Bố mẹ đừng dằn vặt, mắng mỏ con

Theo dõi VGT trên

N “bật mí” thêm: “Bây giờ con còn nhỏ, con phải ở với bố mẹ thôi. Mai kia lớn rồi, con sẽ ở riêng. Con sẽ không đón bố mẹ con về ở cùng nữa…”

Tháng 6 là tháng “Hành động vì trẻ em”. Và vì thế mà chuyên gia tư vấn chúng tôi cũng muốn chia sẻ với bạn đọc nhiều câu chuyện liên quan đến các em nhỏ. Chúng tôi hy vọng qua đây, người lớn sẽ hiểu hơn về con, em mình và thấy rằng, các em chỉ nhỏ về vóc dáng chứ không non nớt về suy nghĩ như chúng ta tưởng.

Bố mẹ đừng dằn vặt, mắng mỏ con - Hình 1

Con không yêu mẹ, con không thể thân được với bố mẹ… là những lời tâm sự mà nhiều khách hàng nhí nói với chúng tôi. Lạ chưa, bố mẹ đã sinh ra các con, đổ bao mồ hôi nước mắt nuôi con khôn lớn. Lẽ nào con lại không yêu bố mẹ? Bị tôi chất vấn câu đó, nhiều em đã trả lời rất thật rằng: Con ghét mẹ vì mẹ không hiểu con. Con ghét bố vì bố hay đánh con và vì… hình như bố mẹ không yêu thương con.

N là một cô bé học ở một trường THCS ở Hà Nội. Cô bé có khuôn mặt dễ thương, nước da trắng như trứng gà bóc, mái tóc dài, đen ong ả. Nhìn bé, tôi thầm ước giá mình cũng có được một cô con gái thiên thần như thế. Và chắc, bố mẹ em cũng sẽ tự hào, hạnh phúc vì đã sinh ra em trên đời.

Ấy thế nhưng, sau này, tôi ngỡ ngàng biết rằng thực ra em và bố mẹ rất xung khắc. Nhà chỉ có 3 người thôi mà bố mẹ, con cái thường xuyên to tiếng. Vì thế, khi tôi khen em thật xinh, N đã phản ứng lại: Con ghét mái tóc, ghét nước da của con lắm, cô đừng khen con được không? “Vì sao vậy?” tôi hỏi. “Vì nó là mái tóc của mẹ, là nước da của bố mà con thì không muốn có bất cứ thứ gì giống bố mẹ cả”.

Rồi N “bật mí” thêm, bây giờ con còn nhỏ, con phải ở với bố mẹ thôi. Mai kia lớn rồi, con sẽ ở riêng. Con sẽ không đón bố mẹ con về ở cùng nữa… Đến đấy thì câu chuyện của N đã trở nên khá… căng thẳng. Tôi bắt đầu chú ý tìm hiểu nguyên nhân. N kể:

Bố mẹ chỉ sinh được mình con thôi. Nhà con cũng bình thường cô ạ. Con biết, để nuôi được con lớn tới thế này, bố mẹ con đã vất vả lắm. Hồi con nhỏ, bố mẹ con thường nhận gấp hộp giấy cho một công ty bánh kẹo để kiếm thêm tiền. Trong nhà con toàn giấy, mỗi lần bố mẹ lấy hàng về là giấy chất cao như núi. Thế mà chỉ qua vài ngày, “ngọn núi” ấy vơi dần vơi dần. Từng hộp giấy thành phẩm được bố còn chở đi, đổi lấy tiền để đong gạo. Đến khi có phong trào nuôi ốc bươu vàng, mẹ con lại chuyển sang nuôi ốc để đem bán. Mẹ nuôi ốc trong những chậu to. Mỗi chiều, con lại cùng mẹ ra chợ nhặt lá rau xà lách về… thả cho ốc ăn. Lúc đầu con ngượng, nhưng sau quen dần. Cứ thấy chỗ nào có rau, kể cả là rau vứt ở đống rác cũng chạy tới bới bới nhặt nhặt đem về. Dần dần, ốc bươu vàng không bán được nữa, mẹ con lại bỏ nuôi ốc chuyển sang làm bánh bao. Sáng tinh mơ, mẹ đã bê nồi bánh bao ra chợ bán.

Những ngày khó khăn ấy tới giờ con vẫn nhớ như in. Con luôn thấu hiểu bố mẹ đã vất vả như thế nào. Bố con thường nói: Con có nhiệm vụ phải học thật giỏi để bố mẹ vui lòng. Con thương bố mẹ nên cũng cố. Nhưng, không phải cái gì muốn là được. Hôm thì con được điểm cao, hôm con bị điểm thấp. Năm con là học sinh giỏi, năm lại chỉ đạt học sinh tiên tiến? Nhưng, bố mẹ con lại nghĩ, con luôn phải đứng đầu lớp. Bố mẹ cứ nghĩ rằng bố mẹ đã cố gắng vất vả, đổ mồ hôi sôi nước mắt nuôi con thì con cũng phải học giỏi để báo hiếu bố mẹ. Lúc nào con không học được như mong muốn là bố mẹ dằn vặt, mắng mỏ con.

Mẹ con dặn, tan học ra, con phải về nhà ngay giúp mẹ. Nhưng, có lúc con quên, mải vui với bạn về muộn. Về tới nhà thể nào con cũng bị mẹ mắng té tát. Mẹ con sẽ khóc lóc, kêu rằng con vô ơn, con bất hiếu, con không thương mẹ. Lẽ ra thấy mẹ vất vả, phải lăn vào giúp mẹ, phải làm cho bố mẹ nở mày nở mặt. Đằng này, mẹ bỏ công nuôi con, nhưng con càng lớn càng vừa lười, vừa dốt vừa vô tích sự.

