Bố mẹ càng so sánh con mình với “con nhà người ta” thì con càng học dốt!
Chúng tôi đã suýt mất con mãi mãi chỉ vì câu nói: “Con nhà người ta thế còn con nhà mình thì…”. Nhìn thằng bé xanh xao nằm trên giường bệnh quay mặt đi không muốn gặp ai lòng tôi thắt lại.
Làm bố làm mẹ ai cũng yêu thương con mình hết lòng hết mực và luôn cố dành hết mọi thứ tốt nhất cho con. Có lẽ cũng vì yêu con mà nhiều người quá kì vọng về con nên lúc nào cũng muốn con mình phải hoàn hảo nhất. Vợ tôi cũng vậy, từ lúc sinh con ra cho tới bây giờ cô ấy xem con như 1 cục kim cương luôn bảo bọc chở che hết mức hễ ai chạm vào con là cô ấy lại xù lông lên. Chắc cũng vì thế mà cô ấy kì vòng vào con khá nhiều. Con tôi và 2 đứa nhỏ hàng xóm học cùng lớp nên hễ con tôi đạt điểm thấp hơn chúng là cô ấy lại buồn rầu rồi bảo: Đấy mày nhìn xem, con hàng xóm thì nghèo khổ hơn mày, thiếu thốn hơn mày vậy mà môn nào điểm của chúng cũng cao còn mày thì toàn đội sổ thôi. Mẹ cho mày tiền học thêm mà mày lại học hành ra nông nỗi này à. Bố mẹ mày có đến nỗi nào đâu mà sao mày ngu thế.
Mỗi lần bị mẹ mắng con tôi lại cúi đầu nhìn xuống đất và không nói gì, có lẽ nó bị tổn thương rất nhiều. Tôi nhiều lần khuyên vợ đừng mắng con như vậy con sẽ tự ái và nhụt ý chí. Nhưng vợ tôi cứ bảo:
- Con cái ai chẳng thương, nhưng nó học dốt thì phải mắng cho nó thay đổi. Việc dạy con, anh cứ để em lo.
Rồi mỗi lần con học, cô ấy tranh thủ thời gian để kèm nhưng mới được 5 phút vợ tôi đã hét lên:
- Ngày xưa cũng bằng tuổi mày mẹ tổng kết toán được 9,1 điểm đấy, sao mày ngu thế nhỉ dạy mãi chả vào gì cả.
Con tôi thích học vẽ nhưng vợ tôi bảo thời nay vẽ vời thì có ích gì, làm họa sĩ thì nghèo phải làm kinh doanh, đầu óc lanh lợi tính toán giỏi may ra mới thành đạt được. Thế là suốt ngày cô ấy ép nó học rồi lúc nào cũng so sánh với con nhà người ta, dù tôi có góp ý thế nào nó cũng không nghe. Con tôi càng ngày càng lầm lì ít nói. Thằng bé đang dần bước vào tuổi dậy thì nên tính tình càng khó hiểu.
Nó cũng không hào hứng với mỗi bữa cơm gia đình như trước, nó cũng không còn gần gũi chúng tôi. Tôi có bắt chuyện thì nó chỉ cố đuổi khéo bố ra ngoài với lý do: “Con bận ôn bài”. Có lẽ vì vợ tôi hồi xưa học quá tốt và quá toàn diện nên cô ấy cũng nghĩ con mình phải được như vậy. Đợt vừa rồi thi cuối năm học con nhà hàng xóm suốt ngày phụ mẹ bán hàng mà cũng đạt điểm cao ngất ngưởng được vào trường chuyên còn con tôi thì dù đã học gia sư nục cả sách nhưng vẫn chỉ vừa đủ điểm trường huyện. Vợ tôi đã dành 2 tiếng để giáo huấn con, cô ấy thậm chí còn không ăn nổi cơm vì quá thật vọng.
Video đang HOT
Tôi đã mất rất nhiều thời gian để an ủi cả 2 nhưng hầu như ai cũng chỉ muốn ở 1 mình. Tôi biết thằng bé cũng rất buồn và rất chán nản. Ai chẳng muốn đạt điểm cao và học giỏi, nhưng vợ tôi không hiểu rằng mỗi người sinh ra có 1 thế mạnh riêng không ai hoàn hảo cả. Con tôi không giỏi toán nhưng nó viết văn rất hay. Nó không chơi bóng rổ giỏi nhưng vẽ rất đẹp. Vợ tôi thì lại không xem mấy cái đó là điểm mạnh nên luôn khiến con bị áp lực. Rồi 1 ngày khi tôi và vợ đang đi làm thì con gái tôi gọi điện đến. Nó ú ớ gào thét:
- Bố về nhà nhanh lên anh Nam tự tử rồi.
