Bố mẹ làm gì khi con khó bảo?
Khi con khó bảo, nhiều bố mẹ thường dùng đòn roi để “trị” con, điều này thực chất là phản tác dụng, nó chỉ khiến con càng ngang bướng hơn mà thôi.
Phụ huynh muốn không dùng đòn roi mà con vẫn nghe lời nên ghi nhớ những điều này:
Tìm hiểu nguyên nhân vì sao con khó bảo
Muốn dạy con trẻ, trước hết phụ huynh cần tìm hiểu lý do vì sao con lại ngang bướng khó bảo. Có phải là do thiếu thốn tình thương từ bố mẹ hay không? Bởi vì không được bố mẹ quan tâm trẻ mới quậy phá, bướng bỉnh để được bố mẹ chú ý. Bạn biết đấy, guồng quay công việc ngày nay vô cùng tất bật, đôi khi chiếm hết thời gian của bố mẹ bên con trẻ. Vậy nên nếu vì nguyên nhân này bạn hãy dành thời gian bên trẻ nhiều hơn.
Còn nếu trẻ được quan tâm, chăm sóc từ những người xung quanh nhưng vẫn bướng bỉnh khó chiều thì hãy xem lại cách nuôi dạy của bố mẹ đi. Có lẽ bố mẹ đã quá cưng chiều trẻ khiến trẻ trở nên ỷ y và hay quậy phá như thế đấy. Trẻ con thật ra tinh tế hơn cả người lớn, chúng thừa sức để nhận biết bố mẹ cưng chiều mình đến nhường nào. Thế nên khi trẻ quậy phá các ông bố bà mẹ càng dỗ dành, bé càng khó bảo hơn và sẽ liên tục dùng chiêu trò với bố mẹ.
Không vội dùng đòn roi
Hầu hết bố mẹ thường cứ đánh con trước khi phân tích và thấu hiểu nguyên nhân vì sao con khó bảo. Chính sự đánh mắng, đòn roi dữ dội của bố mẹ khiến trẻ trở nên khó bảo hơn. Trẻ càng bị “đối xử” nhiều lần như thế trong lòng sẽ tức giận mà quậy phá nhiều hơn. Do đó, bố mẹ nên dịu dàng ân cần khi con phạm sai lầm, đó mới là cách dạy con thông minh.
Chính sự đánh mắng, đòn roi dữ dội của bố mẹ khiến trẻ trở nên khó bảo hơn.
Dạy trẻ nên dạy theo khoa học
Video đang HOT
Đừng theo lề thói của ông bà mà dạy trẻ theo cách “thương cho roi cho vọt”. Ngày nay dạy con phải tuân theo khoa học. Phải biết lúc nào nên phạt, lúc nào nên giải thích cho con hiểu. Chỉ có như thế mới có thể trở thành những người bạn và chia sẻ cùng con.
Thống nhất hình thức xử phạt với con
Bố mẹ cần đặt ra quy định và thảo luận với con về điều này. Khi hai bên thống nhất nội quy xử phạt nếu con phạm sai lầm thì mọi việc sẽ trở nên dễ dàng hơn. Lúc này cha mẹ không cần nhắc nhở con trẻ vẫn tự nguyện tuân thủ quy định và không phạm sai lầm. Nhờ vậy mà bé sẽ ít ngang bướng lại và sẽ cố gắng không vi phạm nội quy vì sẽ bị phạt.
Luôn lắng nghe con nói
Trẻ còn quá nhỏ để nhận thức được những việc mình làm là đúng hay sai. Do đó, bố mẹ nên ngừng tranh luận và lắng nghe con nói về lý do phạm sai lầm. Khi hiểu được nỗi lòng của con, bố mẹ hãy nói chuyện nhẹ nhàng, phân tích ngọn nguồn đúng sai cho con hiểu. Điều này sẽ khiến trẻ không phạm sai lầm lần thứ 2.
Đừng theo lề thói của ông bà mà dạy trẻ theo cách “thương cho roi cho vọt”, dạy con phải tuân theo khoa học.
Nên khen ngợi con
Đừng chỉ nhìn vào lúc trẻ quậy phá, khi trẻ ngoan ngoãn, đáng yêu, bố mẹ nên để ý và dành lời khuyên cho con. Lời động viên, khen ngợi con của bố mẹ sẽ giúp trẻ vui hơn và không cố bướng bỉnh thêm nữa. Nếu tốt hơn, bố mẹ có thể tặng cho con những món quà nhỏ để làm phần thưởng cho sự ngoan ngoãn của con. Đảm bảo trẻ nào cũng thích điều này.
Bố mẹ cần quan tâm con nhiều hơn
Đừng vì công việc ngoài xã hội mà quên dành thời gian cho con. Hãy chủ động tìm hiểu tâm tư của con, những điều khiến con khó chịu và giúp con giải tỏa kịp thời. Khi nhận được sự quan tâm của cha mẹ, trẻ chắc chắn sẽ vui vẻ hơn, ngoan hơn và tình trạng ương bướng cũng được cải thiện.
Đừng bắt ép con làm điều không muốn
Một trong những nguyên nhân chính yếu khiến con ngang bướng hơn là bố mẹ bắt con làm những việc con không thích. Bởi lẽ ai cũng có những tâm tư và sở thích riêng. Khi bố mẹ áp đặt thế này sẽ khiến con nảy sinh ý định chống trả và không nghe lời. Thế nên, tốt nhất bố mẹ hãy đáp ứng điều con mong muốn nhưng trong phạm vi cho phép. Bên cạnh đó bằng sự khéo léo của mình, hãy thuyết phục con làm những điều hay và tập thói quen tốt.