Lúc đầu, nghe mẹ mắng thế, con ân hận lắm. Nhưng, con dần nhận ra, hình như con làm bất cứ cái gì cũng không khiến mẹ hài lòng. Cuộc sống khó khăn khiến bố mẹ con trở nên khắc nghiệt hơn thì phải. Hơi một tý là mẹ kể lể nuôi con vất vả, rằng công lao của bố mẹ to bằng trời biển. Rồi mẹ so sánh nhà khác có phúc, nuôi được con ngoan. Còn con thì hư đốn. Mẹ còn bảo không có con, không vì nuôi con thì bố mẹ có thể sống khỏe bằng tiền lương hàng tháng. Nhiều hôm, mẹ mắng con giữa bữa cơm khiến con nuốt không trôi. Cục cơm nghẹn cứng trong cố họng. Con thấy mình giống với kẻ ngáng chân bố mẹ, rằng có lẽ vì con mà bố mẹ khổ. Nghe mẹ nói, con im lặng thì mẹ bảo con ương bướng, lì lợm.

Con hiểu và biết ơn bố mẹ lắm. Nhưng, không có nghĩa là lúc nào con cũng phải thể hiện điều đó ra ngoài. Bố mẹ càng kể lể công lao, thì càng làm con chìm sâu trong mặc cảm và không thể thoát ra khỏi cái bóng của bố mẹ được. Con có cách yêu bố mẹ riêng. Ở lớp con, nhiều bạn mới nhỏ thế đã có hành vi ăn trộm tiền của bố mẹ. Còn con, dù đói, dù khát, dù thèm lắm một lần được đi theo các bạn, mua một chiếc kẹo mút bán ở cổng trường cũng chưa bao giờ dám lấy trộm một đồng của bố mẹ. Bởi, con biết, bố mẹ vất vả lắm mới làm ra từng đó. Có những lần, con đi nhặt rau cho ốc, đang nhặt thì gặp bạn đi chơi ngang qua. Bạn nhìn con trân trân làm con muôn độn thổ. Nhưng, rồi con nghĩ mình làm việc chân chính nên con đã lấy lại bình tĩnh. Điều này, con chưa bao giờ dám kể cho bố mẹ nghe, con sợ làm bố mẹ suy nghĩ. Không thương bố mẹ, sao con làm vậy…

N vừa kể, những giọt nước mắt cứ chảy dài trên gương mặt trong sáng của em. Kết thúc câu chuyện, N buồn buồn bảo: Con ghét con giống bố mẹ. Nếu con không phải là con bố mẹ, con không có gì liên quan đến bố mẹ con sẽ không phải làm kẻ chịu ơn nhiều như thế. Mai này, con ở riêng để bố mẹ khỏi nhìn thấy con, còn con khỏi phải nghe lời dạy biết ơn của bố mẹ.

Video đang HOT

Câu chuyện của M – cũng là một khách hàng nhí của tôi lại khác. Lần đó, tôi đang làm ở văn phòng tư vấn tâm lý học đường tại một trường THCS. Do hay quậy phá nên cô giáo chủ nhiệm đã gửi M xuống gặp tôi, nhờ tôi tìm hiểu và tư vấn để đưa M “trở lại quỹ đạo”. Cũng phải qua mấy lần tiếp xúc thì M mới dốc bầu tâm sự với tôi. Chuyện của M không quá “bi đát”. M là con cả, dưới M còn có một em trai 3 tuổi. M bảo: Con không yêu em. Nhiều lúc con muốn em chết đi để mọi việc đỡ rắc rối”.

Hóa ra sự ấm ức của M bắt đầu từ ngày em trai M ra đời. Sự lo lắng, quan tâm của bố mẹ dành cho em trai em có phần nhiều hơn. Ngày trước, nghe mọi người trêu, nếu có em, M sắp bị ra rìa, em chỉ cười. Sau M bắt đầu xâu chuỗi sự kiện và tự hỏi: Lẽ nào mình bị… ra rìa thật.

“Bố mẹ lúc nào cũng chỉ bênh em. Bà ngoại tặng con một con búp bê nhân dịp sinh nhật. Con đang chơi thì em bé nhảy vào, đòi chơi cùng. Biết tính em chỉ thích phá phách nên con la lớn, chạy ra ngoài. Thế là mẹ từ đâu chạy lại, giật con búp bê trong tay con, đưa cho em trai. Bố thì bảo: Con để em chơi cùng. Em mình mà sao không thương. Chỉ vài phút, con búp bê của con bị em vặt đứt tay, đứt đầu. Con xót xa òa khóc thì mẹ bảo: “úi giời, mai mẹ mua cho đầy. Hy sinh vì em có sao đâu. Con này đúng là ích kỷ”. Cứ thế, từ khi em trai M chào đời, M không còn thế giới riêng. Căn phòng của em luôn phải mở cửa đón em trai bất cứ lúc nào. Mọi đồ đạc của M, kể cả những thứ thuộc quyền em sở hữu M cũng không được định đoạt. Dần dà, M cảm thấy ghét em.

Con bị ốm thì mẹ chỉ hỏi han qua loa. Nhưng em ốm thì mẹ chăm bẵm. Lúc nào mẹ cũng nói em còn nhỏ nên phải được quan tâm nhiều hơn. Con làm vỡ đồ thì bố đánh. Em làm vỡ đồ thì bố mẹ tha”. Con làm sai thì phải xin lỗi em nhưng em có lỗi với con thì mẹ nói: Em còn bé đã biết gì đâu mà xin lỗi. Con lớn rồi còn tị nạnh. Con đánh em thì bị mẹ phạt, em đánh con thì vẫn được mẹ yêu.

