Bố mẹ “giả nai” làm bạn với con qua mạng
“Tôi không có ý soi mói hoặc theo dõi cuộc sống của con, tuy nhiên, con đang tuổi dậy thì nên tôi giả vờ lập một nick ảo để vào trang cá nhân của con. Tôi tá hỏa khi phát hiện thấy con tải ảnh “ nóng”, xem video sex và chửi bố mẹ trên mạng”, một phụ huynh đã kể trong nước mắt.
Bố mẹ nên dành thời gian để trò chuyện cùng con về những điều mình đọc được trên Internet và hướng cho con tiếp cận với thông tin có ích. Ảnh:TL
Con lên mạng chửi bố mẹ
Cách đây một thời gian, có đôi vợ chồng hốt hoảng đến Trung tâm Đào tạo kĩ năng sống Wedo-Wegood (Hà Nội) và kể chuyện của các con trong nước mắt. Vợ chồng họ vốn có kinh tế khá giả. Chị làm nhà nước, còn chồng quản lý doanh nghiệp. Họ mải miết công việc đến quên mất hai con. Một hôm, hai vợ chồng theo thói quen lướt Facebook trước khi ngủ thì phát hiện thấy một Facebooker lạ đang chửi bố mẹ trên mạng. Em kể lại việc mình nghiện game, bị bố đánh thừa sống thiếu chết, mẹ thì dọa đuổi học con. Bằng những lời lẽ hằn học, em chỉ trích bố mẹ mình chỉ biết kiếm tiền mà không quan tâm đến hai chị em. Họ không xứng đáng làm bố làm mẹ. Điều khiến anh chị giật mình là câu chuyện của cậu bé ấy, chính là chuyện của gia đình mình, vừa xảy ra sáng nay. Họ không ngờ, bao năm mình lao động để con có cuộc sống đầy đủ thì giờ con đang “đăng đàn”, chỉ trích họ thậm tệ.
Dưới sự hướng dẫn của chuyên gia tâm lý, hai vợ chồng bắt đầu tìm cách gần gũi con để xem cuộc sống bấy lâu ra sao. Họ lập một nick giả, có ảnh đại diện khá bắt mắt để kết bạn với con. Sau nhiều lần trò chuyện, hai vợ chồng tá hỏa khi biết, không những con trai chán nản gia đình mà cả con gái đầu của anh chị cũng từng buồn bã bỏ nhà đi bụi nhiều lần mà bố mẹ không hề hay biết. Thậm chí, cô con gái của anh chị (đang học lớp 9) yêu một bạn nam lớp 12 và cô đã bị bạn nam ấy lạm dụng tình dục. Qua những cuộc trò chuyện trên mạng, chị vợ chính thức nghỉ việc và tính sẽ đưa đón con đi học bằng ôtô. Tuy nhiên, theo hướng dẫn của chuyên gia tâm lý, nếu làm thế, không khác gì theo dõi con. Vì vậy, chị chuyển sang quan tâm con từ xa. Hàng ngày, chị bí mật dùng nick ảo trò chuyện để xem con nghĩ gì, dần tách con khỏi các bạn xấu. Buổi trưa, thay vì cho con bán trú, chị nấu cơm ngon để cả nhà cùng ăn. Buổi tối, chồng chị bỏ các bữa nhậu, về sớm và cả nhà cùng đi thể dục. Trong 3 tháng đầu, các con của chị vẫn còn bướng bỉnh vì không nghĩ bố mẹ thay đổi trong cách chăm sóc con. Tuy nhiên, 6 tháng sau, các con của họ dần gần gũi hơn. Chúng đã chủ động cho bố mẹ Facebook và chia sẻ những thay đổi của mình trong cuộc sống. Hiện nay, cậu bé đã đi du học nước ngoài, còn cô con gái học cấp 3 tại Hà Nội.
Tính bỏ rơi vì con hư hỏng
Video đang HOT
Chuyên gia tâm lý PhạmHiền. Ảnh:L.M
Theo chuyên gia tâm lý Phạm Hiền – Trung tâm Đào tạo kĩ năng sống Wedo- Wegood, có rất nhiều phụ huynh đã tìm đến Trung tâm để tìm hiểu và tỏ ra lo lắng vì có những học sinh lớp 3, lớp 4 đã lập Facebook để chơi. Vì vậy, không còn cách nào khác, họ cũng phải lập một trang cá nhân để bí mật “khai thác” con xem chúng nghĩ gì. Thậm chí, nhiều bố mẹ đã hoảng hốt khi phát hiện thấy con mình tải ảnh “nóng” và xem video sex mà không biết làm sao.
