Bố mẹ “hành sự”, con tưởng đánh nhau
Hai vợ chồng mình đang làm “chuyện ấy”, khi cao trào đang lên thì bỗng dưng đứa con 3 tuổi khóc mếu máo: “Bố ơi, bố đừng đánh mẹ nữa”.
Những sự cố cười ra nước mắt
Xây xong nhà, vợ chồng Hiền dọn về nhà mới nhưng bé Nam (5 tuổi) nhất định không chịu về ở với bố mẹ vì đã quen sống cùng ông bà. Cuối tuần, hai vợ chồng đèo nhau về thăm ông bà và ngủ lại đó với con.
Nửa đêm, chồng Hiền tỉnh dậy, khều vợ:”Em ơi, tự dưng anh muốn…”. Nghĩ là con ngủ rồi nên Hiền cũng chiều chồng.
Mọi chuyện êm đẹp cho đến bữa cơm trưa hôm sau, ông nội hỏi cháu: “Đêm qua cu Nam ngủ ngon không cháu?” thì cu cậu nhăn mặt: “Cháu nằm mơ hay sao ấy mà cứ thấy giống như đi công viên chơi máy bay. Bay lên bay xuống hoài, giờ thấy hơi nhức đầu”.
Cả nhà bỗng im lặng, ăn cơm tiếp. Còn hai vợ chồng Hiền nhìn nhau, thầm nghĩ: “Tất cả cũng chỉ tại cái đệm lò xo”.
Không đơn giản chỉ bị ngượng trong phạm vi gia đình như vợ chồng Hiền, cặp Nam – Hòa còn xấu hổ trước bạn bè, đồng nghiệp vì cậu con trai hết sức ngây ngô và vô tư của mình.
Hôm ấy chị Hòa bận, dặn anh Nam đón con giúp. Con thì 4 giờ đã tan học mà bố thì 5 giờ mới tan làm. Giải pháp tốt nhất là đón con rồi cho con đến công ty ngồi chơi.
Video đang HOT
Thỉnh thoảng mới có trẻ con đến văn phòng, các cô các chú thi nhau mua bim bim và bánh kẹo cho cậu bé ăn. Có mấy chú đồng nghiệp của bố trêu đùa, hỏi: “Thế đêm qua cháu có thấy bố với mẹ làm gì không?”. Thế mà thằng bé kể ra hết đấy làm mọi người cười ầm. Và chắc chắn rằng ngay cả vợ chồng anh Nam cũng không biết được là con biết gì đâu, vì ai đời lại đi hỏi: “Con có biết đêm bố mẹ làm gì không” bao giờ.
Mấy anh bạn đồng nghiệp vẫn cố trêu đùa, hỏi tiếp: “Đêm qua cháu nằm ở đâu? Có phải là lúc đi ngủ nằm giữa nhưng sáng dậy thì lại nằm cuối giường không?”. Thằng bé vẫn vô tư trả lời: “Vâng, sao chú biết” khiến bố ngượng chín hết cả mặt.
Nhà chật, tất nhiên là giường cũng chật, vợ chồng anh Việt phải cho con ngủ cùng nên cũng không ít lần chứng kiến những cảnh bất ngờ cười ra nước mắt.
Nửa đêm, hai vợ chồng đang say sưa “hành sự”, bỗng đứa con gái 3 tuổi tỉnh dậy khóc mếu máo: “Bố ơi, bố đừng đánh mẹ nữa”.
Đấy là lần đâu, sau riết rồi con bé thành quen và mỗi lần như thế nó… nhảy vào can không cho bố… đánh mẹ. Có hôm, hai vợ chồng không “làm gì nhau cả”, chỉ gác chân lên nhau để chặn cho con không bị tụt xuống chân giường vì bé ngủ rất hay xoay người, con bé tự nhiên tỉnh giấc, ngồi bật dậy, mắt nhắm mồm kêu: “Lại làm gì nhau đấy?” khiến anh chị hốt hoảng.
