Bố mẹ đẻ lo của hồi môn cho con gái, cưới về bị mẹ chồng đòi giữ hộ
Nhiều bố mẹ phải tích góp cả đời, thậm chí đi vay mới có một khoản hồi môn hậu hĩnh để tặng con gái khi về nhà chồng.
Thế nhưng trớ trêu thay, cưới chưa được bao lâu, con gái nước mắt ngắn dài vì mẹ chồng đòi giữ hộ toàn bố của cải đó.
Của hồi môn là bố mẹ đẻ lo cho con gái khi về nhà chồng. (Ảnh minh họa: Thanh Niên)
Của hồi môn ngày càng “lên giá”
Từ xa xưa, khi con gái về nhà chồng, bố mẹ sẽ dành tặng một số tiền, vàng hay của cải gì đó gọi là cửa hồi môn. Nó xuất phát từ tình thương của bố mẹ và mong muốn con gái có cuộc sống mới sung túc, ấm no hơn. Từ trước đến nay, mọi người đều không quá coi trọng của hồi môn bởi nó còn phụ thuộc vào kinh tế bậc sinh thành. Bố mẹ nuôi con ăn học khôn lớn đã là điều may mắn, hà cớ gì chỉ trông chờ vào giá trị của chúng khi lấy chồng.
Nhiều người tặng cho con tiền tỷ khi về nhà chồng. (Ảnh minh họa: Thanh Niên)
Tuy nhiên, những năm gần đây, của hồi môn trở nên nhạy cảm hơn bao giờ hết khi những cái tít gây sốt về của hồi môn luôn xuất hiện trên mạng xã hội. Không ít cô dâu khi về nhà chồng được bố mẹ tặng siêu xe, biệt thự hàng chục tỷ đồng hay thậm chí cổ phần công ty với giá trị lên tới hàng trăm tỷ đồng. Những cụm từ: “Cô dâu An Giang được bố mẹ tặng 540 tỷ đồng”, “đám cưới miền Tây cô dâu nhận hơn 100 tỷ đồng”, “đám cưới có của hồi môn khủng lên tới cả nghìn tỷ đồng’… chẳng còn quá xa lạ và dường như nó vô tình gây nên áp lực khá lớn trong cộng đồng.
Điều này vô tình gây áp lực lên những gia đình có con lấy chồng. (Ảnh minh họa: Thanh Niên)
Bố mẹ “méo mặt” vì muốn con bằng bạn bằng bè
Bây giờ xã hội ngày càng hiện đại, con người không chỉ ganh đua về tri thức, tiền bạc, đồ áo, trang sức… mà thậm chí là cả của hồi môn. Nhất là tại những vùng quê khi hàng xóm, láng giềng thân thiết với nhau, những câu chuyện đầu môi về gia đình này, gia đình kia cho con bao nhiêu tiền khi về nhà chồng được đưa ra bàn tán rầm rộ. Cũng vì áp lực vô hình đó mà không ít bậc phụ huynh đỏ mắt, tìm mọi cách mua vàng, mua xe hay đất, cho tiền để con về nhà chồng được danh giá, cho bằng bạn bằng bè.
Nhiều cô gái được bố mẹ cho nhiều vàng khi về nhà chồng. (Ảnh minh họa: Thanh Niên)
Video đang HOT
Hay thậm chí, một số trường hợp còn oái ăm hơn khi mẹ chồng để ý từng li từng tí về việc con dâu được cho bao nhiêu. Chính vì sợ con về nhà bên kia bị bắt nạt, xem thường, bố mẹ dù không có nhiều cũng cố gắng vay mượn để mong trong ngày cưới con được “ngẩng cao đầu” với số hồi môn rủng rỉnh.
Chị Hải Linh (30 tuổi, sống tại Hà Nội) cho biết: “Nhớ lại ngày về nhà chồng mà bây giờ vẫn buồn. Bố mẹ mình làm ruộng thì lấy đâu ra nhiều tiền. Ngày cưới phải chật vật mới lo được cỗ cưới cho con sao cho sang trọng đủ đầy. Đến khi trao quà hồi môn cũng vì mẹ chồng khó tính, căn ke nên 2 ông bà cố gắng vay mượn thêm mua cho con ít vàng, trang sức. Nhìn đôi tay bố mẹ đen nhẻm, gầy guộc run run trao cho con từng chiếc nhẫn vàng trước mặt mọi người mà mình rưng rưng nước mắt. Bởi mình biết rõ đó là số tiền bố mẹ phải chạy vạy rất nhiều nơi mới có được”.
