Bố mẹ khoe con với họ hàng, tâng bốc đến mức con xấu hổ không dám về
Đối với các bậc phụ huynh con cái là niềm tự hào của cha mẹ. Ai cũng muốn con cái có công ăn việc làm, không chỉ nuôi sống bản thân mà còn giúp bố mẹ nở mày nở mặt.
Nhất là với các gia đình họ hàng đông, mỗi dịp tụ họp là một lần các bà, các mẹ khoe con khoe cháu, không ai chịu nhường ai. Và hậu quả là phận con cháu như chúng tôi phải chịu.
Đôi khi sự tự hào của bố mẹ lại có chút thổi phồng sự thật khiến. (Ảnh minh họa: PAD20)
Bố mẹ khoe con bất chấp đúng sai
Trong họ nhà tôi có một chị học Báo truyền hình, chỉ mới thi đỗ vào trường mẹ chị đã đi khoe khắp họ hàng sau này con bà sẽ lên tivi. Khi chị học năm 2, mẹ chị đã khoe chị được mấy đài truyền hình chào mời. Mỗi khi về quê có giỗ gặp chị lại lảng đi, nghe các bác hỏi mà chỉ dám cười trừ. Lúc sau chị cũng tâm sự với tụi tôi là mẹ chị cứ thích khoe vậy thôi chứ không phải đâu.
Thế rồi chị cũng học năm 4, một lần đi chợ cùng chị tôi nghe một bác hỏi “có phải cháu vừa lên VTV1 không? Dẫn chương trình thời sự mà giấu à? Phải viết một bài báo giới thiệu quê mình đấy nhé”. Tôi và chị nghe xong không khỏi sốc, chị cũng không hiểu chuyện gì đang xảy ra cho tới khi xem được video bài tập được mẹ chị đăng lên mạng. Hóa ra đó là một bài tập mà nhóm chị làm có dựng chèn nhạc hiệu, logo chương trình vào làm bài tập. Việc này với người trẻ chúng tôi ai cũng rành nhưng các bà, các bác lại không hiểu cho rằng chị đã lên tivi mà giấu.
Tâm lý của bố mẹ không bao giờ muốn con mình thua kém con nhà người ta. (Ảnh minh họa: Mksucai)
Nghe đến đây chị cãi nhau với mẹ một trận tơi bời rồi bỏ luôn lên thành phố. “Mẹ ơi sao mẹ cứ suốt ngày khoe khoang mấy cái không phải thật thế. Đấy là bài tập của con thôi. Mẹ làm thế con xấu hổ lắm. Rồi các bác nhờ con lấy gì mà giúp?”.
Một anh khác trong họ học giao thông vận tải cũng rơi vào hoàn cảnh tương tự. Đi đến đâu mẹ anh cũng khoe “sau này ra đường có vấn đề gì thì cứ gọi cháu Lâm nhà em”. Thấy thế một bác bên cạnh cũng tâng bốc theo, “Đấy hôm trước bị cảnh sát giao thông gọi vào mà không biết gọi Lâm nhỉ”. Anh Lâm nghe đến đây thì cũng cạn lời “gọi cháu thì làm được gì đâu, cháu có quen biết gì mấy anh đấy đâu”. Ngay lập tức các bác khiến anh Lâm trở tay không kịp: “Lại còn giấu à? Hay là không muốn giúp các bác, các em chứ gì? Các cháu được ra ngoài ăn học đàng hoàng thì phải biết giúp đỡ người nhà, họ hàng trước nghe không”.
Thấy vậy đám con cháu chúng tôi cũng chỉ biết cười cho qua chuyện. Ai cũng hiểu đấy là câu chuyện tầm phào trên bàn ăn mà thôi. Vậy nhưng chuyện đâu có đơn giản như vậy. Từ một người, hai người đến ba người, năm người thậm chí cả làng đồn thổi ầm lên. Cũng vì thế mà đã lâu lắm rồi tôi chẳng còn thấy anh Lâm ở quê mỗi dịp nghỉ lễ nữa.