Và hậu quả khó lường
“Chuyện ấy” của vợ chồng nhiều khi thật khó mà trì hoãn. Nhưng cũng xin lưu ý với cha mẹ đừng nên để con trẻ bắt gặp cảnh này.
Người lớn đôi khi cứ nghĩ trẻ con không biết nhưng thực ra chúng biết hết cả đấy. Với những đứa trẻ mạnh mẽ thì có thái độ bất mãn, bướng bỉnh với bố mẹ. Đứa nào yếu đuối thì sẽ bị ám ảnh bởi chuyện này. Còn đối với trẻ lớn lớn một chút thì thật là cực hình khi phải nghe hoặc nhìn thấy những cảnh nhạy cảm ấy của bố mẹ. Chuyện này cũng có thể làm tâm sinh lý của trẻ phát triển sớm hơn so với những đứa cùng lứa tuổi.
Có những đứa trẻ khi chứng kiến cảnh bố mẹ làm chuyện ấy đã sốc và ghét bố vô cùng. Nếu là con gái thì có thể xảy ra hiện tượng xa lánh tất cả mọi người và ghê sợ cả việc kết bạn với con trai. Còn nếu là con trai thì sẽ tò mò tự tìm hiểu, nếu không cẩn thận “hươu sẽ chạy lạc đường”. Khi ấy, bố mẹ khó mà lường trước được hết hậu quả.
Theo VNE
Chúng ta hãy ở bên mẹ khi còn có thể
Bức thư là lời chia sẻ của chị đối với nhân vật, đồng thời trong đó là câu chuyện đời của chị, là lí do vì sao chị nói: "Hãy ở bên mẹ khi còn có thể".
LTS: Trong chuyên mục Bản ngữ pháp tình yêu số thứ sáu tuần này, Ban Biên tập xin đăng tải một bức thư của độc giả gửi cho nhân vật trong bài viết "Người con gái từ chối nhận mẹ vì giàu sang". Đây là bức thư độc giả gửi cho toàn soạn thay vì gửi thẳng đến địa chỉ thư điện tử của nhân vật, kèm theo lời đề nghị mong muốn được đăng tải.
Gửi cháu!
Có lẽ cháu tên là Lan. Cô đoán vậy khi nhìn địa chỉ hòm thư điện tử của cháu. Cô nghĩ nếu cô gửi bức thư này đến cho cháu thì có lẽ cháu sẽ chỉ đọc tiêu đề và bỏ qua nó bởi bức thư của cô không cổ vũ cho hành động tìm người thay thế cháu làm con của mẹ cháu. Con người ta khi đang muốn thực hiện một điều gì đó thì thường sẽ cảm thấy rất khó chịu khi có người can ngăn hoặc không đồng tình. Vì cô sợ cháu chỉ đọc tiêu đề của bức thư và bỏ qua nên cô quyết định gửi những tâm sự của mình đến thẳng Ban Biên tập của Đang Yêu và bày tỏ mong muốn được đăng tải. Bởi cô muốn chia sẻ cùng cháu và muốn kể câu chuyện đời của mình.
Năm nay cô đã 52 tuổi, có lẽ cũng ở khoảng tuổi của mẹ cháu. Cô có hai người con gái nhưng cô chỉ được nuôi một còn một người con cô không được ở bên, không được nuôi dạy và cũng không dám nhận đó là con mình vì con bé là kết quả mối tình của cô với một người đàn ông khác ngoài chồng mình. Đó là điều không thể chấp nhận được trong gia đình cô vì cô là con dâu của một gia đình gia giáo, một gia đình truyền thống. Mà có lẽ là con dâu của gia đình nào cũng vậy thôi, không bố mẹ chồng nào chấp nhận chuyện con dâu mình có con riêng cả. Điều đó đi ngược lại với đạo lí và truyền thống. Cô hiểu điều này nên khi sinh con, cô đã phải nhờ bạn thân của mình nuôi con giúp. Con gái đầu của cô tên Vy. Vy phải sống xa cô ngay từ khi vừa được sinh ra.