Cách đây vài tháng, một phụ nữ đã bay từ TP Hồ Chí Minh ra Hà Nội vì chị không biết phải xử lý chuyện của con ra sao. Chị cho biết, mình vốn là bà mẹ rất gần gũi con. Tuy nhiên, bố cháu có nhiều mối quan hệ ngoài luồng, nhiều đến mức chị không thể kiểm soát. Chị quyết định một mình chăm sóc con để cháu không bị ảnh hưởng. Mặc dù chỉ có mẹ quan tâm nhưng cháu vẫn rất ngoan và học giỏi. Năm nay, cháu vào lớp 11 và yêu một bạn gái cùng lớp. Thế nhưng khoảng vài tháng trở lại đây, cháu bắt đầu hư hỏng, cáu gắt, ham chơi khi bỏ bạn gái cũ để yêu một bạn khác ham chơi, dễ dãi trong quan hệ nam nữ. Chị bắt đầu lên tiếng cấm đoán con. Điều khiến chị bất ngờ là con không những không nghe theo mà còn quay lại sỉ nhục mẹ bằng nhiều từ ngữ thiếu văn hóa. Cháu cho mẹ ra khỏi Facebook cá nhân, làm mặt “lạnh” sẵn sàng xúc phạm mẹ.
Chị lại lập một Facebook “ảo” để tìm hiểu thì được biết cháu chểnh mảng học hành và lao vào các cuộc chơi của bạn gái mới. Chị gần như bất lực, muốn bỏ rơi con trai đến đâu thì đến. Nhờ chuyên gia tâm lý hướng dẫn, chị từ cấm đoán, chuyển sang đồng ý cho con với bạn gái mới. Chị gặp gỡ bạn gái mới của con và động viên cháu nên chú tâm học hành. Chị đã dùng sự bao dung để “cải tạo” cô bé bằng cách rủ cô bé về ăn cơm cùng cho gần gũi. Ngoài ra, hàng ngày, qua Facebook “ảo”, chị đóng vai thành một người chị để tâm sự cùng con trai. Điều may mắn đã xảy ra. Cách đây khoảng 2 tuần, hai mẹ con họ đã đi chơi chung với nhau rất vui vẻ.
Bạn “ảo” con dao hai lưỡi
Kể lại với chúng tôi, chuyên gia Phạm Hiền nhiều lần không kìm nén được cảm xúc. Chị cho biết, nếu bố mẹ chịu khó gần gũi con, sẽ thấy chúng nó sống trong thời đại thông tin nhưng rất thiếu thốn tình cảm. Có em rất ngoan ngoãn nhưng đã quyết định xăm kín cả hai tay vì phát hiện thấy bố có người phụ nữ khác. Em đã sống trong vết thương ấy mà bố mẹ không hề hay biết. Nhiều em nhỏ lớp 2, lớp 3 đã từng có những câu hỏi rất ngây thơ nhưng khiến người lớn phải suy nghĩ: “Bác ơi, tại sao bố mẹ con sướng thế? Buổi tối bố mẹ không phải học bài mà chỉ lướt mạng, vào điện thoại”. Trong trường hợp này, chuyên gia Phạm Hiền cho rằng, bố mẹ không nên trả lời lấp liếm mà giải thích hợp lý cho con, rằng bố mẹ phải trả lời thư điện tử cho đối tác, phải làm việc vì ở cơ quan không đủ thời gian.
Một số chuyên gia khẳng định, mạng xã hội giúp con người kết nối thông tin nhanh hơn. Tuy nhiên, với lứa tuổi học sinh, mạng xã hội có cạm bẫy nhiều hơn. Mặc dù vậy, bố mẹ không nên cấm đoán con vào mạng xã hội, bởi càng cấm, con càng tò mò muốn tìm hiểu. Bố mẹ nên dành khoảng 1 giờ đồng hồ vào buổi tối để trò chuyện cùng con về những điều mình đọc được trên Internet vào ngày hôm nay và hướng cho con tiếp cận với thông tin tốt, có ích. Bố mẹ cần hỏi con hôm nay ở lớp ra sao, con đã giải quyết thế nào? Thậm chí, bố mẹ nên có hai nick (biệt danh) để tìm hiểu xem con cái nghĩ gì.
Chuyên gia Phạm Hiền lưu ý, trước hết hãy dùng nick thật và xin phép được kết bạn với con một cách lịch sự. Việc này rất tốt vì tạo cho các con sự tôn trọng. Tuy nhiên, nhiều cháu không muốn mình bị theo dõi hàng ngày ở một nơi được gọi là “chốn riêng tư” trên mạng nên cần có một nick bí mật khác. Việc tạo nick “ảo” phải rất kín đáo, cần dùng các loại ảnh diễn viên mà các em hiện nay đang yêu thích. Nếu là con gái thì bố mẹ nên lập Facebook đó là nam và ngược lại. Bố mẹ cho dù ở tuổi nào, cũng nên dùng ngôn ngữ “xì tin” để nói chuyện với con cho gần gũi, tránh để con phát hiện. Thậm chí, các nick “ảo” cũng cần thay đổi liên tục vì đây là con dao hai lưỡi. Nếu để con phát hiện ra sẽ khiến các cháu rất mất lòng tin. Và một khi con mất lòng tin ở bố mẹ thì hậu quả sẽ rất nghiêm trọng.
Theo PNO
Bao giờ chồng thay đổi?