Sự tâng bốc quá đà của bố mẹ sẽ khiến con cái xấu hổ. (Ảnh minh họa: Như Ý)
Tâng bốc đến mức con xấu hổ
Đối với các bậc phụ huynh ai cũng mong muốn con cái của mình có thể tài giỏi, xuất sắc hơn người. Có thể trước mặt con, bố mẹ không mấy khi khen ngợi nhưng trước mặt bạn bè, họ hàng con cái luôn là nhất. Thậm chí, không ít người sẽ cố tình thêm thắt một số chi tiết để thành tích của con được nổi bật hơn.
Tôi có một cô em đồng nghiệp từng hào hứng kể một lần em vô tình về nhà thấy bố mẹ đang khoe mình với hàng xóm. Lúc đó em ấy bất ngờ lắm vì bình thường toàn thấy bố mẹ mắng mình thôi, hôm nay lại được khen. Thậm chí còn tâng bốc đến mức em cũng phải ngượng. Lúc đó, cô bé này cảm thấy rất vui vì bố mẹ công nhận mình. Tuy nhiên, cái gì nhiều quá cũng không tốt. Đến một ngày tôi thấy cô bé mặt nặng mày nhẹ đến công ty. Hỏi ra mới biết vì bố mẹ tâng bốc quá đà mà nó đang bị mấy chị hàng xóm mỉa mai.
Video đang HOT
Sự kỳ vọng quá lớn của bố mẹ khiến con cái cảm thấy ngột ngạt. (Ảnh minh họa: Rafflesmedical)
Chuyện là bố mẹ cô bé khoe em mới ra trường mà đã có lương 20 triệu đồng/1 tháng. Tháng lương đầu tiên thì mua quà cho cả nhà, còn mua vàng cho cả mẹ. Điều này khiến cô em cũng không tin vào tai mình. Thế là mấy chị hàng xóm bị bố mẹ mang ra so sánh “nhìn con nhà người ta kia kìa”. Kể từ đó cô em đồng nghiệp của tôi bị các chị hàng xóm ghét lắm. Vừa gặp cô bé đi mua trà sữa về đã cạnh khóe: “Lương 20 triệu mà cũng uống trà sữa à em?”. Mặc dù muốn giải thích nhưng vì là lời bố mẹ nói ra nên cô bé này cũng đành âm thầm chịu đựng.
Cô bạn thân thời đại học của tôi cũng đang đau đầu vì phải lo tìm chỗ thực tập cho em họ ở quê. Cũng vì ngày trước mẹ nó cứ tâng bốc nó mãi nên cô em này mới quyết định học theo. Mẹ nó cũng đi khoe với hết các bác sau vài năm ra trường nó đã lên sếp rồi, xin cho em một chân thực tập là điều đơn giản. Thế nhưng khổ nỗi bạn tôi vừa mới chuyển ngành, không làm lĩnh vực đó nữa. Trước khi rút khỏi chỗ làm cũ cũng không mấy vui vẻ gì, nên chuyện xin một chân thực tập là điều không tưởng.
Không ít các bậc phụ huynh có sở thích khoe tiền lương của con với họ hàng. (Ảnh minh họa: Acabiz)
Cô bạn của tôi cũng không muốn làm bố mẹ mất mặt vì họ đã trót nhận lời. Nhưng thực sự để xin một chân thực tập cho em vào cơ quan cũ thì không biết mở lời như thế nào. Mấy ngày hôm nay mẹ của cô bé đó cứ gọi liên tục hỏi tình hình khiến bạn tôi xấu hổ chẳng dám nghe máy.
Đó cũng là tâm trạng của Huyền My hiện đang là sinh viên năm cuối ở Hà Nội khi nghe mẹ ngày ngày tâng bốc mình. Thời điểm thi đại học, My chỉ vừa đủ điểm đỗ vào trường nhưng suốt những năm nay mẹ đều kể với các cháu trong họ chị My ngày xưa là thủ khoa. Rồi cả trường cấp 3 có mỗi mình chị My đỗ trường này. Nhưng trên thực tế, bạn bè của My còn đỗ nhiều trường top đầu với số điểm cao hơn.
