Bố mẹ cần làm gì để con tự giác làm việc nhà?
Có rất nhiều yếu tố gây ảnh hưởng đến sự thành công trong tương lai của một đứa trẻ, trong đó có những yếu tố nhỏ đến mức không ngờ.
Con cái là bảo bối của cha mẹ. Không ít người nuông chiều và không nỡ để con tự làm các công việc nhà. Từ những việc nhỏ nhất như quét dọn nhà cửa, rửa bát đũa, gấp quần áo,… bố mẹ cũng tranh làm với con.
Cách nuông chiều này vô cùng sai lầm, bởi sẽ khiến con sống ỷ lại, luôn dựa dẫm vào bố mẹ. Trong cuộc sống trưởng thành sau này con khó mà tự lập và càng không biết cách chăm sóc bản thân. Không chỉ vậy, sự nuông chiều còn ảnh hưởng gián tiếp đến tương lai của con. Theo một số nghiên cứu, trẻ nhỏ thường xuyên làm việc nhà khi lớn lên sẽ thành công và có thu nhập cao hơn hẳn so với những đứa trẻ lười biếng.
Năm 1938, các giáo sư tại Đại học Harvard đã thực hiện một cuộc khảo sát có tên GrantStudy, kéo dài 75 năm. Trong 20 năm qua, họ đã thực hiện một cuộc khảo sát tiếp theo với 456 thanh thiếu niên ở Boston, kết hợp với nghiên cứu 1.500 sinh viên của giáo sư Đại học Stanford -Lewis Terman. Kết quả từ 2 nghiên cứu này cho thấy: Những đứa trẻ thích làm việc nhà sau này có thu nhập trung bình cao hơn 20% so với những đứa trẻ lười biếng.
Tỷ lệ thất nghiệp của những đứa trẻ làm việc nhà là 1/15; tỷ lệ tội phạm là 1/10, tỷ lệ ly hôn và tỷ lệ mắc bệnh tâm thần cũng thấp hơn.
Ngoài nghiên cứu của Đại học Harvard, một nghiên cứu khác của Viện Hàn lâm Khoa học Giáo dục Trung Quốc vào năm 2004 cũng cho thấy sự chênh lệch đáng kể giữa những đứa trẻ chăm làm việc nhà và những trẻ lười biếng.
Nghiên cứu về tình trạng giáo dục gia đình dựa trên 20.000 học sinh tiểu học ở các tỉnh Bắc Kinh, Hắc Long Giang, Giang Tây và Sơn Đông (Trung Quốc) cho thấy 2 điều: Thứ nhất, trẻ chăm làm việc nhà sẽ có điểm số tốt hơn. Thứ hai, trẻ làm việc nhà có khả năng làm những công việc này cao gấp 27 lần so với những trẻ không làm.
Nhiều phụ huynh cho rằng, trẻ nhỏ cần thời gian học hơn là làm việc nhà. Và giao cho trẻ nhiều việc nhà có thể làm ảnh hưởng, xao nhãng đến công việc học tập. Thực tế hai điều này không hề liên quan đến nhau. Bởi làm việc nhà không giảm bớt thời gian học của trẻ, ngược lại còn giúp trẻ cải thiện được điểm số bởi những kinh nghiệm có được từ thực tế.
Video đang HOT
Bố mẹ cần làm gì để con tự giác làm việc nhà?
Để con tự giác và yêu thích làm việc nhà, bố mẹ cần có “nghệ thuật”. Theo đó, bố mẹ cần hướng dẫn, làm gương, hoặc đưa ra những phần thưởng khích lệ,… Cụ thể như sau:
Hướng dẫn và cùng con làm việc nhà trong lần đầu tiên
Khi thử sức trong một lĩnh vực mới nào đó, trẻ thưởng cảm thấy bỡ ngỡ và lo sợ. Vậy nên khi cho con thử làm 1 công việc nào đó, dù là nhỏ nhất như quét nhà thì bố mẹ cũng hãy ở bên cạnh, chỉ dẫn con cách làm đúng. Không ai có thể thử 1 lần mà thành thạo luôn công việc. Bất kỳ ai cũng có thể nấu cơm nhão, rán đậu cháy hoặc quét nhà chưa sạch trong lần thử sức đầu tiên.