Tôi bủn rủn đánh rơi cả điện thoại. Cả 2 lao về nhà, chân tay tôi run lẩy bẩy tôi không tưởng tượng nổi nếu mất thằng bé vợ chồng tôi sẽ sống thế nào. Cũng may thằng bé đã được hang xóm đưa đi cấp cứu kịp thời. Lúc này bác sĩ bảo do nó áp lực tâm lý kèm theo thay đổi tâm sinh lý của tuổi mới lớn nên mới tiêu cực như vậy:
- Đấy em thấy chưa? Em đã làm gì con mình em thấy chưa? Lúc nào em cũng so sánh nó với con nhà người ta, lúc nào em cũng so sánh nó với chính mình của ngày xưa. Em là em, con là con. Sao em có thể áp đặt con giống như mình được. Điều đó chỉ làm con tệ hơn chứ sao mà kích thích con phát triển được.
- Em xin lỗi, em sai rồi.
Sau lần đó vợ tôi sợ hãi và không dám làm con áp lực nữa. Chúng tôi nợ con 1 lời xin lỗi. Chính chúng tôi đã đẩy nó vào bế tắc chỉ vì tham vọng của mình. Vậy nên các bậc phụ huynh xin đừng bao giờ so sánh con mình với bất cứ ai nữa. Như vậy sẽ chỉ khiến con mình tự ti và thu mình hơn mà thôi. Hãy tôn trọng sở thích và nguyện vọng của con, chúng yêu thích gì cứ để chúng làm vì đó là cuộc đời của chúng. Chỉ có đam mê và thích thì chúng mới có thể làm mọi thứ trong niềm hạnh phúc được.
Theo phunugiadinh.vn
Chồng quá sạch sẽ khiến vợ muốn ly hôn
Sự sạch sẽ của Phong khiến Lan cảm thấy áp lực.
Kết hôn được 6 năm là 6 năm Lan sống trong cảm xúc vừa muốn níu giữ hôn nhân vừa muốn buông bỏ. "Chồng người thì bẩn, chồng mình thì quá sạch đến độ mình bị áp lực", Lan chia sẻ.
Lấy chồng làm trong quân đội, chỉ cuối tuần mới về gặp nhau nhưng lần nào về nhà là những tháng ngày hai vợ chồng giận dỗi nhau mà nguyên nhân chỉ vì chồng cô quá sạch. Nhìn nhà cửa vương một chút tóc, Phong chau mày khó chịu. Căn phòng thiếu mùi thơm cũng khiến Phong mất cảm hứng với vợ. Cứ thế hai vợ chồng xa nhau dần. Ban đầu Phong bóng gió vợ vợ, sau anh cau mày và cuối cùng là nói thẳng với vợ khiến Lan cảm thấy bị tổn thương, cảm thấy chồng ích kỷ chỉ yêu bản thân mình.
Khi đứa con ra đời, việc chồng quá sạch sẽ càng khiến Lan cảm thấy bí bách hơn. "Anh nhìn cái gì cũng không vừa lòng. Căn nhà cấp 4 với trên 30 năm sử dụng, đồ đạc trong nhà là của bố mẹ tôi sắm sửa đã lâu nên mối mọt, tồi tàn nhiều. Vì vậy muốn sạch sẽ như lau như ly cũng khó. Anh luôn bảo về là thấy khó chịu, bức bối vì bừa bộn, bẩn thỉu, phải lao vào dọn dẹp nên cáu gắt là đương nhiên. Tôi không cần điều đó, cả tuần anh không ở nhà, về thì hãy vui vẻ chơi với các con, nhà có trẻ con chứ không phải phòng nhỏ có mình anh, nên không thể lúc nào cũng gọn gàng được. Nhưng anh luôn nghĩ mình đúng, phàn nàn, chê trách vợ con. Mà quan điểm về gọn gàng của chúng tôi khác nhau. Anh sạch sẽ một cách thái quá, như tờ giấy trắng mà có một chấm nhỏ là vứt đi. Tôi dọn dẹp kiểu gì cũng bị bắt lỗi", Lan chia sẻ.