Khi My phản bác lại thì mẹ lại chuyển từ thủ khoa sang á khoa khiến cô bạn vô cùng đau đầu. Với lý lẽ này chỉ có thể lừa được các bậc phụ huynh mù mờ công nghệ còn với thế hệ Gen Z hiện giờ chỉ cần phút mốt là lên mạng tra xong ai thủ khoa, ai á khoa ngay. Đã từng có một cô bé làm ngay điều đó trước mặt My khiến cô nàng cảm thấy vô cùng xấu hổ. My cũng chỉ đành cười trừ bảo rằng “chắc mẹ chị nhớ nhầm”.
Thành tích học tập của con cũng là một trong những yếu tố được phụ huynh hay mang ra so kè với nhau. (Ảnh minh họa: DAN)
Mát mặt phụ huynh nhưng xấu mặt con trẻ
Các bậc phụ huynh luôn mong muốn những điều tốt đẹp nhất đến với con, muốn khoe thành tích của con với bàn dân thiên hạ không có gì sai. Nhưng trước khi làm gì cần nghĩ đến cảm nhận của con cái xem chúng có thực sự mong muốn điều đó hay không. Đôi khi là thành tích thật nhiều người còn không muốn khoe ra chứ chưa nói đến thành tích ảo.
Việc phụ huynh mặc sức khoe con bất chấp đúng sai sẽ vô tình khiến con trẻ cảm thấy tổn thương. Đầu tiên, nếu thành tích đó không phải thật mà chỉ là bố mẹ tâng bốc thì chứng tỏ bản thân con cái vẫn chưa đạt được kỳ vọng của bố mẹ. Cũng chính vì thế bố mẹ mới phóng đại thành tích của con cái lên để khoe cho bằng “con nhà người ta”. Thứ hai, việc khoe thành tích sai sự thật nếu bị phát hiện người bị ảnh hưởng nhiều nhất cũng chính là con trẻ. Người ta sẽ cho rằng đứa con là người thích nói dối, thích ra vẻ ta đây khi bản thân không đạt được.
Những lời tâng bốc thái quá của bố mẹ khi bị người khác phát hiện sẽ khiến con cái xấu hổ. (Ảnh minh họa: SHUTTERSTOCK)
Bên cạnh đó, khi một lời nói dối xuất hiện chúng ta sẽ phải liên tiếp dùng các lời nói dối khác làm lá chắn. Giữa bố mẹ và con cái sẽ dần hình thành khoảng cách bằng những lời nói dối. Con trẻ cũng sẽ bị áp lực phải cố gắng đạt bằng được những lời nói trước đó của bố mẹ.
Cách nhà tôi vài nhà có một chị hàng xóm hơn tôi 2 tuổi học y dược. Ngay từ khi chị chưa ra trường bố mẹ đã đi kể khắp làng trên xóm dưới chị được một bệnh viện gần nhà trả 80 triệu đồng để mời về làm nhưng chị không chịu. Khi nghe thấy điều này tôi và cả lũ bạn cùng tuổi lại cười phá lên. Bởi thực chất chị gái hàng xóm đó chỉ học trung cấp y, làm gì có chuyện được bệnh viện mời về làm, lại còn trả thêm tiền. Điều này nhanh chóng được bàn tán làng trên xóm dưới khiến chị ấy không khỏi xấu hổ. Mỗi lần thấy chị ra ngoài bên bịt kín mặt. Lâu lâu tôi lại nghe thấy chị và mẹ to tiếng về vấn đề này.
Những lời tâng bốc thái quá sẽ tạo thành khoảng cách giữa bố mẹ và con cái. (Ảnh minh họa: VOV)
Vậy mới thấy, đôi khi chỉ những lời nói vô tình muốn mát mày mát mặt của bố mẹ lại khiến con trẻ phải chịu đựng những điều tiếng không hay. Trên thực tế, phụ huynh cũng chỉ muốn thể hiện niềm tự hào về con cái của mình nhưng chưa làm đúng cách. Các bạn hãy giải thích cho bố mẹ hiểu những điều mà bản thân phải chịu đựng. Chỉ cần đôi bên có sự mở lòng, lắng nghe thì mọi vấn đề đều có thể giải quyết.
Quan điểm của bạn về vấn đề này như thế nào? Cùng để lại bình luận bên dưới với YAN nhé. Và đừng quên theo dõi Camera Xóm để cập nhật thêm nhiều tin tức đời sống xã hội thú vị.