Vậy nên nếu con có làm chưa được tốt, bố mẹ đừng vội trách mắng mà hãy kiên nhẫn hướng dẫn con thêm lần nữa. Điều này giúp con cảm thấy tự tin hơn rất nhiều.
Để con tự chịu trách nhiệm
Một khi đã hướng dẫn, bố mẹ hãy trao quyền xử lý công việc đó cho trẻ hoàn toàn. Nhiều phụ huynh thường có thói quen thấy con lau nhà chưa sạch thì vội vàng ra lau lại. Điều này vừa khiến trẻ cảm thấy mình không được bố mẹ tin tưởng vừa khiến trẻ thêm ỷ lại vào người lớn.
Bố mẹ thông minh hãy để cho tự chịu trách nhiệm với công việc của mình. Nếu thấy con làm chưa tốt, hãy chỉ rõ và yêu cầu con làm lại, thay vì đi sau “dọn hậu quả” cho con.
Đưa ra hình phạt và phần thưởng
Trước khi được giao việc nhà, con cần biết hình phạt nếu không hoàn thành, chẳng hạn không được xem điện thoại, máy tính; không được chơi với món đồ chơi yêu thích,… Ngược lại, bố mẹ cũng cần có phần thưởng khi con làm việc nhà chăm chỉ trong nhiều ngày. Mục tiêu đầu tiên đề ra là ba ngày liên tiếp, sau đó tăng lên cho đến khi trẻ có thể tự làm công việc đó cả tuần mà không bỏ sót ngày nào.
Hãy thường xuyên khích lệ tinh thần con, nói cho con biết bố mẹ vui thế nào khi con thể hiện được sự tự lập thông qua các công việc nhà. Thi thoảng, bố mẹ có thể giúp con làm việc nhà, những khi con bận học bài hay có một cuộc hẹn nào đó với bạn bè. Đây là một trong những cách giúp cả gia đình gắn kết, gần gũi với nhau hơn.
Thanh Hương
Bố mẹ lập kế sách thông minh "chống chán" cho trẻ qua mùa dịch bệnh
Bệnh dịch khiến trẻ em phải nghỉ học dài ngày ở nhà và không được ra ngoài vui chơi, khám phá thế giới xung quanh. "Làm thế nào "chống chán" cho trẻ?" là câu hỏi mà nhiều phụ huynh quan tâm.
Chị Nguyễn Thu Phương (Bắc Từ Liêm, Hà Nội) cho hay: "Do ảnh hưởng của dịch bệnh nên hai vợ chồng tôi làm online tại nhà và tất nhiên 2 đứa con cũng không thể đến trường. Vậy là cả ngày bọn trẻ chỉ có thức dậy, ăn sáng, học online, ăn trưa, ngủ trưa, học online, ăn tối... là hết ngày.
Hôm qua cậu út ỉ ôi xin mẹ cho ra ngoài chỉ vì 1 tuần nay ở trong nhà không vận động và cậu quá chán, quá cuồng chân. Vậy là hai vợ chồng mình phải động não để nghĩ xem làm gì cho con ở nhà mà lại không thấy tẻ nhạt".
Vậy là chị Thu Phương đành nghĩ cách luyện cho con làm việc nhà. Nào là lau bàn ghế, lau nhà, dọn bếp, lau bàn ăn, rửa chén, tưới cây, nhặt rau, phơi quần áo... Hai con có thể tự chọn việc mình sẽ làm.
Em Trọng Tâm (lớp 3G1 trường Newton) thực hành trồng cây mùa dịch.
Chị Phương in bảng kế hoạch làm việc của các con ra và yêu cầu giờ nào việc đó. Đầu tuần chị tặng cho mỗi con 10 điểm, sẽ tương đương với hiệu quả làm việc của các con, nếu không làm hoặc làm chậm sẽ bị trừ điểm từ 0,5 - 1 điểm. Hết 1 tuần ai còn từ 9 điểm trở lên sẽ được thưởng món quà mà mình thích (trong khả năng cho phép). Ai còn dưới 7 điểm sẽ bị phạt là không được chơi điện thoại 1 tuần.
Thế là hai con chị Phương răm rắp ai việc nấy. Chồng nhìn chị với ánh mắt đầy khâm phục: "Mẹ gian thật đó, vừa chữa được bệnh hết chán cho các con mà lại vừa rảnh tay vì đã có các con làm việc nhà giúp".
