, môi đỏ và nứt nẻ. Nếu không điều trị, bệnh có thể làm tổn thương tim và có thể gây tử vong. Các bác sĩ vẫn chưa khám phá ra nguyên nhân gây bệnh Kawasaki.
10. Thủy đậu
Bệnh thủy đậu hiện nay đã có thể ngăn ngừa được bằng vắc-xin Varicella nhưng vẫn là một căn bệnh khá nguy hiểm. Nó có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm ở trẻ sơ sinh, người lớn, và phụ nữ có thai. Trước khi có vắc-xin, thủy đậu đã khiến 11.000 người Mỹ phải nhập viện mỗi năm.
11. Sởi
Nếu con của bạn được tiêm vắc-xin đầy đủ, có lẽ bạn không phải lo lắng về bệnh sởi. Bệnh này bắt đầu với sốt, chảy nước mũi và ho. Khi các triệu chứng này nhẹ dần thì sẽ xuất hiện phát ban toàn thân. Hầu hết trẻ sẽ khỏe lại trong vòng hai tuần, nhưng một số sẽ bị viêm phổi hoặc các vấn đề khác.
12. Quai bị
Quai bị là một chứng bệnh trẻ em rất phổ biến trước khi có vắc-xin. Nó thường không có triệu chứng, nhưng nếu có dấu hiệu thì có thể là các cục sưng giữa tai và hàm. Mặc dù có tỷ lệ tiêm chủng cao nhưng các đợt bùng phát gần đây đã gây nhiễm cho hàng ngàn người ở Hoa Kỳ. Những người chưa được tiêm chủng ngừa có nguy cơ bị quai bị cao gấp 9 lần.
Nguồn: Webmd
Đâu chỉ gãi là hết ngứa!
Ngứa có thể là triệu chứng của rất nhiều bệnh và bạn không nên coi thường những cơn ngứa "cứng đầu", dai dẳng
Đi khám tại Bệnh viện (BV) Da liễu (TP HCM), chị N.T.M (30 tuổi, ngụ quận 2, TP HCM) than rằng không ngờ có ngày mình phải khổ sở vì một vết ngứa tưởng chừng vô hại đến vậy. Cách đây nửa năm, chị bị nổi một nốt nhỏ bên mạn sườn, gây ngứa. Tưởng con gì đốt, chị bôi dầu nhưng không hết. Sau đó, chị bắt đầu thử các loại thuốc chống ngứa nhưng tình trạng ngày càng nặng.
Bi hài chuyện tự chữa
"Ban đầu tôi mua một tuýp kem da liễu thông dụng, bôi lên thấy đỡ nhưng sau đó lại tái phát. Tôi bôi nhiều lần nữa, đổi vài loại thuốc nhưng cứ ngưng bôi là lại nổi mẩn. Từ một vết ban đầu nay lan ra cả vùng lớn" - chị kể. Chị được chẩn đoán viêm da thể tạng, cộng thêm chứng "da nghiện corticoid" nên bệnh tái phát nhiều lần.
Cũng mệt mỏi vì ngứa, chị N.T bị bác sĩ (BS) trách vì vội dùng thuốc xanh methylen sát trùng da cho con khi bé than ngứa. "Thuốc này lần trước tôi bị thủy đậu có dùng, thấy hiệu quả, nay thấy con gãi, tưởng bị giống vậy, ai ngờ cháu bị nổi mề đay do dị ứng thức ăn" - người mẹ 29 tuổi than thở.
Rất may là sau đó thấy bé mệt nhiều, chị đưa con đi khám. BS khuyên lần sau đừng vội dùng thuốc này, bởi lẽ màu xanh tím của nó có thể che đi các triệu chứng của phát ban do sởi, tay chân miệng... làm cản trở việc chẩn đoán đúng bệnh của bé.