Đối với các bậc phụ huynh ai cũng mong mỏi con cái của mình đạt được thành tích nổi bật, làm rạng danh gia đình, dòng họ. Chính vì thế, khi thấy những người khác có thành tích, việc bố mẹ chủ động tâng bốc con hơn để khoe khoang cũng là điều dễ hiểu. Thực chất họ chỉ không muốn con cái của mình thua bạn kém bè. Tuy nhiên, sự việc nào cũng có hai mặt của nó. Nếu phụ huynh làm điều đó một cách thường xuyên và không có điểm dừng thì mọi hậu quả con cái sẽ phải gánh chịu.
Xem thêm các bài viết tương tự TẠI ĐÂY!
Phụ huynh 4.0 và sự thay đổi trong tư duy để lại tài sản cho các con
Mỗi thời mỗi khác, các bậc phụ huynh ngày xưa luôn cố gắng làm việc, tiết kiệm từng chút, tích cóp tài sản để mong cho con cháu mai sau đỡ vất vả. Thế nhưng, cách suy nghĩ đó cũng đã dần thay đổi, ngày nay, nhiều bố mẹ lựa chọn không để lại tài sản cho con cái. Ngay lập tức, quan điểm này thu hút sự chú ý của nhiều người, không ít ý kiến cho rằng: "Vậy bố mẹ kiếm tiền để làm gì? Tại sao họ lại không để tài sản cho con cháu?,...
Nhiều bố mẹ quyết định không để lại tiền, tài sản cho con cái. (Ảnh minh họa: Superinfo)
Mỗi gia đình sẽ có cách giáo dục trẻ khác nhau. (Ảnh minh họa: Pinterest)
Bố mẹ có hàng tỷ đồng tiền tiết kiệm nhưng không cho con
Ngày nay, xu hướng không để lại tài sản thừa kế cho con không còn hiếm. Các vị tỷ phú hàng đầu thế giới cũng có chung suy nghĩ này. Điển hình có thể kể đến tỷ phú Bill Gates đã từng gây xôn xao toàn cầu khi tuyên bố không để lại toàn bộ tài sản cho con. Đối với Bill Gates hay nhiều tỷ phú khác, họ không muốn con cháu của mình "ngồi trên đống vàng" mà không còn động lực cố gắng. Vì vậy, họ dự định quyên góp tài sản của mình cho các tổ chức từ thiện, đồng thời, coi đây là cách dạy con thiết thực và hữu ích nhất.
Bill Gates quyết định không để lại toàn bộ tài sản cho các con.
Không chỉ tỷ phú trên thế giới, mà nhiều phụ huynh Việt Nam cũng quyết định làm như vậy. Có thể nói, phụ huynh thời 4.0 cũng đã thay đổi rất nhiều về tư duy trong việc thừa kế.
Một người bạn của tôi có tâm sự về việc vợ chồng cô ấy đang cố gắng tích cóp tiền để mua nhà. Khi được hỏi về việc bố mẹ 2 bên có trợ giúp một khoản hay không. Cô ấy chia sẻ rằng: "Gia đình mình đã thống nhất rõ ràng quan điểm với nhau. Tiền tiết kiệm của bố mẹ là để dưỡng già và vợ chồng mình sẽ tự cố gắng để có thể mua nhà".
Người già cũng có nhiều khoản phải tính toán, chi tiêu. (Ảnh minh họa: Pinterest)
Hiện nay, đối với nhiều phụ huynh, họ không muốn làm phiền đến con cái. Chính vì vậy, họ cố gắng làm việc để có khoản tiết kiệm cho riêng mình. Sau này, khi đã về hưu, không còn đi làm cũng có thể tự lo cho bản thân, không trở thành gánh nặng của các con. Đặc biệt ốm đau cũng có khoản dự phòng.