Từ chỗ cảm thấy bị ra rìa, bị bỏ rơi, M nghĩ cách gây sự chú ý bằng việc gây gổ, phá phách. Lúc đầu bố mẹ cũng có để tâm đến M thật, nhưng lâu dần, bố mẹ bắt đầu nổi cáu. Bố M tức M ra mặt và còn bảo M “hỏng toàn bộ”, càng lớn càng lý. Mẹ M thì càng tỏ ra yêu em hơn. Mẹ lại so sánh rằng em thì ngoan còn M thì hư. Cuối cùng, chán đời, M càng ngổ ngáo, gây sự ở lớp để tự tìm lại công bằng cho mình. Người lớn bắt nạt con thì con phải đi bắt nạt người khắc. Chẳng lẽ con phải im, con phải trở thành cái bia để ai muốn bắn thế nào thì bắn”, M kể, giọng buồn buồn.

Sau này, tôi đã tìm gặp bố mẹ M và trao đổi với họ về tình hình của con gái. Nghe tôi nói, bố mẹ M rất ngạc nhiên vì nghĩ rằng mình vẫn yêu cả hai con. Họ quan tâm đến con út chẳng qua vì con còn quá nhỏ. Còn M đã lớn, đã tự lo được cho bản thân rồi.

Bố mẹ đừng dằn vặt, mắng mỏ con - Hình 2

Thế đấy, sinh con và nuôi con là hai việc hoàn toàn khác nhau. Không phải cứ sinh con ra là chúng ta nghiễm nhiên trở thành ông bố bà mẹ đúng nghĩa. Nhiều ông bố bà mẹ cứ nghĩ là họ đang yêu con, họ làm việc vất vả cũng là vì yêu con đấy thôi. Nhưng, thực tế đâu phải vậy.

“Khi có chuyện buồn, con thường tự giải quyết một mình hoặc tâm sự với bạn. Con thấy nói với bạn còn dễ hơn nói với bố mẹ. Bố mẹ không hiểu con, khi con nói thì bố mẹ lại chỉ cười phá lên và bảo đúng là chuyện vớ vẩn, trẻ con linh tinh”.

“Bố mẹ không có thời gian cho con. Bố mẹ chỉ biết áp đặt suy nghĩ của mình vào con. Cái gì bố mẹ cho là đúng thì là đúng, sai là sai, con không được cãi nửa lời. Con phải học theo cách của bố mẹ, ăn những gì bố mẹ bảo bổ ngay cả khi con không muốn ăn”.

“Bố mẹ chỉ biết mắng con, kêu con là vô dụng. Thực ra, con cũng có lòng tự trọng của con chứ. Bố mẹ đừng nghĩ con đang phụ thuộc vào mình thì muốn nói sao, mắng sao cũng được”.

Đó là những lời tâm sự của các em nhỏ gửi tới văn phòng tư vấn tâm lý của chúng tôi. Là cha mẹ, chắc không ai không mong muốn gần gũi với con, làm bạn của con… Vậy thì, hãy sửa đổi ngay những gì chúng ta đang mắc phải trong cách ứng xử với các con nhé.

Theo ANTD

Đừng so sánh, ép buộc con cái phải giỏi giang

Cô bé là khách hàng nhỏ tuổi bất đắc dĩ của văn phòng tư vấn tâm lý của chúng tôi. Gia đình đưa bé đến đây để nhờ chúng tôi can thiệp sau khi "bắt" được bé đang dạt nhà đi bụi tận Sài Gòn.

Sau khi được nghe tóm tắt bảng thành tích bất hảo của vị khách hàng nhí này, chúng tôi nhìn nhau, bụng bảo dạ: Ca tư vấn này sẽ gian nan và khó lắm đây.

Tôi vẫn còn nhớ hôm đó, khi mẹ bé điện thoại tới văn phòng. Từ đầu dây bên kia, người phụ nữ khóc nức nở, cầu xin các chuyên gia tư vấn hãy hết lòng giúp đỡ, làm sao tác động đến con mình, đưa bé trở về cuộc sống "lương thiện". "Tôi vẫn hy vọng tính thiện trong con gái tôi chưa mất hẳn. Nó vẫn còn lẩn khuất đâu đó. Các chuyên gia hãy tìm ra nó, hãy khơi gợi nó về những điều tốt đẹp. Nó là cuộc sống, là tương lai của cả gia đình tôi".

Tất nhiên, chẳng phải vì là "người cung cấp dịch vụ" và người phụ nữ đó là khách hàng mà chúng tôi mới cố gắng làm tốt nhất có thể. Tôi nghĩ rằng, chẳng có ai cầm lòng được khi nhìn một đứa trẻ lớn lên hư hỏng, ngỗ ngược cả. Gác máy điện thoại rồi, tôi vẫn nhớ những câu nói cuối của người mẹ: Các chuyên gia hãy hỏi con gái giúp tôi xem tại sao nó không yêu tôi. Tôi đã làm hết cách cho nó, tôi sinh nó ra, nuôi nó lớn, thế mà nó luôn lạnh lùng với tôi. Đôi lúc nó còn coi tôi như kẻ thù. Chẳng lẽ, đạo lý tối thiểu là con phải có hiếu và biết ơn cha mẹ, nó cũng không hiểu sao. Trời ơi, sao tôi khổ thế này...

Cô bé cuối cùng đã ngồi trước mặt tôi, dáng gầy, da đen bóng, mái tóc thì cắt ngắn cụt lủn, lơ xơ. Có lẽ, đó là "di chứng" còn lại của những tháng ngày bé đi phiêu bạt đây đó. Mặc cho người mẹ đứng bên cạnh khóc lóc sụt sùi, bé vẫn... tỉnh bơ, nhìn vào khoảng không vô định. Tôi ra hiệu người mẹ ra ngoài để tôi bắt đầu làm việc. Tôi lấy cho vị khách hàng nhí một cốc nước mát. Thay vì ngồi ở vị trí thường lệ, cách khách hàng qua một chiếc bàn, lần này, tôi kéo ghế ra ngoài, ngồi cạnh bé.