Triệu chứng của nhiều bệnh
Theo BS chuyên khoa II Nguyễn Minh Tiến, Phó Giám đốc BV Nhi Đồng Thành phố (TP HCM), ngứa có thể là triệu chứng của rất nhiều vấn đề sức khỏe khác nhau và việc tự xử lý khi chưa rõ nó là gì có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ, kể cả người lớn. Ở trẻ em, ngứa có thể là biểu hiện của bệnh về da, rôm sảy, nổi mề đay do dị ứng, ngứa do phát ban trong các bệnh nhiễm...Ngứa cũng là triệu chứng phổ biến trong vô số bệnh da liễu ở cả người lớn lẫn trẻ em. Trong một nghiên cứu được trình bày tại một hội nghị gần đây của BS chuyên khoa II Phạm Đăng Trọng Tường (BV Da liễu TP HCM), ông nói rõ: Ngứa là cảm giác của da và niêm mạc mà không hiện diện ở cơ quan nội tạng, có thể biểu hiện ở dạng cấp tính (dưới 6 tuần) hoặc mạn tính (trên 6 tuần).
Theo một thống kê da liễu của Đức dựa trên 11.730 người, tỉ lệ mắc triệu chứng ngứa gia tăng theo độ tuổi, từ 12,3% ở độ tuổi 16-30, lên đến 20,3% ở tuổi 61-70. "Ngứa là triệu chứng thường gặp ở hầu hết bệnh nhân viêm da thể tạng, vảy nến (70%-90%); một số bệnh hệ thống cũng gây ngứa như xơ gan tắc mật nguyên phát (80%-100%), bệnh thận mạn tính (40%-70%), bệnh Hodgkin (hơn 30%)..." - BS Phạm Đăng Trọng Tường cho biết.
Nếu tình trạng ngứa da kéo dài, gây khó chịu nhiều, không rõ nguyên nhân, kèm phát ban, mề đay..., người bệnh nên đến bác sĩ, không nên tự ý bôi thuốc. Ảnh: HOÀNG TRIỀU
Không nên xem thường
BS Tường lưu ý rằng mọi trường hợp bệnh nhân mắc phải cơn ngứa dai dẳng, xử trí bằng các biện pháp thông thường không hết thì phải đến BS để được khám, chẩn đoán và điều trị đúng phương pháp. Tuyệt đối không tự ý bôi những thứ thuốc mình không rõ tác dụng lên vùng bị ngứa. Ngứa còn có thể là biểu hiện của các bệnh nội khoa, muốn hết ngứa, bệnh nhân cần trị đúng các bệnh này chứ không đơn giản là giải quyết cảm giác ngứa trên da.
BS Nguyễn Minh Tiến khuyến nghị trong mùa bệnh trẻ em, phụ huynh càng cần chú ý hơn nếu thấy con mình bị ngứa, hay gãi. Mọi loại phát ban gây ngứa đều cần được thăm khám bởi BS. Khi đang trị bệnh, lưu ý cắt móng tay cho trẻ, đừng để trẻ gãi làm tổn thương da. Ngứa do nổi mề đay trong dị ứng thức ăn cũng cần lưu ý: Nếu nổi một ít trên tay, chân thì còn nhẹ nhưng nếu nổi trên mặt, ví dụ như làm sưng mắt, vùng quanh miệng..., thì phải lập tức đưa trẻ vào BV ngay.
8-15% ngứa mạn tính không rõ nguyên nhân
BS chuyên khoa II Phạm Đăng Trọng Tường thông tin có thể chia nguyên nhân ngứa thành các nhóm lớn như sau: ngứa do bệnh da (viêm da, nhiễm trùng da, ngứa da khi mang thai, bệnh da ác tính...); ngứa do bệnh hệ thống (bệnh nội khoa, nhiễm trùng, huyết học, do uống thuốc...); ngứa do bệnh thần kinh; ngứa do bệnh tâm thần (ảo giác, trầm cảm, rối loạn lo âu, tâm thần phân liệt...); ngứa do bệnh phối hợp; ngứa không rõ nguyên nhân. Trong đó ngứa mạn tính không rõ nguyên nhân chiếm đến 8%-15% các trường hợp ngứa mạn tính.
Anh Thư
Theo Người lao động
Hút thuốc lá thụ động nguy hiểm như thế nào? Hút thuốc lá thụ động là sự hít phải hỗn hợp khói bao gồm khói thuốc từ việc đốt thuốc lá và khói thuốc nhả ra từ người hút thuốc. Người không hút thuốc có thể hít phải những loại khói thuốc này, do đó bị phơi nhiễm với những chất hóa học tương tự như trực tiếp hút thuốc như nicotine, carbon...