Bố mẹ không chịu ăn thịt chuột trong lần đầu sang nhà trai, cô gái khốn khổ
Được mời đặc sản thịt chuột trong lần đầu sang nhà trai bàn chuyện cưới xin, bố mẹ cô gái nín lặng gắp món khác khiến cô dâu tương lai bị trách móc, dọa hoãn cưới.
Đây là câu chuyện bi hài được chia sẻ trên một diễn đàn mạng xã hội đang thu hút nhiều bình luận. Trong bài đăng lên facebook, tài khoản Roxie Nguyễn kêu gọi 500 anh chị em tư vấn gấp tình huống éo le khi cô gái cùng gia đình đến thăm nhà bạn trai.
Chuyện là cô yêu một anh nhà ở Thạch Thất (Hà Nội), định qua Tết hai gia đình gặp mặt bàn chuyện cưới xin. Tuy nhiên, do dịch COVID-19 nên cuộc gặp bị lùi lại mãi, mới đây bên nhà gái mới sang thăm nhà trai được. Không khí trò chuyện rất vui vẻ cho đến bữa ăn, khi chủ nhà thết đãi món đặc sản thịt chuột và nhiệt tình mời.
“Bên nhà em không ai ăn được thịt chuột, nhà anh ấy cứ vồn vã mời bảo ngon lắm rồi chuột đồng sạch các thứ. Mẹ em thì suýt nôn nhưng giữ phép lịch sự. Nhà em không đụng đũa đến thịt chuột mà chỉ ăn món khác”, cô gái giãi bày.
Khi về đến nhà, cô nhận được tin nhắn cả bạn trai với nội dung “ gia đình nhà em kiểu con nhà lính tính nhà quan, cũng là nông dân còn kén cá chọn canh“. Bố mẹ anh này có cảm giác không được tôn trọng nên tuyên bố chuyện cưới xin cứ từ từ hẵng hay.
“Em phải làm sao đây, em có lỗi gì đâu? Anh ấy là mối tình đầu, em yêu lắm nên đừng khuyên bỏ”, nữ chính thổn thức.
Sau khi “cầu cứu”, cô gái nhận được hàng trăm lời khuyên của cộng đồng mạng, đặc biệt là từ các thành viên nữ. Nhiều người cho rằng cô chẳng việc gì phải cảm thấy có lỗi hay suy nghĩ quá nhiều. Mời là một chuyện, ăn hay không lại là việc khác. Món thịt chuột vốn không phải ai cũng ăn được, cũng giống như thịt chó, thịt rắn, bọ cạp… Nhiều món quý với người này nhưng lại là nỗi sợ của người kia, khiến họ liệt vào thực đơn “không đụng đũa”.
Nhiều bình luận cho rằng chàng trai là người đứng giữa, đã không làm tốt vai trò cầu nối giữa hai gia đình thì thôi, đằng này lại đổ thêm dầu vào lửa, nhắn tin cho cô gái như vậy khiến nàng bận lòng.
Video đang HOT
Chia sẻ của cô gái thu hút sự quan tâm từ nhiều cư dân mạng. (Ảnh chụp màn hình)
Quynh Duong viết: “Thực ra bạn nam sơ suất vì không hỏi nhà gái trước để dặn bố mẹ chuẩn bị cơm. Họ tưởng đặc sản quê mình ngon nên khách quý mới đãi mà lại không nhận được sự nồng nhiệt khen ngon của nhà gái. Haizza, gia trưởng phết đấy. Nhà tớ đãi khách toàn nấu món họ ăn được thôi. Còn cá nhân tớ cũng nghe nhiều người khen món này ngon, chỉ là tớ chưa ăn”.
Hương Quỳnh chia sẻ: “Dẹp đi, mới đến chơi nhà mà đã vậy rồi. Ép làm sao thứ người ta không ăn được và chưa ăn bao giờ. Còn nếu cưới về rồi thì mâu thuẫn giữa mẹ chồng nàng dâu sẽ sớm xảy ra thôi”.
Hải Lê bình luận: “Gu mỗi người mỗi khác, không áp đặt nhau. Chưa cưới đã suy nghĩ vậy. Ta ăn được bắt gia đình người khác cũng thế, lúc lấy về sao lại bảo nhà chồng gia trưởng, rồi khổ này khổ kia. Nói chung là sướng khổ do mình chọn, hoãn cưới chưa chắc đã khổ, mà cưới được chắc gì đã sướng”.
