Bố mẹ bỏ rơi con trai 6 tuổi mắc bệnh tan máu bẩm sinh
Nhìn thật lâu vào đôi mắt trong veo ấy, tôi tin rằng khó ai có thể cầm lòng được bởi sự tội nghiệp của một cậu bé 6 tuổi đang phải gánh chịu. Bị bố mẹ bỏ rơi, em lại đang phải chống chọi với căn bệnh tan máu bẩm sinh để giành giật sự sống.
Cùng xem video PV Dân trí ghi nhận tại Viện huyết học truyền máu TW về hoàn cảnh của bé Tuấn
Mặc dù rất bận nhưng khi nhắc đến bệnh nhân nhi Lò Ngọc Tuấn (trú tạiban Suôi Quẻ, xa Phu Nham, huyên Văn Chân, tinh Yên Bai), BS. Nguyễn Thị Thu Hà- Trưởng khoa Thalassemia Viện Huyết học – Truyền máu trung ương đã có cuộc trao đổi với PV Dân trí ngay sau giờ làm việc, cho dù lúc đó trời đã tối mịt. Nhắc đến em, đôi mắt bác sĩ Hà rưng rưng:
“Đối với các bệnh nhân nhi hiện đang điều trị tại khoa Thalassemia thì trường hợp của bé Tuấn luôn khiến tôi vô cùng trăn trở bởi hoàn cảnh đáng thương của em. Không có bố mẹ bên cạnh, Tuấn chỉ có mình bà ngoại đi cùng đến viện nhưng bà ngoại cũng không được khỏe mạnh gì cho cam, lại là người dân tộc, hoàn toàn không biết chữ nên mọi việc càng trở nên khó khăn hơn. Về căn bệnh của Tuấn phải thường xuyên 2 tuần 1 lần lên viện để truyền máu thì mới duy trì được sự sống được, tuy nhiên với điều kiện của gia đình cháu thì việc này khó có thể thực hiện được”.
Tại khoa Tan máu bẩm sinh của Viện huyết học, cậu bé Tuấn luôn là bệnh nhân nhi đặc biệt bởi hoàn cảnh vô cùng đáng thương của em.
Bố mẹ đều bỏ rơi, hiện em chỉ có bà ngoại ở bên cạnh.
Nghe những chia sẻ của bác sĩ Hà, bản thân tôi đã phần nào hiểu được sự tội nghiệp và nỗi khó khăn mà cậu bé 6 tuổi đang gặp phải. Và câu chuyện “bị chính bố mẹ đẻ bỏ rơi” của cậu bé Lò Ngọc Tuấn càng trở nên rõ ràng hơn khi bà ngoại của em cho biết: “Khi cháu được 9 tháng tuổi thì phát hiện căn bệnh tan máu bẩm sinh, lúc đó bố cháu chán nản muốn bỏ đi luôn nhưng còn dùng dằng 2,3 tháng sau mới đi thật. Một mình mẹ cháu nuôi cháu đến khi cháu được 3 tuổi thì cũng bỏ đi lấy chồng, đến nay không có tin tức gì cả”.
Không còn ai bên cạnh, Tuấn trở về sống cùng bà ngoại, tuy nhiên nhà bà vào diện: “Khó khăn và nghèo nhất bản Suối Quẻ, hai bà cháu còn không đủ cái ăn nên bà con trong bản phải thay nhau cho cơm. Tuy vậy vì thương cháu bệnh nên bà thường xuyên đi cắt cỏ thuê để kiếm ngày vài chục dồn vào cho cháu đi Hà Nội chữa bệnh” – Trích lời anh Hà Văn Thắng, trưởng bản Suối Quẻ nơi hai bà cháu Tuấn đang sinh sống.
Căn bệnh khiến da của em sạm đen.
Và phần bụng phình to vì biến chứng, ảnh hưởng đến các cơ quan nội tạng khác.
Căn bệnh của Tuấn đã vào mức báo động bởi những biến chứng lên các cơ quan, nội tạng khiến phần bụng của em bị phình to. Làn da sạm đen, thiếu sức sống trên cái cơ thể dặt dẹo khiến những ai nhìn thấy em đều phải lo sợ cho tính mạng cậu bé.