Đừng so sánh, ép buộc con cái phải giỏi giang - Hình 1

Hơn bao giờ hết tôi muốn ở thật gần em. Trong linh cảm, tôi nghĩ em không phải "hỏng hết rồi" như gia đình vẫn nghĩ. Khẽ nắm lấy bàn tay cô bé, tôi hỏi nhỏ: Con à, thế có việc gì xảy ra với con vậy. Con có thể chia sẻ với cô không? Cứ ngỡ cô bé sẽ phản ứng gay gắt sẽ giật tay lại, sẽ quay sang tôi đáp những lời ngỗ nghịch, ương bướng. Nhưng không, bé chỉ thở dài, cứ để im bàn tay thơ dại trong lòng bàn tay tôi. Rồi những giọt nước mắt chảy dài. Cô bé khóc.

Phải sau vài lần qua lại văn phòng chúng tôi nữa, thì cô bé mới bắt đầu cởi mở.

Bé sinh ra trong một gia đình có bố mẹ đều là cán bộ công chức. Nhà bé cũng có truyền thống về học hành. Nhưng, khác với những gì bố mẹ mong muốn, sức học của bé không được tốt. Bạn bè học một thì bé phải học năm, học bẩy mới hiểu. Và thế là, ngay từ năm học lớp 1, bé đã đứng trong danh sách 5 học sinh cuối bảng của lớp. Lần đó, khi biết về thành tích học tập của con, bố mẹ bé đã rất sốc. Họ bắt đầu la lối, cho rằng... con mình sắp hỏng, hỏng thật sự.

"Mẹ con than thân trách phận rằng con ngu con dốt. Bố con thì bảo, bố không dám ra đường nhìn mặt một ai. Ai đời bố thạc sỹ, sắp học lên tiến sĩ mà con... thì đứng cuối lớp" - cô bé sụt sùi.

Sau lần đó, bố mẹ bắt tay vào chiến dịch "cải tạo" con gái. Họ lên cho bé một kế hoạch học tập kín mít. Các môn học, giờ học kéo dài ra còn giờ chơi thì ngắn lại. Tối nào, bé cũng có một gia sư tới tận nhà, ngồi tận bàn để kèm cặp. Nhưng, càng ép, bé càng... học không vào. Sang năm lớp 2, lớp 3 tình hình vẫn không cải thiện. Đến năm lên lớp 4 thì... cô bé chán học hẳn. Gia sư đến chỉ được vài ngày, thấy mặt bé lì lì, gọi không thưa, hỏi không trả lời bài tập giao không làm... thì chán hẳn. Bố mẹ bé lúc đầu còn hăng hái đổi người, thuê thầy thuê thợ, sau cũng buông xuôi, kệ con muốn ra sao thì ra. Hệ quả là dần dần, cô bé tụt hạng, trở thành học sinh yếu kém nhất lớp. Có năm, các cô giáo phải động viên cứu vớt mãi thì bé mới lên nổi lớp.

"Tại sao, bao nhiêu người đến với con, cố gắng giúp con vươn lên, sống tốt hơn, học tốt hơn mà con không hợp tác". Tôi hỏi.

"Đơn giản vì những gia sư chỉ biết đến, bắt con học và làm theo ý họ dù con không muốn" - cô bé đáp, đôi mắt nhìn tôi buồn buồn.

Càng tiếp xúc với cô bé, tôi càng nhận ra, bé không quá lì lợm như mọi người vẫn nghĩ. Bé vẫn còn trẻ con lắm. Tâm hồn bé trong sáng. Bé vẫn thích được mọi người dỗ dành. Thậm chí, có lúc khi tôi nói "hơi nặng lời" cô bé còn rơm rớm nước mắt rồi ra điều... dỗi tôi. "Giá mà ai cũng như cô thì thích nhỉ. Sao con không là con gái của cô chứ...".

Câu chuyện của cô bé lại tiếp tục với hồi tưởng về những lần bị bố mẹ mắng "như tát nước". Quá sốt ruột khi thấy con kém, con hư, mẹ cô bé chuyển sang mắng mỏ con thậm tệ. "Mỗi lần ăn cơm, vừa bưng bát lên thì mẹ bảo: Chỗ cơm đó, để nuôi chó thì nó còn biết giữ nhà cho chủ. Mày cũng ăn cơm mà sao mỗi ngày mỗi dốt. Con nhà khác đã ngu thì phải chăm. Còn mày thì hỏng toàn bộ" cô bé khóc. Ban đầu, cô bé bị tổn thương, phản ứng lại bằng cách không ăn nữa. Nhưng rồi, cô bé hiểu rằng, nhịn chỉ thiệt thân, thế là bé trở nên bất cần. Mặc cho mẹ sỉ nhục bé vẫn "câng câng" ngồi đó, ăn uống no say, thậm chí còn lầm nhầm hát trong miệng. Bé phát hiện ra rằng, bé làm thế càng khiến mẹ tức điên. Bé ghét mẹ hơn vì hận câu nói của mẹ. Bé nghĩ rằng, mẹ coi việc nuôi bé cũng như nuôi con vật giữ nhà.

Gia đình càng nghĩ cô bé hỏng, thì bé lại càng hỏng để trả thù. Đến lớp, suốt ngày bé gây sự, đánh nhau với bạn. Về nhà, bé đánh con hàng xóm. Gặp bạn bố mẹ, cô bé không chào. Có lần, cô bé còn tưới nước mắm lên xe ô tô của sếp bố mình. Khi ông sếp la lớn, còn bố mẹ cô thì ra sức xin lỗi rồi đánh xe đi cọ rửa, bé ở trên gác nhìn xuống cười khoái trá.