Ảnh minh họa: Internet
Vấn đề Lan đang gặp phải cũng là câu chuyện mà gia đình Hương (Thanh Xuân, Hà Nội) đang trải qua. Hương cũng có một người chồng quá sạch sẽ và kỹ tính. "Từ chuyện rửa rau, rửa bát, rồi quần áo cũng vậy. Chuyện giặt giũ anh không bao giờ cho phép tôi giặt tay, bởi anh nói giặt tay không rũ sạch hết được xà phòng. Dù chỉ có hai bộ quần áo nhưng anh vẫn bắt bằng được vợ phải cho vào máy giặt. Hay chuyện rửa bát, anh thường rửa hai lần nước xà phòng, sau đó thì tráng lại qua ba nước. Lúc đầu khi sống cùng nhau tôi vô cùng ức chế, nhưng không nói gì bởi biết tính anh như vậy rồi". Và đó là khởi đầu của những mâu thuẫn về sau.
"Khi tôi sinh đứa thứ hai được vài tháng, tôi phải nhờ bà ngoại xuống trông con. Lần trước tôi sinh, có bà nội trông con hộ nên bà ngoại chỉ ở lại 1-2 ngày rồi về nên không có vấn đề gì. Lần này bà nội vướng trông cháu của con gái ruột nên bà ngoại phải xuống.
Ảnh minh họa: Internet
Trước khi bà ngoại xuống, tôi đã dặn anh rằng mẹ quen nếp sống ở quê rồi nên anh đừng đòi hỏi quá và cũng đừng quá kỹ tính làm mẹ buồn hay phải suy nghĩ. Anh cũng ậm ừ và đồng ý với đề nghị của tôi. Nhưng được đúng một tuần thì mẹ tôi không chịu được tính sạch sẽ quá mức của anh nên bà bỏ về quê. Tôi có nói thế nào mẹ tôi cũng không chịu ở lại.
Khi mẹ về rồi, tôi có nói với chồng về tính sạch sẽ đến mức sạch bệnh như của anh, anh lập tức gắt với tôi: "Thế anh làm thế không đúng à? Ở bẩn thỉu mãi thành quen nên tôi làm thế khó chịu à? Phải ở cho gọn gàng, sạch sẽ , sau này con cái nó mới có nề nếp chứ". Tôi có nói thế nào anh cũng không hiểu rằng sạch sẽ nhưng cũng có mức độ chứ không phải đến mức khó tính, mà nói đúng hơn là quái tính như của anh. Tôi và anh cãi nhau một trận kịch liệt vì tính sạch sẽ quá đáng của anh". Hương bức xúc chia sẻ.
Ảnh minh họa: Internet
Theo các chuyên gia tâm lý, trước khi kết hôn các cặp đôi cần phải thảo luận và đưa ra những nguyên tắc của cuộc sống chung. Ví dụ: công việc gia đình ai làm; chăm sóc giáo dục con là trách nhiệm của cả cha và mẹ; chi tiêu trong gia đình là cả hai cùng đóng góp. Khi những điều này không được thảo luận và thống nhất, vợ và chồng ứng xử theo thói quen sẽ dẫn đến những mâu thuẫn không đáng có.
Sự sạch sẽ thuộc về tính cách mỗi người. Nhưng bằng tình yêu, các cặp đôi hoàn toàn có thể đối thoại cùng nhau vấn đề này. Nếu muốn giữ gia đình, cả hai cần thay đổi. Và sự cảm thông, cùng nhìn vào một hướng sẽ giúp cả hai "dễ thở" hơn trong cuộc sống chung.
Theo phunuvagiadinh.vn
Cướp được anh từ cô vợ quê mùa, một năm sau tôi bàng hoàng trước sự thật Chúng tôi làm đám cưới ngay sau đó không lâu. Chúng tôi đi trăng mật ở Châu Âu, ăn đủ những món ngon trên đời. Nhìn Huy hạnh phúc, tôi thực sự tin rằng đời mình đã tìm được bến đỗ. Tình yêu đã từng là một điều gì đó rất phù phiếm đối với tôi. 33 tuổi, tôi có mọi thứ khiến...