Cô sinh ra và lớn lên trong một gia đình khá giả. Bố cô rất nghiêm khắc. Cuộc hôn nhân của cô là hoàn toàn do bố sắp đặt. Ông không chấp nhận bất cứ sự phản kháng nào từ cô. Ông nói, cô phải kết hôn với người ông chỉ định vì đó là nghĩa vụ của một người làm con. Cả đời cô chỉ sống trong sự thụ động, luôn luôn làm theo lời của người khác và không bao giờ dám nêu lên ý kiến của mình. Một cuộc đời như vậy mới đáng buồn chán làm sao nhưng buồn hơn cả là cô đã quen sống như vậy. Thế nên cô mới không dám nhận con gái ruột của mình về nuôi mà phải để cho con sống với một người mẹ khác. Đây là bí mật mà chỉ có cô và bạn thân của cô biết. 2 năm sau, cô sinh con gái thứ hai.
Con gái thứ hai của cô tên Thảo. Trái ngược hoàn toàn với Vy, Thảo được hưởng tất cả những gì tốt nhất, được gia đình bên nội yêu thương hết mực. Nhất là khi Thảo trở thành đứa cháu nội duy nhất của bố mẹ chồng cô khi chồng cô chẳng may gặp tai nạn mất 3 năm sau đó. Cô không đi bước nữa mà ở vậy nuôi con. Bố mẹ chồng không cho phép cô đi bước nữa và hai người luôn luôn để ý đến mọi hành động của cô, họ luôn canh chừng cô. Cuộc sống của cô rất bức bối nhưng vì con gái, cô đều bỏ qua hết. Cô lo cho Thảo mọi thứ tốt nhất có thể, còn Vy, phải vài năm cô mới được gặp con bé một lần vì vài năm, cô mới được về thăm bố mẹ ở quê một lần. Khi đó, cô mới có thể qua nhà người bạn thân để thăm con. Toàn bộ thời gian còn lại, cô phải ở nhà để chăm con, chăm bố mẹ chồng và để bố mẹ chồng an tâm rằng cô sẽ một mực ở vậy để thờ chồng.
Bạn thân cô vì con gái cô mà không kết hôn. Cô ấy ở vậy nuôi Vy và chịu mọi điều tiếng từ gia đình, từ bạn bè. Đó là điều khiến cô rất cảm kích và khiến cô cảm thấy có lỗi vô cùng. Cô đã vì hạnh phúc của mình mà đánh đổi hạnh phúc của người bạn thân. Chẳng những thế còn khiến bạn mình phải mang tiếng xấu. Bạn cô đã nuôi dạy Vy rất tốt. Con bé ngoan và hiền lành. Cô nghĩ nhiều đến chuyện nhận con nhưng cô không dám làm điều đó. Không phải vì cô sợ mình sẽ phá vỡ cuộc sống vốn đang yên ả của Vy mà cô sợ mình phá vỡ cuộc sống của chính mình. Cô quá hèn nhát để làm một người mẹ. Nếu bố mẹ chồng biết cô có con riêng, họ sẽ đối với cô thế nào? Thảo sẽ nhìn nhận cô ra sao? Tất cả những điều đó khiến cô sợ hãi và vì thế, cô im lặng.
Làm một người mẹ không được ở bên cạnh để yêu thương đứa con do chính mình mang nặng đẻ đau sinh ra đã là một điều bất hạnh. Không dám nhận đó là con của mình, chỉ dám đối xử với con giống như con của một người bạn còn bất hạnh hơn gấp nhiều lần. Nỗi đau và cảm giác có tội khiến cô không lúc nào được bình yên trong tâm hồn. Càng lớn tuổi, cô càng muốn đón Vy về nhưng cô lại không làm được điều đó nên cô càng đau đớn. Cô lại tự nhủ dù có phần ích kỉ và độc ác rằng đến khi nào chỉ còn lại cô và Thảo thì cô sẽ nhận Vy là con mình. Thảo chắc sẽ dễ dàng đối mặt với chuyện này hơn là bố mẹ chồng của cô.