Van Anh Luong nói: “Tôi nói thật, thiếu tinh tế đến từ cả một dòng họ. Đặc sản nơi này người nơi khác cũng chưa chắc ăn được. Tư vấn cái gì khi bạn đã quyết định xong rồi”.
Nguyễn Hùng nêu quan điểm: “Đồng ý là thịt tý ngon thiệt… Nhưng đặc sản vùng này chưa chắc vùng khác đã ăn chứ đừng nói là biết ngon hay không…Có mỗi vấn đề đó mà 2 bên không nói chuyện với nhau được thì yêu đương gì nữa mà đòi cưới”.
Đặt 70 mâm cỗ cưới, của hồi môn 120m2 đất nhưng tới ngày ăn hỏi nhà gái vẫn thẳng thừng hủy hôn chỉ vì câu: "Vàng là tôi trao hộ thôi"
"Hôm qua, 17/2 đúng lịch là 10h sáng nhà trai có mặt ở nhà em tổ chức ăn hỏi. Thế mà cuối cùng tới gần 2h chiều nhà anh mới tới, để gia đình họ hàng em đợi dài cổ", cô gái kể lại.
Trai khôn dựng vợ, gái lớn gả chồng, đó là niềm mong mỏi của mỗi bậc làm cha làm mẹ. Với các đấng sinh thành, chỉ cần nhìn thấy con hạnh phúc là họ mãn nguyện. Tuy nhiên, bên cạnh đó vẫn còn nhiều gia đình quá cổ hủ, suy nghĩ lạc hậu khiến chuyện tình cảm của con trẻ vừa chớm nở đã phải tàn. Giống như câu chuyện mới được cô dâu hụt chia sẻ dưới đây chẳng hạn.
Cô gái tâm sự: "Cuộc đời này đúng là chẳng bao giờ nói trước được điều gì. Hôm trước em vẫn còn tung tăng cùng bạn trai đi chọn váy cưới, gửi thiệp khắp nơi. Cứ nghĩ mai em sẽ là cô dâu hạnh phúc nhất. Vậy mà giờ toang cả rồi. Rạp cưới dựng lên lại rỡ xuống.
Em với K. yêu nhau gần 3 năm, hai đứa công ăn việc làm ổn định, tình cảm cũng xác định nên tụi em dọn về sống chung. Ban đầu thì em dùng 'bảo hộ' để kế hoạch. Nhưng sau anh bảo cứ 'thả' thoải mái. Em mà bầu thì cưới luôn, không thì sang năm được tuổi hơn sẽ cưới.
Ảnh minh họa
'Thả' được 3 tháng thì em dính bầu, K. đưa em về xin cưới ngay. Em nghĩ bố mẹ anh cũng sẽ vui vẻ đồng ý vì thực ra trong khoảng thời gian yêu, thi thoảng K. cũng đưa em về nhà anh chơi. Họ tỏ ra khá quý mến, thoải mái với em. Tiếc là mọi chuyện lại không hề đơn giản như em nghĩ các chị ạ. Lúc K. thông báo em có bầu, mặt mẹ anh lạnh tanh bảo: 'Thế là mang bầu để ép cưới à?'.
Em nghe xong ớ người. K. cũng bất ngờ trước thái độ của mẹ, anh nhăn mặt: 'Sao mẹ lại nói thế. Chúng con xác định sẽ cưới, không sớm thì muộn'.
Lúc ấy bà mới chép miệng: 'Thì tao nói thế, chứ cưới thì cưới. Có sao đâu'.
Ngay buổi nói chuyện đó, em đã thấy hụt hẫng, thất vọng lắm rồi, cảm giác như bà coi thường em ra mặt chỉ vì em có bầu trước. K. hiểu em nên động viên: 'Tính mẹ bốc đồng, ăn nói nhiều khi không nghĩ nhưng bà không có ý gì. Em đừng để bụng nhé'.
Rồi thủ tục cưới xin ăn hỏi hai gia đình cũng thống nhất. Vì nhà em với nhà K. cách nhau gần 200km, lại đang dịch thế này nên mọi thứ đều đơn giản, thông qua điện thoại hết. 17/ 2 âm ăn hỏi, 20 này cưới.