Tài sản thừa kế là vấn đề được nhiều người quan tâm. (Ảnh minh họa: Pinterest)
Thế nhưng, chuyện bố mẹ không để lại tài sản cho con cái cũng nhanh chóng tạo ra nhiều luồng ý kiến. Tất nhiên, có người đồng ý nhưng cũng có người không đồng tình:
- Bố mẹ cho con cái cả cuộc đời rồi, cố gắng làm việc hết mình, quên thời gian để nuôi con nên người. Giờ có chút tiền để các cụ dưỡng già, còn muốn gì nữa, con cái lớn rồi tự lao động lo lấy thân đi chứ.
- Không để tiền cho con cháu thì cũng được thôi, vì họ có quyền hưởng. Nhưng mà nếu giữ hết xài trong khi con cháu khổ thì cũng không vui lắm đâu. Quan điểm của tôi cũng thế, hết 1 kiếp người, về già xài có bao nhiêu.
- Người già thì cũng nhiều thứ phải chi tiêu, có tuổi lại ốm đau nhiều. Con cháu cũng nên tự cố gắng đừng cố trông đợi, phụ thuộc vào tài sản của bố me.
- Tại sao mình không tự tích cóp như vậy mà cứ muốn lấy tiền của người khác. Nhiều người xin mà không được cha mẹ cho, lại quay sang trách móc, giận hờn, hận cha mẹ mà phủi sạch công ơn cha mẹ đã nuôi nấng lớn khôn.
Bố mẹ hạnh phúc khi con cái ở bên cạnh. (Ảnh minh họa: Pinterest)
Bố mẹ kiếm tiền để làm gì?
Có lẽ do thông lệ xưa nay, bố mẹ cố gắng, nỗ lực làm việc để kiếm tiền mong các con có cuộc sống tốt đẹp hơn. Vì không muốn các con vất vả nên nhiều người cố gắng có thật nhiều tiền và tài sản để những đứa trẻ của mình có một "vạch xuất phát" hoàn hảo, hay thậm chí là "sinh ra ở vạch đích". Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa bố mẹ làm việc kiếm tiền chỉ với mục đích để lại cho con cái hưởng thụ. Mỗi gia đình sẽ có 1 định hướng và cách dạy con khác nhau. Việc có để lại tài sản cho con hay không là lựa chọn của mỗi người.
Mỗi bố mẹ sẽ có cách yêu thương và giáo dục các con khác nhau. (Ảnh minh họa: Pinterest)
Bố mẹ kiếm tiền là để thực hiện những ước mơ của riêng mình. Ngoài con cái, họ cũng có những dự định và hoài bão lớn lao để bản thân cố gắng làm việc, thực hiện nó.
Suy nghĩ "thừa kế" đã khác xưa
Có thể thấy, suy nghĩ về vấn đề thừa kế đã khác xưa rất nhiều. Ngày nay, nhiều phụ huynh thay vì cho con "nhiều con cá", họ lại muốn đưa cho chúng chiếc "cần câu". Sau cùng, những nhận xét cho rằng bố mẹ không cho con tiền là "ích kỷ" có phần chưa đúng. Phụ huynh của chúng ta đã nỗ lực và cố gắng để có một khoản tiền tiết kiệm, chúng ta là những người trẻ cũng có thể tự mình bươn chải, mua những thứ mình thích, làm những điều mình muốn bằng chính sức lao động của bản thân thay vì chỉ trông đợi vào phần tài sản thừa kế.
Tài sản mà bố mẹ để lại cho các con không chỉ có tiền bạc.
Thứ tốt nhất mà cha mẹ để lại cho con cái không chỉ là tiền bạc. Hãy dạy bọn trẻ cách cố gắng phấn đấu để đạt được thành công, cũng hãy dạy chúng cách chấp nhận thất bại. Bởi vì trên đời này, không có ai chắc chắn được điều gì, dù là thành công hay thất bại, chỉ cần bản thân chúng đã nỗ lực hết mình, vậy sẽ nên hối tiếc.
Chưa có đồng nào trong tay đã cưới: Bố mẹ "gánh còng lưng" lo liệu Đám cưới là dịp trọng đại của đời người, thế nhưng, chi phí để tổ chức cũng không hề rẻ. Nhiều người trẻ khi làm đám cưới chẳng có đồng nào trong tay, bố mẹ lại phải còng lưng để tổ chức hôn lễ cho con. Điều này đã làm nảy ra tranh cãi bởi nhiều người cho rằng đám cưới là của...