Bố mẹ đừng tưởng chỉ đánh đập mới là bạo hành con, nhà văn Hoàng Anh Tú chỉ ra một hành vi đáng sợ chẳng kém
“Chúng ta nào phải làm cha mẹ trong phút chốc mà cần phải nhanh? Chúng ta làm cha mẹ cả một đời kia mà”, nhà văn Hoàng Anh Tú chia sẻ.
Làm cha mẹ chưa bao giờ là công việc dễ dàng. Không ít người vì quá nóng nảy mà có những cách giáo dục sai lầm, chẳng hạn như đánh đòn để khiến con nghe lời. Thực tế đòn roi chưa bao giờ là biện pháp đúng đắn để nuôi dạy một đứa trẻ. Bởi nó không chỉ gây ra những vết thương về thể xác mà còn cả tinh thần. Những vết thương đó có thể kéo dài suốt cuộc đời con trẻ.
Tuy nhiên không chỉ đòn roi mới gây ra những tổn thương. Có một loại bạo hành khác mà bố mẹ thường hay áp dụng với con trẻ mà không hề hay biết, đó chính là “ bạo hành lạnh”. Hiểu một cách đơn giản thì nó là việc bố mẹ “ cô lập”, không nói chuyện với con. Nói về điều này, nhà văn Hoàng Anh Tú mới đây đã chia sẻ những quan điểm, cảm nghĩ của mình:
“Hôm qua, lúc xuống thang máy, gặp hai mẹ con nhà nọ. Người mẹ chắc cũng chỉ 30-33 tuổi, cô con gái chắc 3,4 tuổi. Người mẹ đang giận, mặt lạnh te. Cô con gái cố gắng tìm cách làm mẹ hết giận nên lăng xăng. Nhưng không ngờ mẹ lại nói:
- Con thôi đi, con có biết trông con rất “giống con dở hơi” không?
Bà mẹ sau đó vẫn giữ thái độ lạnh băng suốt quãng thời gian thang máy đi xuống. Hai vợ chồng tôi nhìn nhau đầy ngán ngẩm. Vợ tôi thì thầm: “Trẻ con nó biết gì đâu”. Tôi thì không nghĩ vậy. Trẻ con chúng biết hết đấy. Trong tình huống này, tôi gọi đó là “bạo hành lạnh”. Nhìn đứa trẻ líu ríu đầu cúi gằm đi theo mẹ mà tôi thấy tội. Hôm nay, nó đã là một “con dở hơi” trong mắt mẹ…
Rất nhiều cha mẹ, trong đó có cả tôi đã không đánh đòn con vì văn minh rồi nhưng vẫn hay “bạo hành lạnh” với con kiểu đó. Chẳng hạn như làm mặt lạnh hoặc xua đuổi con, dùng giọng phán quyết với con mình hoặc nói những câu như:
- Con không yêu mẹ nữa phải không? Con làm thế là con không yêu mẹ. Con không yêu mẹ nên mẹ cũng chẳng yêu con nữa.
- Con không phải là con của mẹ. Mẹ chẳng có đứa con nào như thế này cả
- Mẹ quá thất vọng về con
Video đang HOT
- Mẹ không muốn nói chuyện với con nữa
- Mẹ không quan tâm đến con nữa
- Con đi ra chỗ khác đi. Mẹ không muốn nhìn thấy mặt con lúc này
- …
Bạo hành lạnh là việc cha mẹ xua đuổi con. Cha mẹ cô lập con. Cha mẹ thể hiện việc chán nản về con. Thậm chí lôi kéo bố hoặc mẹ hoặc ông bà, anh chị em của con về phe mình để cô lập “đứa trẻ hư”…
Nhưng vợ tôi hỏi, nếu một đứa trẻ hư và nghịch như quỷ thì chúng ta phải làm sao để nó trật tự lại? Thú thật, cách nhanh nhất vẫn là trừng phạt chúng để chúng nhận ra nguyên tắc không được xâm phạm. Nhưng tôi bảo này, chúng ta nào phải làm cha mẹ trong phút chốc mà cần phải nhanh? Chúng ta làm cha mẹ cả một đời kia mà. Sao cần phải ngay lập tức đưa con vào nề nếp bằng kỷ luật thép? Là ta lười biếng và lúc nào cũng muốn nhanh chóng thôi. Dạy con đâu phải ngày một ngày hai, đúng không? Tôi vẫn nói với vợ mình rằng nếu có thứ gì chúng ta được học từ khi sinh con có lẽ chính là lòng kiên nhẫn, sự kiên trì.