Bạn cũ của vợ ghé chơi, chồng thò đầu ra chào rồi rút lui, bạn thắc mắc: "Vợ chồng cậu vẫn ổn đấy chứ? Trước đây cứ như đôi sam, giờ sao rời rạc vậy?". Vợ gượng cười với bạn mà lòng ngổn ngang.
Lần cuối cùng vợ chồng tiếp khách cùng nhau, chở nhau đi chơi, xem phim... dường như đã xa lắc. Lúc con còn nhỏ, bận rộn lo con ốm con đau, bù đầu sinh kế, những lúc thảnh thơi hiếm hoi, vợ vẫn tựa vai chồng cùng xem ti vi, đọc báo, dắt nhau ra quán cóc đầu hẻm ăn khuya... Bao khó khăn trước mắt vẫn thấy nhẹ tênh. Giờ con lớn, công việc rảnh rang, tối đến thì vợ một nơi, chồng một góc, có khi vô tình ngồi gần nhau lại thấy gượng gạo.
Ngày xưa, mỗi lần công việc trắc trở, chồng về nhà trút nỗi niềm, vợ lắng nghe, cùng chia sẻ nhưng giờ thì khác, buồn bực gì thì chồng hú bạn ra lai rai xả stress, vì "có nói em cũng không hiểu đâu"; khiến vợ thấy mình trở nên xa lạ với chồng.
Rảnh rỗi, vợ rủ chồng học thêm chuyên môn, vừa nâng cao kiến thức, vừa để nâng cao thu nhập. Chồng miễn cưỡng theo vợ tới lớp. Cả lớp im phăng phắc, bỗng có tiếng ngáy như kéo gỗ, nhìn lại hóa ra là chồng mình. Vợ khều, chồng quê quá nên ôm tập chui xuống cuối lớp... ngủ tiếp. Tan học, vợ gọi chồng về. Chồng dụi mắt: "Công nhận vô đây ngủ ngon thiệt". Nhớ thời sinh viên, hai đứa vẫn thường vô nhà sách đọc ké. Tới trường, thấy khóa học nào hay là nhảy vào học chui. Giờ có điều kiện, chồng lại chẳng màng tới chuyện nâng cấp bản thân, khiến vợ thấy nản.
Cách ăn mặc của chồng cũng xuề xòa. Quần áo mới vợ mua, chồng để hoài trong tủ, cứ thích mặc áo cũ đi làm "cho nó bình dân, ăn diện quá thấy lạc lõng giữa bạn bè, "xa rời quần chúng". Thậm chí răng của chồng bị mẻ, ám khói thuốc, vợ giục mấy lần vẫn không chịu tới nha sĩ. Nhiều bạn cũ gặp lại, trách vợ "xài chồng hơi bị hao" khiến vợ quê muốn chết!
Vợ dành dụm được ít tiền, bạn bè rủ hùn nhau mua miếng đất ở ngoại thành kiếm lời. Vợ bàn với chồng, chồng cười hô hô "có mấy đồng lẻ mà cũng đòi kinh doanh bất động sản". Chỉ mới mấy năm, người bạn ấy đã mua được hai cái nhà để cho thuê, còn vợ chồng mình không biết đến khi nào mới đủ tiền cải tạo căn nhà đã xuống cấp... Cũng vì tính e dè, buông xuôi mà chồng bỏ qua nhiều cơ hội kiếm tiền lẫn thăng tiến. Con cái càng lớn, nhu cầu càng nhiều, vợ rối bời bởi những cân đong đo đếm tiền nong nhưng chồng cứ bình chân như vại, "trời sinh voi sinh cỏ mà em".
Mới đây, vợ vừa đi làm về, hớn hở thông báo với chồng sắp được đề bạt lên chức trưởng phòng. Chồng cười toe toét, "Vậy hả em?" rồi móc điện thoại gọi bạn bè, "nè, ra làm vài ve, mừng vợ tớ sắp được thăng chức". Chồng xách xe vù ra cửa, tới cổng còn ngoái lại nháy mắt với vợ, "khuya anh về sẽ mua cho em hộp gà rán nhé!". Vợ ngồi bệt xuống sàn nhà, dở khóc dở mếu vì thằng con chưa ai đưa tới lớp học thêm, cơm chưa nấu, nhà chưa dọn...
Vợ không dám đứng núi này trông núi nọ, so sánh chồng mình với chồng người, nhưng nhìn những người đàn ông thành đạt xung quanh, vợ không khỏi ganh tỵ với vợ của họ. Vợ không đòi hỏi những gì quá sức của chồng, nhưng ít ra chồng cũng đừng buông xuôi, mặc cho nước chảy bèo trôi như thế!
Theo VNE
Khi vợ thích "bán than" Sáng nay, ông anh cột chèo bỗng dưng gọi điện rủ uống cà phê. Nói quanh co một lúc, anh đột ngột quay sang hỏi chuyện gia đình: "Hai cửa tiệm dạo này làm ăn ì ạch lắm sao? Có cần giúp gì thì lên tiếng nghen dượng"... Nhìn vẻ mặt đầy thương cảm của anh, chồng biết vợ đã than vãn không...