“Bố mẹ mày không biết dạy con nên mày hỗn láo…” – Câu nói của mẹ chồng có sức sát thương con dâu nhất
Trong cuộc sống, đôi khi những lời nói vô tình hoặc cố ý của mẹ chồng khiến con dâu bị tổn thương ghê gớm, nó được ví như là “xát muối” vào lòng và rất khó khăn sau đó để cải thiện lại mối quan hệ một khi lời nói như bát nước đổ đi không bao giờ lấy lại được.
Hầu hết các cô con dâu khi bước chân về nhà chồng đều mong muốn làm những gì tốt nhất để chăm sóc cho gia đình mình. Tuy nhiên thực tế cho thấy, mâu thuẫn mẹ chồng – nàng dâu không tránh khỏi.
Nhiều cô con dâu chia sẻ, họ rất dị ứng và bị tổn thương sâu sắc bởi những câu nói “xóc óc” của mẹ chồng. Chỉ vì một câu nói gây tổn thương mà sau này, trong suốt quá trình làm dâu, họ không thể gần được với mẹ chồng nữa.
“Bố mẹ mày không biết dạy con/ chỉ là đồ nhà quê, “đầu đường xó chợ”….”
Trong cơn nóng giận với con dâu, một số bà mẹ chồng không kìm nén được đã buông lời xúc phạm thông gia: “Bố mẹ mày không biết dạy con nên mày hỗn láo…” khiến nhiều nàng dâu “tức ứa máu”, cảm thấy tổn thương sâu sắc, thậm chí muốn “rũ áo” về nhà mẹ đẻ luôn.
Theo nhiều chị em, nếu con dâu sai thì mẹ chồng được phép “dạy bảo” con dâu nhưng tuyệt đối không được động chạm, chửi bới cả thông gia của mình. Bởi rõ ràng, thông gia không là người có lỗi. Con dâu đã về nhà chồng làm dâu thì coi như con cái trong nhà. Nhà chồng, bố mẹ chồng phải có trách nhiệm dạy bảo họ.
Một cảnh trong bộ phim “Sống chung với mẹ chồng”. Ảnh minh họa
“Cố mà đẻ lấy thằng con trai nhé, chứ không có con trai là chồng con phải ra ngoài kiếm đấy”
Nhiều bà mẹ chồng có tâm lý “trọng nam khinh nữ” nên con dâu mới chân ướt chân ráo về nhà chồng đã nói trước: “Cố mà đẻ lấy thằng con trai nhé, chứ không có con trai là chồng con phải ra ngoài kiếm đấy” khiến nhiều chị em choáng váng và bị áp lực.
“Mẹ không có con dâu này thì có con dâu khác”
Khi nóng giận, xung đột với con dâu, một số bà mẹ chồng không kiểm soát được cảm xúc và buột miệng. Họ sẵn sàng nói những điều khó nghe với vợ của con trai mình, trong đó có câu “Mẹ/tao không có con dâu này thì có con dâu khác” hay câu tương tự “Con không phục vụ được chồng thì sẽ có người khác phục vụ chồng thay con”…
Điều đó sẽ khiến cô con dâu không những bị tổn thương mà còn vô cùng tức giận, cảm thấy bị xúc phạm vì bị mẹ chồng xem thường, khiêu khích họ trong cuộc sống.
“Cái ngữ đàn bà quanh quẩn ở nhà chỉ có hút máu chồng mà ăn!”
Video đang HOT
Người mẹ chồng khi thấy con dâu mình ở nhà nội trợ, con trai đi làm thì thường nghĩ rằng “con dâu mình sao sướng thế. Chả bù cho con trai mình phải vất vả ê lưng ra kiếm tiền”. Tuy nhiên dù tức con dâu đến mấy mà mẹ chồng nói “cái ngữ đàn bà quanh quẩn ở nhà chỉ có hút máu chồng mà ăn!” thì cũng là rất cay nghiệt, khiến con dâu không bao giờ có thể quên được.
“Chồng mày trước toàn yêu đứa đẹp, mày là đứa xấu nhất”
Có một số cô con dâu đau khổ không phải là thiếu thốn vật chất hay bị mẹ chồng xét nét bắt bẻ mà là vì mẹ chồng luôn so sánh họ với những người yêu cũ của chồng. Điều này khiến con dâu bị ức chế và cảm thấy bị xúc phạm.
“Thời của mẹ khổ vậy mà mẹ vẫn nuôi dạy con tốt, lo được thế kia…”
Nhiều cô con dâu chia sẻ, họ rất dị ứng với câu nói này của mẹ chồng. Và không chỉ một lần mà họ còn nghe rất nhiều lần trong quá trình làm dâu. Sự so sánh này là khập khiễng bởi mọi thứ luôn thay đổi theo thời gian.