Bé càng thích hơn khi khắp nơi người ta gọi bé là đầu gấu, là bất trị. Trẻ con khu phố không ai dám dây với bé. Nhưng, bé "khoái nhất" là bố mẹ cũng bị... khổ nhục vì mình. Họ không dám đi đâu, không dám "ngẩng mặt lên với đời" vì chót có một đứa con hư như bé.

Tôi hỏi cô bé lý do vì sao bé bỏ nhà đi bụi, cô bé trả lời: Bao năm rồi, con bị giam trong căn nhà đó, con thèm được đi đây đi đó. Nhưng, bố mẹ con tuyên bố, có chết cũng không cho con đi. Con vẫn nhớ hồi năm lớp 1, con ước ao dượt đi biển mùa hè, thế mà chỉ vì cái danh hiệu "chết tiệt" mà mẹ cấm cửa con. Học giỏi học khá là cái gì mà sao... quan trọng thế nhỉ.

Tôi lại hiểu thêm một vấn đề về cách giáo dục con của bố mẹ cô bé. Họ treo thưởng cho con, rằng con được cái này, cái kia... thì sẽ cho con phần thưởng. Nhưng, nếu bé không đạt được thì... họ cắt hết. Suốt bao năm qua, bé vẫn chưa một lần được đi biển chỉ vì không học giỏi như bố mẹ muốn. Cuối cùng, bé quyết định phải tự đi. Bé lần túi bố mẹ, lấy được nắm tiền to rồi ra ga, mua vé vào miền Nam. Bé lang thang ở đó 10 ngày thì bị... gia đình bắt được. Do còn bé nên bé chưa "cao mưu" trong việc lẩn trốn. Biết tính con gái thích chơi bời, bố mẹ bé đã tìm thấy con đang hăng say chơi games ở khu thương mại.

Ngồi cạnh bé, ngắm nhìn gương mặt bé, tôi thấy thương bé nhiều hơn. Con gái tôi, cũng chạc tuổi bé nhưng còn nhút nhát lắm. Tóc con gái tôi dài tới tận thắt lưng, còn bé, thì tóc cụt lủn. "Con cắt vậy để đi bụi cho dễ, khỏi phải chải đầu mà gội cũng nhanh. Nhiều lúc con chỉ dúi đầu vào vòi nước máy ven đường là xong cô ạ". Nghe bé nói, tôi trào nước mắt. Tôi quàng tay, ôm chặt bé vào lòng. Bỗng dưng, bé òa khóc nức nở. Cô ơi, con sai lắm rồi phải không. Rồi bé dụi mái đầu "oi khói" vào ngực tôi, bé hiền và ngoan như một chú mèo nhỏ đang thèm khát được che chở.

Đừng so sánh, ép buộc con cái phải giỏi giang - Hình 2

Tôi bắt đầu nói chuyện với bố mẹ bé. Tôi khẳng định rằng con họ không hư, không hỏng, không "liệt" toàn phần như họ nghĩ. Chỉ có điều, bố mẹ bé không muốn chấp nhận năng lực học của con có hạn. Họ đặt hết kỳ vọng vào con, bất chấp nó quá lớn so với sức lực của bé. Và tôi cũng đã có đáp án rằng vì sao bé không yêu mẹ. Thực ra, bé cũng rất người lớn, bé cũng hiểu chuyện. Nhưng, bố mẹ và bé đã không có được tiếng nói chung. Bố mẹ bé đã chọn sai đường trong việc giáo dục con nên người.

Người mẹ bật khóc khi tôi kể bé thèm được ôm ấp vỗ về như thế nào. Tôi hỏi người mẹ: Bao lâu rồi chị không ôm con? Người mẹ im lặng không đáp. Hình như lâu rồi, chị đã quên ôm áp, vỗ về con mình. Cũng lâu rồi, chị và chồng chỉ mắng mỏ, xỉ nhục bé. Với họ, xỉ nhục là cách để làm cho con "tức lên" mà phấn đấu nên người.

Tôi kể cho người mẹ nghe về một khách hàng của tôi trước đây. Chị ấy cũng có con thuộc diện cá biệt, học kém. Nhưng, chị ấy đã luôn động viên con. Chỉ một nỗ lực nho nhỏ thôi của con gái, cũng được đánh giá và ghi nhận. Cuối cùng nhờ được động viên, tin tưởng, cô bé ấy đã tốt nghiệp THPT và đỗ vào cao đẳng. "Chị đừng so sánh con với người khác mà hãy nhìn thấy nỗ lực của con. Nếu con đã cố gắng, thì chị hãy vui mừng cho dù có thể nó chưa là gì với những đứa trẻ khác".

Tôi còn nói với người mẹ nhiều nữa về cách giáo dục, động viên trẻ. Rằng chị đừng trừng phạt bé bằng việc cắt toàn bộ ước mơ, mong muốn của con. Bé cũng có quyền được sống, được vui vẻ, được nghỉ ngơi như mọi người. Và cuối cùng, tôi kịch liệt phản đối kiểu bạo hành tinh thần con cái. Bé cũng là con người, cũng có lòng tự trọng. Cha mẹ không thể lấy quyền nuôi dưỡng con để có thể mắng mỏ, làm nhục con thế nào cũng được.

Tôi không rõ người mẹ ấy sẽ hiểu và thực hành được bao nhiêu trong lời khuyên của tôi. Nhưng, sau nhiều hôm cùng con qua lại văn phòng, lần đầu tiên tôi thấy chị nắm tay con ra về và cô bé cũng không tỏ ra phản kháng lại. Tôi mong lắm, một kết thúc có hậu trong gia đình chị.