Nhìn theo bóng hai mẹ con nhà kia đi về, tôi chỉ biết thở dài. Tôi không trách người mẹ kia. Tôi không bao giờ trách những người mẹ mắng con hay kể cả đánh con. Mà tôi trách những người cha. Bởi tôi thấy phần đa những người mẹ như vậy đều là bởi họ đang có một người chồng chẳng bao giờ chịu chia sẻ với vợ mình.
Hạnh phúc của hôn nhân mới là cách giúp giáo dục con cái tốt nhất chứ không phải dạy con kiểu Do Thái, dạy con kiểu Nhật hay dạy con kiểu Mỹ. Nên tôi mới hay nói đùa trong nhiều talkshow tôi tham gia rằng: Hãy cho tôi một người chồng biết nghĩ. Tôi sẽ trở thành người vợ hạnh phúc và một người mẹ tuyệt vời.
Nhưng, có lẽ có người chồng biết nghĩ mới là thứ khó nhất của chị em vậy…”.
Vài nét về tác giả:
Hoàng Anh Tú sinh ngày 3/10/1978, là một cái tên rất quen thuộc với các độc giả Việt Nam, đặc biệt là độc giả trẻ. Anh từng là bút trưởng (thế hệ thứ ba) của hội bút Hương đầu mùa, và giữ mục Công ty Divu với tên gọi Chánh Văn trên tuần báo Hoa học trò từ năm 2000-2012.
Hiện tại, nhà văn Hoàng Anh Tú sống hạnh phúc với vợ Nguyễn Lê Trang và có 3 con là con trai Gia Bách, con gái Trà My, con gái út Phương Nguyên. Anh thường xuyên chia sẻ quan điểm về tình yêu, cuộc sống gia đình và cách nuôi dạy con cái.
Vợ bỏ đi, ông bố đơn thân yêu 2 con gái hơn cả sinh mệnh: "Vui nhất khi con cười, nguyện hy sinh tất cả vì con!"
Câu chuyện về ông bố đơn thân mang con gái vào đơn vị, lặng ngắm con nằm ngủ trong vọng gác mà lòng xót xa khiến làm nhiều người cảm động.
Có sinh con, có làm cha mẹ thì mới hiểu rằng việc sinh con, nuôi nấng một đứa trẻ không hề dễ dàng. Nuôi con trong một gia đình đủ cha, mẹ đã khó. Nuôi con trong một gia đình chẳng đủ cha, đủ mẹ còn khó khăn hơn gấp nhiều lần. Vậy mà, anh Nguyễn Xuân Việt, Gia Lai đã chọn cuộc sống làm bố đơn thân, một mình nuôi nấng 2 con gái nhỏ sau khi người vợ bỏ đi. Với anh, 2 đứa con, 2 thiên thần bé nhỏ là những gì quý giá nhất trong cuộc đời của anh. Anh nguyện làm tất cả, hy sinh tất cả để các con có cuộc sống ấm êm, hạnh phúc.
Anh Việt cùng 2 con gái Xuân Anh, Kim Oanh.
Trong một hội nhóm khá đông thành viên, anh Việt đã chia sẻ bức ảnh chụp con gái đầu lòng của anh đang ngủ say trong vọng gác. Anh Việt chia sẻ rằng, anh là bộ đội, vào những đêm phải trực, anh thường đưa con gái vào doanh trại. Đêm đó, anh có ca gác từ 23h15 đến 00h30. Con gái dậy không thấy bố nên ra vọng gác ngủ trên vọng gác của bố. Nhìn con gái say ngủ, anh đau lòng, xót xa vì không thể cho con một giấc ngủ tròn. Anh xót xa khi con lớn lên mà thiếu vòng tay của mẹ.