Theo thegioitiepthi.vn
Bằng cách này tôi đã khiến chồng run rẩy còn ả người tình của anh bật khóc sau 1 phút ngông nghênh
Đụng đến điểm yếu của mình, cô ta bắt đầu khóc: "Chị muốn tôi làm gì thì chị mới buông tha cho tôi?".
Tôi đã từng nói với chồng rồi, anh muốn làm như thế nào cũng được, có điều đừng bao giờ ngoại tình. Chẳng may anh có ai ở bên ngoài thì cố mà giấu để tôi không biết được. Bởi vì tôi ghét nhất là bị phản bội, một khi tôi biết mình bị phản bội thì việc đầu tiên là chia tay chồng.
Nhưng nói vậy đấy, đến lúc bị thật tôi mới thấy là không làm được. Có với nhau 2 mặt con, tôi không thể để các con của tôi thiếu thốn tình thương của bố mẹ. Chồng tôi trước giờ cũng không để tôi phải phàn nàn điều gì. Không phải tôi bênh đâu, tôi chỉ hiểu chồng mình và tin chắc việc anh ngoại tình phần lớn là do người phụ nữ kia mồi chài.
Dù gì chồng tôi ở công ty cũng là một trưởng phòng, cô người tình kiêm thư ký của anh sẽ lu loa lên nếu tôi đánh ghen lộ liễu như những người khác. Vì thế, tôi đành phải nghĩ ra mưu kế của mình, bắt cô ta phải sợ tôi mà trả chồng.
Vì thế, tôi đành phải nghĩ ra mưu kế của mình, bắt cô ta phải sợ tôi mà trả chồng. (Ảnh minh họa)
Hôm đó tôi biết hai người họ đi du lịch thay vì công tác. Khi chồng lên xe đi, tôi vẫn giả vờ như không hề biết chuyện gì. Xe của chồng vừa đi khỏi, tôi liền gọi điện cho công ty vệ sĩ mà tôi đã thuê trước đó.
Rồi chúng tôi đi theo chồng tôi đến một khu nghỉ dưỡng. Chồng tôi bước vào một ngôi nhà, người tình của anh liền mở cửa chào đón. Tôi ập vào lệnh cho mấy người vệ sĩ giữ chồng tôi lại, còn một người thì giữ người tình của anh để cô ta không chạy thoát.
Lúc ấy, trên tay tôi cầm chiếc điện thoại đang mở chế độ chờ. Tôi nói với chồng: "Anh có biết đây là gì không? Ngày hôm nay, em sẽ livestream cho cả bạn bè và đồng nghiệp của 2 người thấy việc làm tốt đẹp 2 người đang làm sau lưng tôi. Rồi cả 2 sẽ chẳng còn mặt mũi nào để nhìn người khác. Đến lúc đó, tôi xem anh và cô ta còn vui vẻ được hay không".
Chồng tôi quỳ thụp xuống cầu xin tôi đừng làm việc gây tổn hại đến danh dự của anh. Còn ả người tình của anh vẫn nhơn nhơn không xin tôi dù chỉ một câu. Tôi liền nói với cô ta: "Còn cô, tôi đã thu thập đủ chứng cứ cô và chồng tôi ngoại tình. Cô thử nghĩ xem, nếu bố cô biết con gái ông ta là một người lăng loàn thì ông ta sẽ thế nào".
Tôi nghĩ nhiêu ấy cũng đủ làm chồng sợ mình rồi. (Ảnh minh họa)
Đụng đến điểm yếu của mình, cô ta bắt đầu khóc: "Chị muốn tôi làm gì thì chị mới buông tha cho tôi? Tôi sai tôi chịu, chị không được để bố tôi bị ảnh hưởng". Đúng là chuyện nực cười, cô ta xen vào gia đình tôi, khiến các con tôi có nguy cơ mất bố. Ai sẽ nghĩ cho chúng nó đây?
Nhưng nói gì thì nói, tôi cũng không phải người máu lạnh đến vậy. Tôi bắt cô ta viết đơn xin thôi việc và chồng tôi ký ngay trước mặt mình. Trên xe về nhà, chồng tôi không dám hé răng nửa lời. Có lẽ nằm mơ anh cũng không tưởng tượng được tôi lại làm chuyện này.
Dù không quên được chuyện chồng ngoại tình nhưng buổi sáng hôm sau, tôi dậy thật sớm và lại làm những công việc chăm chồng con như thường lệ. Tôi nghĩ nhiêu ấy cũng đủ làm chồng sợ mình rồi. Đến giờ này, tôi tự tin khẳng định có cho tiền lão chồng tôi cũng không dám ra ngoài léng phéng nữa.
Theo afamily.vn
Em vẫn đang đợi anh đấy người yêu tương lai ạ! Em thật ra chẳng mạnh mẽ, chẳng lạc quan yêu đời như người ta vẫn thấy mỗi ngày anh ạ! Em yếu đuối và rất nhạy cảm anh ạ. Nhưng có lẽ em đã quen với việc phải gồng lên thể hiện mình với mọi người, quá quen với việc đôi khi bị bỏ lại một mình, càng quá quen với việc đôi...