Cô dâu rạng rỡ trong ngày cưới. (Ảnh minh họa: Sina)
Thiết nghĩ, mọi việc chỉ thật sự tốt đẹp và ý nghĩa khi nó xuất hiện từ sự chân thành của tấm lòng thay vì màu mè nhằm lấy chút danh dự không cần thiết. Cả cuộc đời, bố mẹ đã hi sinh vì con, cất công nuôi dạy thì chẳng còn thứ vật chất nào có thể sánh bằng nữa. Con người tạo ra lễ nghĩa, chính vì vậy, chúng ta không nên quá lệ thuộc vào chúng để rồi gây ra những câu chuyện chẳng vui trong ngày trọng đại của con.
Cô dâu khoe của hồi môn khủng. (Ảnh: Sina)
Có nên đưa của hồi môn cho mẹ chồng cất giữ?
Của hồi môn là bố mẹ đẻ dành dụm, tích góp thậm chí phải vay mượn mới có để con mang về nhà chồng. Thế nhưng không ít trường hợp trớ trêu khi mẹ chồng nằng nặc muốn giữ bằng được “món quà này”. Nhiều chị em bất lực khi phải lên mạng xã hội kêu cứu về việc có nên để mẹ chồng giữ hộ của hồi môn.
Nói về quan điểm này, chị Tuyết Nhung, hiện đang làm việc tại công ty nước ngoài, có tư duy khá mở cho biết: “Của hồi môn là của bố mẹ đẻ dành dụm để đưa cho mình về nhà chồng sinh sống, có của phòng thân. Thậm chí nhiều khi bố mẹ vất vả mấy đời mới có được từng đó hay chạy vạy vay mượn khắp nơi nên việc đưa cho mẹ chồng giữ là không phù hợp. Một là mình giữ, 2 là gửi lại mẹ đẻ, ngoài ra không có phương án 3″.
Có nên để mẹ chồng giữ của hồi môn không là điều khiến ai nấy đau đầu. (Ảnh minh họa: Dân Trí)
Cách làm của chị Nhung được nhiều chị em đồng ý bởi họ cho rằng khi vợ chồng đã kết hôn có nghĩa là trưởng thành và phải tự lo cho cuộc sống của mình. Đôi vợ chồng trẻ cũng cần biết quản lý chi tiêu tài chính, độc lập về mọi mặt chứ không thể ngay cả việc giữ của cũng phụ thuộc vào mẹ chồng. Hơn nữa, giữa những thành viên trong gia đình, liên quan tới mặt tài chính sẽ thường gây ra những vấn đến khó giải quyết, xảy ra mâu thuẫn.
Tuy nhiên, một số lưu ý trong trường hợp này đó chính là dù không đồng ý cho mẹ chồng giữ của hồi môn thì các cô gái cũng cần cư xử cho khéo léo. Bởi nếu những ngày đầu đã làm mất lòng mẹ chồng thì rất khó giữ được mối quan hệ hòa nhã, hạnh phúc sau này. Tùy thuộc vào từng vấn đề cũng như sự căng thẳng từ phía mẹ chồng mà có cách ứng xử phù hợp nhất.
Hãy cư xử phù hợp khi mẹ chồng đòi giữ của hồi môn. (Ảnh minh họa: Dân Trí)
Của hồi môn tùy thuộc vào từng gia đình mà bố mẹ sẽ cho trong khả năng của bản thân. Tuy nhiên, mọi người cũng đừng coi trọng giá trị lớn nhỏ của nó quá. Thay vào đó, hãy để trọng tới tấm lòng, sự chân thành mà người thân dành cho nhau trong ngày trọng đại.
Bố viết di chúc nhờ cô họ trao 18 chỉ vàng cho con gái ngày lấy chồng
Với mỗi người, cưới xin là chuyện trọng đại cả đời, đánh dấu bước ngoặt quan trọng nên ai cũng muốn ghi lại những dấu ấn, kỉ niệm đáng quý.
Các cô gái khi lên xe hoa về nhà chồng thường được bố mẹ, người thân tặng cho của hồi môn hay quà cưới như một hình thức để chúc phúc đôi trẻ, đồng thời mong muốn cô dâu sẽ được hạnh phúc khi về nhà chồng.
Với mỗi người, cưới xin là chuyện trọng đại cả đời, đánh dấu bước ngoặt quan trọng nên ai cũng muốn ghi lại những dấu ấn, kỉ niệm đáng quý. Các cô gái khi lên xe hoa về nhà chồng thường được bố mẹ, người thân tặng cho của hồi môn hay quà cưới như một hình thức để chúc phúc đôi trẻ, đồng thời mong muốn cô dâu sẽ được hạnh phúc khi về nhà chồng.
Đối với cô dâu, chú rể trong ngày thành hôn, điều tuyệt vời nhất chính là sự góp mặt của các thành viên trong gia đình. Thế nhưng không phải ai cũng may mắn như thế, điển hình như nàng dâu dưới đây.