Theo ANTD

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Công ty không thưởng Tết, tôi cắt khoản trà sữa, KFC của con để có tiền về quêCông ty không thưởng Tết, tôi cắt khoản trà sữa, KFC của con để có tiền về quê
07:10:17 25/12/2024
Con dâu xuống tiền xây tặng bố mẹ chồng căn nhà 2 tầng nhưng tờ giấy rơi ra hôm mừng tân gia mới là điều gây sốcCon dâu xuống tiền xây tặng bố mẹ chồng căn nhà 2 tầng nhưng tờ giấy rơi ra hôm mừng tân gia mới là điều gây sốc
10:22:57 24/12/2024
Mẹ tôi khó chịu khi biết ông thông gia ngày nào cũng lén lút trước cửa nhà con gái, nhưng rồi bà bật khóc khi biết sự thật phía sauMẹ tôi khó chịu khi biết ông thông gia ngày nào cũng lén lút trước cửa nhà con gái, nhưng rồi bà bật khóc khi biết sự thật phía sau
07:34:25 25/12/2024
U50 không cho em trai mượn sổ đỏ để vay tiền liền bị em bêu riếu khắp nơi, cay đắng nhận ra một điều đắt giáU50 không cho em trai mượn sổ đỏ để vay tiền liền bị em bêu riếu khắp nơi, cay đắng nhận ra một điều đắt giá
07:37:35 25/12/2024
Nhìn trán con bị bầm tím, tôi lỡ nói nặng lời với mẹ chồng nào ngờ phải trả cái giá quá đắtNhìn trán con bị bầm tím, tôi lỡ nói nặng lời với mẹ chồng nào ngờ phải trả cái giá quá đắt
07:05:20 26/12/2024
Anh trai chồng cũ ép tôi phải chăm mẹ già tai biến, tôi vừa từ chối xong liền bị trả thù bằng chiêu dở khóc dở cườiAnh trai chồng cũ ép tôi phải chăm mẹ già tai biến, tôi vừa từ chối xong liền bị trả thù bằng chiêu dở khóc dở cười
06:49:03 26/12/2024
Em trai nhận nuôi mẹ nên được chia nhiều đất hơn nhưng khi bà bị bệnh thì em ấy trở mặt khiến cả nhà lao nhaoEm trai nhận nuôi mẹ nên được chia nhiều đất hơn nhưng khi bà bị bệnh thì em ấy trở mặt khiến cả nhà lao nhao
07:24:07 25/12/2024
Cuối năm được chồng tặng tiền tỷ, tôi sợ hãi ném trả khi biết số tiền có được từ aiCuối năm được chồng tặng tiền tỷ, tôi sợ hãi ném trả khi biết số tiền có được từ ai
07:17:24 25/12/2024

Tin đang nóng

Cặp đôi "chị - em" Vbiz để lộ bằng chứng sống chung nhà?Cặp đôi "chị - em" Vbiz để lộ bằng chứng sống chung nhà?
07:59:00 26/12/2024
Tổng Giám đốc Công ty cổ phần Triệu nụ cười bán tiền ảo thu 30 tỷ bằng cách nào?Tổng Giám đốc Công ty cổ phần Triệu nụ cười bán tiền ảo thu 30 tỷ bằng cách nào?
07:06:19 26/12/2024
Sao Việt 26/12: Diễm My 9X khoe bụng bầu bên chồng dịp Giáng sinhSao Việt 26/12: Diễm My 9X khoe bụng bầu bên chồng dịp Giáng sinh
08:32:35 26/12/2024
Ông chú U45 cưới cô gái kém 20 tuổi ở Đà Nẵng: Rước dâu bằng mô tô, sính lễ cưới có Baby ThreeÔng chú U45 cưới cô gái kém 20 tuổi ở Đà Nẵng: Rước dâu bằng mô tô, sính lễ cưới có Baby Three
06:46:31 26/12/2024
Đoàn luật sư TP.HCM lên tiếng vụ luật sư tập sự tổ chức sử dụng ma túyĐoàn luật sư TP.HCM lên tiếng vụ luật sư tập sự tổ chức sử dụng ma túy
08:42:09 26/12/2024
Kêu gọi tố giác huy động vốn như vụ Công ty GFDI vỡ nợ 3.700 tỉ đồngKêu gọi tố giác huy động vốn như vụ Công ty GFDI vỡ nợ 3.700 tỉ đồng
08:32:31 26/12/2024
Kiện chồng Bích Tuyền đòi 50 triệu USD, Đàm Vĩnh Hưng: 'Không làm gì vô cớ'Kiện chồng Bích Tuyền đòi 50 triệu USD, Đàm Vĩnh Hưng: 'Không làm gì vô cớ'
09:27:51 26/12/2024
Vụ vé số trúng 2 tỷ đồng: Công an từ chối cung cấp kết quả giám địnhVụ vé số trúng 2 tỷ đồng: Công an từ chối cung cấp kết quả giám định
09:33:07 26/12/2024

Tin mới nhất

Bất chấp cảnh báo để cố sinh bằng được con trai, giờ đây khi hơn 70 tuổi, bố mẹ bắt 3 đứa con gái phải gánh vác trách nhiệm nuôi nấng em trai mắc hội chứng Down

Bất chấp cảnh báo để cố sinh bằng được con trai, giờ đây khi hơn 70 tuổi, bố mẹ bắt 3 đứa con gái phải gánh vác trách nhiệm nuôi nấng em trai mắc hội chứng Down

07:02:26 26/12/2024
Hành trình chăm sóc cho em trai quả thực không hề dễ dàng, đứa bé sức đề kháng rất kém, ốm đau liên miên, các mốc phát triển đều chậm chạp hơn rất nhiều.
Chị dâu kiếm tiền giỏi, biết cách sống, thế mà tình cờ tôi nghe thấy chị than thở một câu đủ khiến tôi vỡ vụn trong lòng