So sánh thời đại, kỹ năng và nhận thức của từng người để đánh giá họ là một điều sai lệch. Nó có thể khiến cô con dâu cảm thấy “ghét” mẹ chồng vô cùng. Vì vậy, để cuộc sống gia đình yên ấm, các bà mẹ chồng đừng bao giờ nói với con dâu câu nói này.
“Giống ngoại hết, chả giống nội tí nào”
Câu nhận xét về ngoại hình của bé tưởng chừng đơn giản nhưng sức “tàn phá” của nó thì khủng khiếp vô cùng. Dẫu có đúng sự thật thì vẫn khiến con dâu cảm thấy tủi thân. Chẳng người phụ nữ nào thích mẹ chồng nhận xét về con của mình như thế cả.
Ảnh chỉ mang tính minh họa
“Cháu bà gầy quá, mẹ cháu không cho ăn uống đầy đủ sao?/ Cháu yêu bà nhất, không cần mẹ đâu, chỉ cần ti”
Nhận xét này thường xảy ra khi bà nội đến nhà chơi, ở với cháu, thường không phải mục đích hỏi trẻ mà là gián tiếp nói với con dâu.
Thực tế cho thấy, người mẹ nào cũng yêu con và muốn dành cho con mình những điều tốt đẹp, muốn con béo khỏe, thông minh. Việc nuôi dưỡng, chăm sóc con cái là thuộc về bố mẹ đứa trẻ, ông bà chỉ đóng vai trò hỗ trợ, giúp đỡ. Vì vậy, việc mẹ chồng quan tâm thái quá, can thiệp sâu vào cách nuôi dạy con của con dâu là một điều rất không nên.
“Tại sao con lại làm thế?/ Con có biết làm thế thì hậu quả như thế nào không?”
Đây là câu nói thường gặp của các mẹ chồng với con dâu và không một cô con dâu nào thích nghe câu nói này cả.
Hầu hết các cô con dâu khi bước chân về nhà chồng đều mong muốn làm những gì tốt nhất để chăm sóc cho gia đình mình. Vì thế câu hỏi kiểu này của mẹ chồng sẽ mang lại cảm giác bị xét nét, không được tôn trọng.
Thay vào đó, mẹ chồng nên trực tiếp góp ý với con dâu, trao đổi về mọi nề nếp gia đình trước giờ vốn có để con dâu hòa nhập và yêu thương, gắn bó với gia đình chồng hơn.
Theo Báo gia đình
Mẹ chồng vô lý
Ngày nào rèm cửa nhà chồng màu hoa cà mát dịu, Vy về là thay ngay màu vàng đồng chói lòa.
Vy ném "ầm" vali lên giường tôi rồi bật người ra thở dốc:
- Cho em ở đây thời gian hơi dài nha!
- Sao vậy? Lại không trùng khớp ý với mẹ chồng à?
- Trời ơi! Bà già đó vô lý không chịu được! Bỏ đi là ít đó, em sợ ở gần sẽ lớn tiếng mất!
- Tân không nói gì à?
- Ông chồng em hả? Im như hến luôn mới tức! Bởi vậy em đi cho bõ ghét!
Tôi hít sâu mấy lần mới bảo với Vy, "thật ra bỏ nhà ra đi như vầy là dại lắm. Vì "người ta" đã tốn trầu cau rước mình về kia mà. Có đi cũng đi cũng đi cho đường đường chính chính chứ dại gì chỉ có chiếc va li". Vy ngồi dậy chồng cằm, "em cũng không biết làm sao nữa. Vợ chồng mới cưới sáu tháng mà em phải bỏ nhà đi ba lần. Về thì ngột ngạt như nhà tù".
Vy trẻ trung chỉ thích gam màu tươi mới. Ảnh minh họa
Rồi Vy huyên thuyên kể sự "ngột ngạt" của mình bởi mẹ chồng không "nhìn cùng một hướng". Ngày nào rèm cửa nhà chồng màu hoa cà mát dịu, Vy về là thay ngay màu vàng đồng chói lòa. Bộ sa lông hợp tông màu tím cà với bộ rèm cửa có hơi bong tróc chút đỉnh cũng bị Vy kêu xe hốt rác tới bỏ. Thay vào đó là bộ màu xanh lá mạ nhức mắt.
Mẹ chồng đi đám cưới ở quê ba ngày, về... suýt bật ngửa vì tưởng lạc nhà. Mẹ chồng bảo Vy sao hông hỏi ý bà. Ấy là chưa kể phí một khoảng tiền không nhỏ, tiền đó để dành mua vàng có phải tốt hơn không. Vy bảo mẹ chồng "cổ lổ sỉ", bộ rèm màu tím kia chục năm qua mà vẫn xài. Rồi hỏi lại rằng mẹ có thấy nàng dâu nhà ai mà thiệt lòng tốt tính như con không? Chuyện nhà chồng mà cứ lo lắng như nhà mình? Mẹ chồng bảo, tốt tính thì quý lắm, nhưng phải thích hợp không gian thời gian. Ba mẹ già cả, màu nhạt thấy nhẹ lòng, khỏe mắt. Còn hai màu vàng - xanh kia vừa thấy đã nhức đầu.