Ngày trọng đại không còn bố bên cạnh cô dâu. (Ảnh: Clip H.T)
Mới đây, mạng xã hội đã chia sẻ khoảnh khắc xúc động trong ngày cưới của một cô dâu kèm dòng trạng thái: "Tổ chức lễ vu quy với hình ảnh bố nắm tay con gái nhưng đau lòng vô cùng khi có những hôn lễ người mẹ phải thay cả bố nắm tay con vì bố không còn nữa".
Được biết, người bố của cô dâu đã ra đi mãi mãi hơn 7 năm. Tuy nhiên, trước lúc ra đi bố có viết một di chúc gửi các con của mình. Trong ngày trọng đại, người cô họ đã giúp anh trai đọc di chúc và thực hiện tâm nguyện: "Anh tôi trước lúc lâm chung có căn dặn và để lại một di chúc, hôm nay tôi sẽ thay mặt anh được đọc di chúc đó". Vì quá xúc động và nhớ thương nên người cô không thể cất thành lời mà phải nhờ MC đọc thay gia đình.
Bản di chúc được bố gửi gắm người cô họ đọc trong ngày cưới của con gái. (Ảnh: Clip H.T)
Theo đó, nội dung bức thư có viết: "Tam hiệp, ngày 05 tháng 6 năm 2016 âm lịch. Chi, Ánh, Chung, bố tích góp được 18 chỉ vàng, bố gửi cô Nguyệt và bà nội giữ hộ, bao giờ các con lấy chồng, lấy vợ cô sẽ thay mặt bố trao quà cưới cho các con. Các con nhớ lời bố dặn, bố yêu các con".
Những lời trong di chúc của bố vang lên khiến ai nấy nghẹn ngào, xót xa. Phải chi người bố còn sống thì mọi thứ sẽ trọn vẹn hơn. Nhưng cũng từ đây chúng ta mới thấy tình cảm gia đình thiêng liêng và đáng quý nhường nào.
Di chúc được đọc lên khiến ai cũng xúc động. (Ảnh: Clip H.T)
Thiếu vắng bóng dáng của bố, cô nàng may mắn còn có mẹ, có người thân, họ hàng yêu thương và chở che, nuôi nấng nên người.
Lễ cưới dù không có sự tham gia của bố, nhưng thay vào đó vẫn có những món quà bù đắp, động viên. Đoạn clip vừa được đăng tải đã thu hút nhiều tương tác và bình luận tỏ ý đồng cảm với câu chuyện của cô gái. Mọi người dành những lời chúc phúc đến cặp đôi trong ngày vui của mình. Không ít người cũng nhớ lại kỷ niệm tương tự với gia đình mà xúc động rơi nước mắt.
Cặp đôi nhận được nhiều lời chúc phúc từ mọi người. (Ảnh: Clip H.T)
Trước đó, một câu chuyện cảm động tương tự cũng thu hút đông đảo sự chú ý của người dùng mạng xã hội. Theo đó, một người bà cũng nuôi cháu từ nhỏ vì vợ chồng con trai mất sớm.
Bà nội nuôi nấng, chăm bẵm cháu từ nhỏ. (Ảnh: Clip T.D)
Đến ngày cháu gái kết hôn, bà dù tuổi cao, lưng đã còng nhưng vẫn rất phấn khởi, vui mừng, cố gắng tham dự lễ cưới. Thậm chí, người bà này còn dùng số tiền bản thân dành dụm được để mua xe máy làm quà mừng ngày trọng đại của cháu, cầu mong cho cô dâu và chú rể trăm năm hạnh phúc.
Bà nội tuy đã già yếu những vấn cố gắng lên sân khấu trao quà cho cháu gái. (Ảnh: Clip T.D)
Bà nội xúc động dặn dò các cháu từng ly từng tí một. (Ảnh: Clip T.D)
Được biết, mẹ của cô dâu đã mất từ năm cô học lớp 6, khoảng 5 năm sau bố cô gái cũng ra đi. Chỉ còn mỗi bà nội là người thân duy nhất của cô, là người đồng hành cùng cháu từ thuở còn bé tới khi lập gia đình.
Câu chuyện sau khi đăng tải đã thu hút sự chú ý của dân tình. (Ảnh: Clip T.D)
Bạn nghĩ gì về những câu chuyện đầy cảm động trên? Hãy để lại ý kiến của mình ở phần bình luận bên dưới với YAN TV nhé. Và đừng quên theo dõi Camera Xóm để cập nhật thêm nhiều tin tức đời sống xã hội thú vị.
Nghe bố mẹ bàn mua xe, con gái liền nảy ra ý đi nhặt ve chai phụ tiền Từ trước đến nay, trẻ em vốn là lứa tuổi hồn nhiên, ngây thơ. Đôi khi những suy nghĩ non nớt của chúng khiến người lớn không khỏi bật cười. Đặc biệt là những em bé giàu tình cảm, luôn suy nghĩ cho bố mẹ của mình. Mới đây, mạng xã hội Trung Quốc rần rần chia sẻ câu chuyện một bé gái...