Cùng cảnh ngộ cả nhà ở nhà, chị Vũ Vân Anh (Cầu Giấy, Hà Nội) cho biết 2 con trai của chị (1 bé lớp 6 và 1 bé lớp 4) đã ở nhà từ Tết đến nay nên xem tivi hoặc chơi game quá nhiều. Lo ngại thiết bị điện tử ảnh hưởng đến mắt và sự linh hoạt của con trẻ, chị tìm đến các trò "chống chán" cho các con.
Chị Vân Anh chia sẻ: "Tôi bèn tận dụng cái chậu đất, thùng xốp cũ, bình xịt, dao xẻng nhựa và mấy túi hạt giống cho các con thực hành làm bác nông dân cũng khiến chúng đủ vui cả ngày. Đầu tiên tôi tận dụng ban công, bệ cửa sổ, chỗ phơi đồ dùng làm chỗ để mấy chậu cây. Sau đó cùng các con xới lại đất, tưới nước, gieo hạt cây xuống đất.
Tôi phân công đứa lớn chăm sóc ghi chép lại tiến trình phát triển của cây. Còn nhiệm vụ của đứa nhỏ là tưới tắm hàng ngày. Chả mấy chốc mà chậu cải đã mọc mầm, còn mấy cây hoa cúc mua hồi tết cũng đã trổ bông rực rỡ".
Em Quân Hùng được mẹ hướng dẫn gieo hạt cây mồng tơi
Thấy các con rất thích động vật, chị Vân Anh gợi ý xem các con có muốn nuôi không. Ai dè, hai đứa con chị Vân Anh gật đầu lia lịa.
"Tôi đặt mua online một chú chó dòng poodle có khuôn mặt rất baby và ngoan nữa cho các con. Tất nhiên là cũng yêu cầu các con tuân thủ các điều kiện là các con phải tự chăm nuôi và vệ sinh sạch sẽ hằng ngày cho thú cưng và nhà cửa. Bởi tôi không muốn con mình vì sở thích mà hình thành thói quen nhất thời sau đó bố mẹ lại là người xử lý "đống rác".
Vậy là hàng ngày ngoài viêc học online, các con tíu tít vui vẻ chia nhau chăm sóc chó, tưới cây. Thế là chữa khỏi bệnh "chán" ở nhà của bọn trẻ", chị Vân Anh tâm sự.
Thạc sĩ tâm lý Nguyễn Phương Anh (Đại học Sư phạm Hà Nội) chia sẻ: "Đối với trẻ ở độ tuổi mẫu giáo lớn và tiểu học thường có tâm lý rất thích làm việc nhà để tỏ ra mình là người lớn.
Nắm bắt được tâm lý đó, các mẹ hãy biến những ngày các con ở nhà thành cơ hội vàng để hướng dẫn con làm những việc nhà đơn giản như lau bàn, tự dọn phòng của mình, gấp chăn gối, sắp xếp đồ chơi, cùng con trồng cây và nhìn chúng lớn lên mỗi ngày. Quan trọng là cha mẹ phải biết biến những việc trong nhà thành niềm vui và sẵn sàng hướng dẫn các con.
Bên cạnh đó, cha mẹ cũng cần sắp xếp cho con lịch học tập, vui chơi hợp lý bằng cách cùng con lên thời gian biểu hợp lý, giờ học giờ chơi rõ ràng. Một điều tối kỵ là cha mẹ cần tránh lạm dụng mạng xã hội, lạm dụng các thiết bị công nghệ để con "giết" thời gian trong đó. Nó sẽ hình thành thói quen đến nghiện thiết bị công nghệ rất nhanh mà hiểm họa khôn lường".
Hoàng Thanh
Mẹ Đà Nẵng mách "chiến lược" đưa con trai vào bếp, mới tí tuổi nhưng 2 bé đã biết làm loạt món ăn cầu kì, nhìn mà mê Chị Minh Nguyệt không cần thúc ép, quát mắng mà vẫn khiến 2 con trai yêu thích việc bếp núc. Và tới giờ, cậu cả mới 10 tuổi đã có thể tự làm loạt món ăn cầu kì như thịt viên, cá nướng, bánh pizza, bánh tart mặn... Chị Lê Thị Minh Nguyệt, 37 tuổi, là người Hà Nội nhưng hiện nay đã...