Chị dâu kiếm tiền giỏi, biết cách sống, thế mà tình cờ tôi nghe thấy chị than thở một câu đủ khiến tôi vỡ vụn trong lòng

06:58:47 26/12/2024
Ai cũng có áp lực riêng. Người càng thành công và mạnh mẽ thì áp lực trên vai càng lớn. Anh trai tôi may mắn lấy được một người vợ tốt.
Bố chồng có lương hưu hơn 30 triệu nhưng tháng nào cũng vay thêm tiền: Con dâu nghe lén điện thoại thì chết điếng vì phát hiện bí mật

Bố chồng có lương hưu hơn 30 triệu nhưng tháng nào cũng vay thêm tiền: Con dâu nghe lén điện thoại thì chết điếng vì phát hiện bí mật

06:56:03 26/12/2024
Cả hai vợ chồng từng lo lắng vì bố chồng luôn tiêu hết sạch lương hưu. Tôi tên Dương Vĩ, năm nay 38 tuổi. Tôi và chồng là bạn học cấp ba và đại học
Chăm sóc mẹ chồng ở bệnh viện hết mực chu đáo, vô tình nghe một câu nói của bà, tôi đau lòng bỏ về ngay trong đêm

Chăm sóc mẹ chồng ở bệnh viện hết mực chu đáo, vô tình nghe một câu nói của bà, tôi đau lòng bỏ về ngay trong đêm

06:52:23 26/12/2024
Làm con dâu thì cứ yên phận, đừng sống hết lòng hết dạ. Khi sự việc vỡ lỡ thì cũng không đến mức điêu đứng, bàng hoàng.
Vì muốn được bố vợ chia đất, chồng tôi từ bỏ việc chữa vô sinh, đồng thời đưa ra ý tưởng làm tôi hoang mang tột cùng

Vì muốn được bố vợ chia đất, chồng tôi từ bỏ việc chữa vô sinh, đồng thời đưa ra ý tưởng làm tôi hoang mang tột cùng

06:45:51 26/12/2024
Là phụ nữ chịu nhiều thiệt thòi, đừng vì nghĩ cho chồng mà quên mất giá trị bản thân. Cứ thụ tinh nhân tạo để kiếm đứa con, dù gì nó cũng là máu mủ của người vợ.
Nghỉ việc nhà nước đi làm tự do, nữ thạc sĩ bị bố mẹ từ mặt 3 năm

Nghỉ việc nhà nước đi làm tự do, nữ thạc sĩ bị bố mẹ từ mặt 3 năm

06:42:30 26/12/2024
Tôi từng là niềm tự hào của bố mẹ vì học giỏi, có bằng thạc sĩ. Ước mơ cả đời của mẹ là mong tôi có công việc nhà nước ổn định.
Chồng tôi tự khai chuyện ngoại tình rồi nhờ vợ đòi lại 170 triệu anh ta đầu tư cho nhân tình đi thẩm mỹ

Chồng tôi tự khai chuyện ngoại tình rồi nhờ vợ đòi lại 170 triệu anh ta đầu tư cho nhân tình đi thẩm mỹ

07:30:45 25/12/2024
Chuyện chia tay người yêu đòi quà thì có nhiều rồi nhưng chia tay bồ đòi quà mới là chuyện hiếm có khó gặp. Trong suốt 3 năm trôi qua, tôi mải mê chăm sóc gia đình nhỏ và xây dựng tổ ấm.
Biết tin tôi bệnh, cô hàng xóm cầm chục trứng gà sang thăm, tôi bực quá nói một câu thì cô ấy giận dữ xách trứng bỏ về

Biết tin tôi bệnh, cô hàng xóm cầm chục trứng gà sang thăm, tôi bực quá nói một câu thì cô ấy giận dữ xách trứng bỏ về

07:27:24 25/12/2024
Hàng xóm thôi mà, ai sống sao thì mình sống lại như vậy, chẳng cần phải lấy lòng ai cả. 2 năm nay, cạnh nhà tôi có vợ chồng cô Nhi chuyển đến ở.
Anh trai cầm xem hồ sơ khám bệnh của tôi, đôi mắt đỏ hoe rồi nói một câu khiến cả nhà chấn động

Anh trai cầm xem hồ sơ khám bệnh của tôi, đôi mắt đỏ hoe rồi nói một câu khiến cả nhà chấn động

07:20:47 25/12/2024
Cuộc đời này, có một người anh trai như thế đã là phúc phận rất lớn rồi. Tôi lấy chồng, sinh được đứa con trai thì ly hôn.
Nhắc đến chuyện về quê ngoại ăn Tết, chồng đang vui vẻ bỗng dưng giận dỗi cả tuần

Nhắc đến chuyện về quê ngoại ăn Tết, chồng đang vui vẻ bỗng dưng giận dỗi cả tuần

07:13:51 25/12/2024
Từ lúc tôi đề cập đến dịp Tết về quê ngoại, chồng bỗng dưng tỏ ra giận dỗi không muốn đi. Tôi năm nay 33 tuổi, đã lập gia đình được 6 năm nay.
Làm ông già Noel đi chuyển quà, tôi phát hiện bí mật động trời của anh rể

Làm ông già Noel đi chuyển quà, tôi phát hiện bí mật động trời của anh rể

07:06:02 25/12/2024
Bị bạn gái bắt làm ông già Noel giao quà cho các khách hàng nhí của cô ấy, tôi phát hiện bí mật động trời của người anh rể mà ai cũng tưởng là ông chồng quốc dân .
Lập nick ảo chát với chồng, tá hỏa phát hiện mình "qua đời" từ lâu

Lập nick ảo chát với chồng, tá hỏa phát hiện mình "qua đời" từ lâu

10:17:01 24/12/2024
Khi tôi lập nick ảo chát với chồng, mới biết anh ấy chuyên thả thính bằng cách tâm sự đang sống cô đơn, vợ mất đã nhiều năm nhưng không muốn đi bước nữa vì đau buồn...