Nhưng rồi cô lại sợ Thảo sẽ oán hận cô. Nó sẽ coi cô là một người mẹ tồi tệ và có lẽ, Vy cũng sẽ nghĩ như thế về cô nên có khi nào, cứ để mọi chuyện như thế, coi bí mật kia là thứ sống để bụng chết mang theo và vậy là, chẳng ai trong câu chuyện này phải chịu đau đớn và tổn thương cả? Cô tin là ít người hiểu được nỗi đau này vì có lẽ sẽ không có nhiều người gặp phải chuyện như cô. Khi cô đọc câu chuyện của cháu, cô đã nghĩ ngay đến việc viết thư cho cháu. Có lẽ cháu sẽ nói, phải ở trong hoàn cảnh của cháu thì mới có thể hiểu được vì sao cháu buộc phải làm như vậy. Nhưng Lan ơi! Hãy ở bên mẹ khi còn có thể. Sẽ có một lúc nào đó, khi cháu sống và trải nghiệm đến một ngưỡng nhất định của cuộc đời, cháu sẽ thấy tiền bạc chẳng hề quan trọng mà điều quan trọng hơn là mẹ cháu.
Cô chỉ sợ rằng, khi cháu nhận ra điều đó thì nó đã quá muộn bởi có thể lúc đó, mẹ cháu sẽ không còn nữa hoặc mẹ cháu sẽ không chấp nhận cháu là con của bà nữa. Cô hiểu cháu đã cố gắng rất nhiều để có ngày hôm nay nhưng có điều chắc chắn rằng, cháu sẽ không thể nói dối mãi. Rồi sẽ có lúc mọi chuyện bị lộ ra và mọi người rất có thể sẽ không chấp nhận cháu. Khi đó, cháu sẽ trắng tay. Hơn nữa, một người đàn ông yêu cháu thật lòng thì anh ta sẽ yêu cả gia đình cháu. Tiền bạc không là gì cả. Cháu không nên và không được phép xấu hổ về người đã sinh thành ra mình dù cho bất cứ lí do nào đi nữa. Như vậy là có lỗi và có tội rất lớn.
Cháu nên nói ra sự thật cho chồng sắp cưới biết trước khi quá muộn. Ở đời này, không có gì là mãi mãi cả và những bí mật cũng thế. Không ai có thể mang theo bí mật sang một thế giới khác mà yên tâm rằng nó sẽ không bao giờ được biết đến. Có lẽ cháu sẽ cười cô vì cô chẳng đang mang theo mình một bí mật hay sao? Tại sao cô nói người khác mà cô lại không làm việc đó trước? Khi viết đến những dòng này thì cô đã quyết định sẽ nhận Vy dù mọi chuyện sau đó có như thế nào đi nữa.
Con cô chịu thiệt thòi thế là đủ rồi và cô muốn mang đến cho con một cuộc sống tốt đẹp hơn. Cháu nên ở bên mẹ. Mẹ đã nuôi dưỡng cháu thì những lúc ốm đau của mẹ, cháu nỡ lòng nào để một người khác đóng thế cháu để chăm sóc cho mẹ cháu sao? Như thế thì ác độc quá. Cô tin là cô hiểu cảm giác đó. Rồi sẽ có lúc cháu sẽ không thể sống yên ổn với chính lương tâm của mình vì những việc cháu đã làm. Vì thế, hãy từ bỏ ý định tìm người thế thân cho mình. Hãy là con gái của mẹ và chăm sóc cho mẹ. Đó là con đường đúng nhất để cho cháu đi!.
Theo ANTD
Cách cư xử hiếu thảo và khéo léo với bố mẹ hay hờn dỗi Con cái vẫn quen được bố mẹ chiều chuộng và dỗ dành khi hờn dỗi, khi gặp chuyện không vừa ý nhưng đến một tuổi nhất định trong cuộc đời, câu chuyện này sẽ có sự đảo chiều. Con cái sẽ trở thành người dỗ dành bố mẹ bởi khi về già, bố mẹ thường trái tính, trái nết, dễ phật ý bởi...