Thế là Vy dấm dẳng nói mẹ chồng vô lý, chả thương con dâu thì thôi. Còn chê nọ chê khi. Kể lể chán thì khóc với chồng, than thở mình lo lắng mà mẹ chồng còn chê. Cuối cùng, Tân phải đấu dịu, thôi thì cứ treo rèm cũ lên cho mẹ, rèm mới để nhà khi có đám tiệc hãy treo. Xong anh quay qua năn nỉ mẹ, rằng bộ sa lông cũ lỡ bỏ rồi, mẹ "dùng đỡ" bộ mới giùm tụi con. Nếu nhức mắt, vợ con sẽ nhờ thợ may thay màu vải nhạt trùm lên sa lông vậy.
Chuyện vừa êm êm thì "đùng một cái" mẹ chồng té phải nằm viện. Chồng công tác xa nhà, cha chồng chăm mẹ và bác sĩ tiên lượng bà sẽ phải nằm một thời gian dài thì Vy đã nhanh nhảu kêu thợ tới làm một cái "phòng riêng" tại phòng khách cho mẹ chồng. Vì "Để mẹ nằm trong phòng cũ chật chội, khách tới thăm khó lắm. Nằm ngoài này thoáng mát, ai cũng nhìn thấy mẹ để chăm sóc khi mẹ cần".
Ý tưởng tốt, thực hiện xong, tự hoạch định thu chi cho căn phòng cả chục triệu đó. Nhưng vấn đề là... mẹ chồng không chịu nằm! Bà bảo bây giờ mặc tã, uống sữa, đi bô nằm... thì ai lại chườn ườn ra phòng khách dị hợm vậy?
Vy bảo, phòng khách có nắng, sẽ không có mùi người bệnh. Phòng khách có người qua lại sẽ dễ nghe mẹ gọi. Người quen tới thăm sẽ gặp mẹ ngay chứ không đi luồng tuông trong nhà. Một công đôi việc mà mẹ còn chê là phụ lòng con.
Khổ nỗi lần này Tân và ba chồng đều thấy Vy nói đúng nên cả hai người đàn ông đều im lặng. Mẹ chồng... chịu thua nhưng nằm luôn kêu nệm xót; chăn mền ngứa ngáy, thức ăn luôn kêu lạt, chê ngọt...
Vy bảo, chăn nệm đều mới mua. Thức ăn thì em nấu em đút, bà chê. Nhưng con trai bà giả vờ cầm lên nếm rồi nói "ừ nhạt thật", rồi cầm xuống bếp quay lên, chả nêm nếm gì thì bà lại ăn ngon lành. Tức không chịu được!
Với Vy, mẹ chồng luôn vô lý - Ảnh minh họa
Bây giờ Vy đã ngủ rồi. Giấc ngủ nhọc nhằn của cô gái tuổi 24 sao cứ như trẻ con bởi khóe môi cong cong hờn dỗi và đôi tay áp má kia sao đáng yêu quá chừng.
Tôi muốn nói với Vy, thật ra mẹ chồng không quá vô lý đâu. Bởi đó là nhà của bà, bà đã làm chủ mấy mươi năm. Giờ một cô gái nhảy vào muốn thay bà "làm trùm" hỏi sao không ức? Lý ra, trước khi muốn thay rèm cửa, thay sa lông, làm phòng mới, Vy chỉ cần nhỏ nhẹ nêu ý kiến với bà. Rồi thuyết phục rằng con thấy vậy là hợp lý, là làm mới cho ngôi nhà ta ấm áp hơn... Chắc mẹ chồng sẽ không phản đối vì bà thấy mình được tôn trọng.
Đàng này cứ xồng xộc làm rồi lại kêu than vì mẹ chồng "không hợp tác". Sự nhiệt tình đó hóa ra uổng phí và xúc phạm mẹ chồng đó Vy à.
Theo Báo Phụ Nữ
Thắt lòng trước câu nói của mẹ bạn trai trong lễ ăn hỏi Em và anh yêu nhau được gần một năm. Bố mẹ anh là công chức về hưu, nổi tiếng là khó tính. Lần đầu anh dẫn em về ra mắt gia đình, bố mẹ anh đã không đồng ý cho anh tiếp tục mối quan hệ yêu đương với em. Lúc ấy, mẹ anh còn thẳng thừng đuổi em đi và tuyên bố...