Có thể bạn quan tâm

Chảo mất hết lớp chống dính cũng đừng vứt đi, làm theo cách này biến chảo cũ thành chảo mới dễ dàng

Chảo mất hết lớp chống dính cũng đừng vứt đi, làm theo cách này biến chảo cũ thành chảo mới dễ dàng

Sáng tạo

10:27:18 26/12/2024
Đây là mẹo hay giúp bà nội trợ khôi phục chảo cũ thành chảo mới, tiết kiệm khá nhiều tiền. Một phương pháp đơn giản và tiết kiệm để phục hồi lớp chống dính trên chảo là sử dụng sữa tươi.
Thức ăn cho gà 'lên đời' thành đặc sản, giá hơn nửa triệu/kg

Thức ăn cho gà 'lên đời' thành đặc sản, giá hơn nửa triệu/kg

Lạ vui

10:26:44 26/12/2024
Đặc sản này rất khó nuôi, kén môi trường sống nên mức giá của nó chỉ tăng không giảm. Từ thức ăn cho gà thành đặc sản giá trên trời .
Kazakhstan thông báo 38 người đã thiệt mạng trong vụ máy bay rơi

Kazakhstan thông báo 38 người đã thiệt mạng trong vụ máy bay rơi

Thế giới

10:25:49 26/12/2024
Các quan chức Kazakhstan cho biết 38 người đã thiệt mạng sau khi một máy bay chở khách của Azerbaijan bị rơi ngày 25/12 ở gần thành phố Aktau.
Gái Hàn sang Việt Nam "quậy đục nước": Đạp xích lô, đi bốc vác, sốc nhất là gặp Lê Tuấn Khang

Gái Hàn sang Việt Nam "quậy đục nước": Đạp xích lô, đi bốc vác, sốc nhất là gặp Lê Tuấn Khang

Netizen

10:24:38 26/12/2024
Khi đi du lịch, đâu chỉ là đi tham quan và check-in những địa điểm sang chảnh. Nhiều du khách ngày càng ưa chuộng hình thức du lịch trải nghiệm như thử các hoạt động thường ngày của người dân bản địa.
Sao Hàn 26/12: Sao nữ Reply 1988 vỡ filler ngực khi tập gym, Seungri phát tướng

Sao Hàn 26/12: Sao nữ Reply 1988 vỡ filler ngực khi tập gym, Seungri phát tướng

Sao châu á

10:23:32 26/12/2024
Sao nữ Reply 1988 bị vỡ filler ngực khi tập gym; Seungri phát tướng khó nhận ra, thu hút sự quan tâm đặc biệt của công chúng Hàn Quốc.
Netizen truy tìm sự thật về bức hình Dương Domic và Linh Ka đang sống chung

Netizen truy tìm sự thật về bức hình Dương Domic và Linh Ka đang sống chung

Sao việt

10:20:55 26/12/2024
Vào tối 25/12, Dương Domic và hot girl Linh Ka bất ngờ được réo gọi trên khắp các diễn đàn mạng xã hội. Nguyên do vì bị soi ra khoảnh khắc cả hai check-in căn phòng có thiết kế giống hệt nhau.
Ủy ban Kiểm tra Quân ủy Trung ương đề nghị kỷ luật 12 cán bộ

Ủy ban Kiểm tra Quân ủy Trung ương đề nghị kỷ luật 12 cán bộ

Tin nổi bật

10:19:21 26/12/2024
Thượng tướng Trịnh Văn Quyết, Bí thư Trung ương Đảng, Ủy viên Thường vụ Quân ủy Trung ương, Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Quân ủy Trung ương chủ trì kỳ họp.
Ba đối tượng vận chuyển 80kg ma túy

Ba đối tượng vận chuyển 80kg ma túy

Pháp luật

10:11:46 26/12/2024
Ngày 25/12, Công an tỉnh Hòa Bình cho biết, lực lượng công an tỉnh vừa đấu tranh, triệt phá đường dây, bắt giữ 3 đối tượng vận chuyển trái phép chất ma túy.
5 gam màu áo dài không thể thiếu mùa tết 2025

5 gam màu áo dài không thể thiếu mùa tết 2025

Thời trang

10:04:53 26/12/2024
Để có thể chọn đúng và tăng thêm nhiều lần mặc lại chiếc áo dài yêu thích và bám sát xu hướng, mời nàng tham khảo những gợi ý đến từ 5 gam màu áo dài thống trị mùa Tết Ất Tỵ 2025.
Tranh thủ cuối năm detox làn da nhanh đẹp đón Tết

Tranh thủ cuối năm detox làn da nhanh đẹp đón Tết

Làm đẹp

10:01:24 26/12/2024
Khi sử dụng mặt nạ đất sét, hãy nhớ thoa đều và để khoảng 10-15 phút trước khi rửa sạch bằng nước ấm. Sau khi đắp mặt nạ, bạn có thể cảm nhận làn da thông thoáng, mịn màng và sạch sẽ hơn.
Lương Bích Hữu, Bảo Thy, Nhã Phương "lên đồ" cá tính khoe vẻ trẻ trung

Lương Bích Hữu, Bảo Thy, Nhã Phương "lên đồ" cá tính khoe vẻ trẻ trung

Phong cách sao

10:00:08 26/12/2024
Nhã Phương, Bảo Thy, Lương Bích Hữu vừa thực hiện bộ ảnh thời trang với những trang phục phá cách, khiến nhiều người trầm trồ vì vẻ trẻ trung so với tuổi.