Vì em là con gái lớn trong nhà nên bố mẹ cũng mở rộng cỗ bàn, trên dưới 70 mâm. Ông bà nói rõ, cưới xong họ sẽ cho bọn em mảnh đất cạnh nhà rộng 120 mét có giá hơn tỷ. Chúng em về đó xây nhà sống, lập nghiệp thì bố mẹ hỗ trợ thêm, không thì bán đi xuống Hà Nội mua chung cư là tùy.
Hôm qua, 17/2 đúng lịch là 10h sáng nhà trai có mặt ở nhà em tổ chức ăn hỏi. Thế mà cuối cùng tới gần 2h chiều nhà anh mới tới, để gia đình họ hàng em đợi dài cổ. K. có nhắn cho em là xe bị hỏng giữa đường, em cũng tin. Thế nhưng lúc hai bên thông gia ngồi nói chuyện. Bố em hỏi xe pháo nay đi thế nào mà đến nơi muộn thế. Mẹ K. tỉnh bơ nói: "Hỏng gì, ăn hỏi trong ngày, tới lúc nào chẳng thế. Miễn nhà tôi vẫn rước con gái ông đi là được'.
Bố em nghe mà tái hết mặt mũi song vì em ông vẫn nhịn. Mẹ K. vẫn chưa dừng lại ở đó. Khi bàn tới mấy thủ tục trong ngày cưới, mẹ anh nói với bố mẹ em: 'Thật ra tôi cũng chưa muốn thằng K. lấy vợ vào thời điểm này nhưng con ông bà chửa rồi thì phải chịu. Tôi chấp nhận đứng ra tổ chức cưới hỏi thôi chứ tôi nói luôn, hôm đó tôi không có vàng bạc gì trao cho con gái ông bà đâu. Nếu ông bà thích đẹp mặt thì trước giờ thành hôn đưa tôi vài ba chỉ vàng để tôi trao lấy hình thức.
Nhà ông bà cần sĩ diện, nhà tôi chả cần. Chửa ra đấy rồi, chúng tôi không rước cho thì ai rước'.
Đến đây, bố em giận tím mặt. Ông đập bàn: 'Khỏi, trước nay nhà tôi sống thực tế không cần mấy cái sĩ diện viển vông. Con tôi cần hạnh phúc không cần cái đám cưới của nhà bà. Tôi nói thẳng luôn cho bà hiểu, sẽ không bao giờ có chuyện tôi gửi vàng nhờ bà trao cho con gái vì nhà tôi không gả nó về làm dâu nhà bà đâu. Mời bà về'.
Ảnh minh họa
Bố sai mẹ vào bê lễ trả, tiễn khách trong phút mốt. K. đứng lại phân bua, giải thích nhưng mẹ anh kéo ra xe ngay. Tối qua anh ấy gọi điện lên nhà thay mặt gia đình xin lỗi nhà em. Anh nói chuyện tình cảm của hai đứa, xin bố mẹ em tán thành. Nếu ông bà đồng ý thì anh sẽ đưa em đi đăng ký kết hôn rồi hai đứa về sống với nhau. Chuyện cưới xin cứ tạm gác lại. Bố em nói cho em tự quyết. Giờ em tính sao đây? Sợ con không có bố thì sợ thật nhưng giờ ai cũng khuyên em đừng cưới nữa không lỡ dở cả đời".
Theo dõi hết câu chuyện của cô gái này, ai cũng lên tiếng chỉ trích mẹ K. quá cổ hổ, tính toán làm khổ con trẻ. Hành xử của bố cô dâu là có thể hiểu được. Còn với K., nếu cô thực sự yêu và tin tưởng thì cũng nên xem xét phương án anh đưa ra. Bởi suy cho cùng K. vẫn còn quan tâm và thật lòng muốn gắn bó với mẹ con cô. Điều ấy mới là quan trọng.
Hải Hương
Theo nhipsongviet
Đám cưới Kiên Giang được dân mạng share ảnh nhiệt tình nhưng nhìn đâu cũng thấy "điều sai trái" vì chi tiết ảnh cưới của cô dâu, chú rể Mới đây, trên mạng xã hội lan truyền những tấm hình về một đám cưới diễn ra ở Kiên Giang. Với nhiều phụ huynh, chuyện con gái lấy được chồng gần nhà là niềm hạnh phúc bậc nhất. Họ nuôi con nhiều năm, luôn muốn gắn bó cùng con trong những năm tiếp theo khi cô đã về nhà chồng. Bởi thế, nhiều...