Hình ảnh bé gái nằm ngủ bên vọng gác khiến nhiều người xót xa
Tâm sự của anh Việt ngay lập tức thu hút sự chú ý của rất nhiều thành viên trong nhóm. Nhiều người đã động viên, an ủi anh hãy sống lạc quan, yêu đời để trở thành chỗ dựa vững chắc cho 2 con gái. Một số người còn giới thiệu để anh quen biết người phụ nữ có cùng hoàn cảnh, mong anh sớm tìm được hạnh phúc mới.
Chia sẻ với Emdep.vn, anh Việt nói rằng anh làm bố đơn thân, một mình gồng gánh nuôi 2 con gái đã 2 năm nay. Phụ nữ nuôi con mọn đã vất vả, anh là đàn ông, nuôi con mọn còn vất vả hơn. Các con còn nhỏ hay nũng nịu, quấy khóc. Anh vừa làm cha, vừa làm mẹ, cố gắng dành hết tình cảm cho các con gái. Đến giờ, anh tự hào rằng anh chăm con chẳng kém người mẹ đảm nào.
2 con gái là niềm tự hào, niềm hạnh phúc của anh Việt.
Cứ hết giờ làm là anh vội vã đi đón con gái lớn rồi mua cháo cho con gái nhỏ. Về đến nhà, anh thấy con gái nhỏ đã chờ sẵn ở cửa. Đi làm mệt mỏi nhưng về nhà nhìn thấy 2 con gái, anh quên hết cả mệt nhọc.
Anh Việt kể rằng kể từ ngày có các con gái anh hạn chế đi chơi với bạn bè hay liên hoan với các anh em trong đơn vị. " Chắc mọi người cũng thông cảm vì mình bận con nhỏ nên rất ít khi rủ rê mình đi chơi, ăn liên hoan", anh Việt chia sẻ.
Ông bố đơn thân chia sẻ rằng anh yêu các con vô hạn và nguyện hy sinh tất cả vì con. "Giờ mình chẳng ước mong gì, chỉ mong các con ngoan ngoãn, lớn lên trong tình yêu thương", anh Việt nói.
Không uổng công chăm sóc, yêu thương của bố, 2 con gái của anh, Nguyễn Thị Xuân Oanh, Nguyễn Thị Kim Anh đều rất ngoan ngoãn, hiểu chuyện. Tuy sống xa mẹ từ nhỏ nhưng các con không đòi mẹ. " Các con còn nói dù ba có nghèo, con vẫn ở với ba. Mai này khi con lớn, con sẽ mua ô tô chở ba với em đi chơi", anh Việt kể.
Đã quen với cuộc sống của bố đơn thân bên 2 con gái, anh Việt thừa nhận vẫn chưa nghĩ đến chuyện tìm hạnh phúc mới. "Khi các con lớn lên, mình mới nghĩ đến chuyện đó. Vì mình sợ khổ các con", anh Việt chia sẻ.
Trong hội nhóm, một người dùng mạng có hỏi: "Vợ anh đã bỏ anh đi theo người khác. Có bao giờ anh nghi ngờ 2 con không phải là con của mình không? Anh có dự định đi xét nghiệm ADN 2 con hay không?"
Anh Việt trả lời: "Bạn nên nhớ cá vào ao ta là của ta nên về phần xét nghiệm ADN đối với mình không cần thiết. Dù sao mình cũng nuôi 2 đứa, đứa nhỏ lúc 8 tháng giờ 2 tuổi rưỡi rồi. Mình chỉ cần hạnh phúc bên 2 bé là đủ rồi."
Tình cảm, đức hy sinh của anh Việt dành cho 2 con gái nhỏ làm nhiều người rưng rưng, xúc động. Chúc cho tổ ấm của 3 bố con lúc nào cũng luôn tràn ngập niềm vui và tiếng cười.
Trải nghiệm nuôi dạy con của mẹ Việt ở đất nước hạnh phúc nhất trên thế giới Sau 4 năm với hành trình làm cha mẹ, từ mang thai đến sinh nở và cùng con lớn khôn, tác giả nhận thấy, cha mẹ ở đâu cũng có áp lực như nhau, bất kể là nước giàu hay nghèo. Linh Phan "Không có định nghĩa chính xác nào về "nghề" làm cha mẹ. Cũng không có khái niệm hoàn hảo hay...