Lo cho bệnh của cháu nhưng bà ngoại nghèo khổ không có tiền.
Là người thân duy nhất của Tuấn, bà ngoại lo sợ một ngày đứa cháu sẽ không còn thì bà cũng không còn lí do gì để mà sống. Bà tâm sự: “Sợ cháu chết lắm nhưng mà không biết làm cách nào để có tiền cả. Ở trên nhà, nhiều khi da cháu tái nhợt và đau đớn nữa, đó là thời điểm phải xuống Hà Nội để truyền máu rồi nhưng mà tiền đi ô tô hai bà cháu cũng không có, chưa nói đến tiền thuốc”.
Video đang HOT
Lần này may mắn được một nhóm sinh viên tình nguyện giúp đỡ nên cậu bé Tuấn mới lại được xuống bệnh viện chữa trị. Nhìn gương mặt thơ ngây, hồn nhiên của em, tôi biết cậu bé phấn khởi lắm bởi được gặp lại các bạn, được đi học và nghe kể chuyện tại lớp học của khoa Tan máu bẩm sinh. Nhìn bệnh nhân nhi, đồng thời là một học sinh đặc biệt của mình, chị Nguyễn Thị Thùy Linh- Chủ nhiệm văn phòng hội tan máu bẩm sinh Việt Nam chia sẻ:
“Tuấn là một em bé rất dễ thương, thông minh nhưng lại khá rụt rè. Đây cũng là điều khiến tôi cứ nhớ mãi về cậu bé này. Thông thường thì các em bé khác sẽ đòi hoặc muốn lấy những thứ mà mình thích, tuy nhiên riêng với Tuấn thì dù em có thích lắm cũng không dám hỏimà chỉ ngồi yên ở một góc. Có điều này tôi nghĩ vì em không được bố mẹ ở bên để yêu thương, chăm sóc và cưng chiều nên không bao giờ quen với việc đòi hỏi gì cả”.
Lần này được nhóm sinh viên tình nguyện giúp đỡ, Tuấn mới lại có cơ hội lên bệnh viện chữa trị.
Dứt lời chị Linh lại quay sang cậu học trò nhí của mình bởi tiếng em gọi: “Con tô áo bố màu xanh, áo mẹ màu đỏ, còn áo của con màu vàng cô Linh nhé”. Thì ra hôm nay em học tập tô màu với bức tranh gia đình có bố, có mẹ, có cả đứa con thơ như Tuấn nhưng cảnh và người lại là hai mảng màu đối lập. Ở bệnh viện này, Tuấn không có bố, không có mẹ, em chỉ có bà ngoại không biết chữ, không có tiền và không dám mơ nổi một giấc mơ đứa cháu đáng thương sẽ được chữa trị kịp thời.
Mọi sự giúp đỡ xin gửi về:
1. Mã số 1616: Bà Đinh Thị Giêng (bản Suối Quẻ, xã Phù Nham, huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái) Số ĐT: 01632.746.085 2. Quỹ Nhân ái – Báo Khuyến học & Dân trí – Báo điện tử Dân trí. Ngõ 2 nhà số 48 Giảng Võ, Đống Đa, Hà Nội (Cạnh cây xăng Kim Mã) Tel: 04. 3. 7366.491/ Fax: 04. 3. 7366.490 Email: quynhanai@dantri.com.vn Bạn đọc ủng hộ qua các tài khoản sau: * Tài khoản VNĐ tại VietComBank:
Tên TK: Báo Khuyến học & Dân trí
Số TK: 045 100 194 4487
Tại: Ngân Hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam – Chi nhánh Thành Công – Hà Nội. * Tài khoản USD tại VietComBank:
Account Name: Bao Khuyen hoc & Dan tri Account Number: 045 137 195 6482 Swift Code: BFTVVNVX Bank Name: THE BANK FOR FOREIGN TRADE OF VITNAM (VietComBank) * Tài khoản VNĐ tại VietinBank:
Tên TK: Báo Khuyến học & Dân trí
Số TK: 10 201 0000 220 639
Tại: Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công Thương Việt Nam – Chi nhánh Hoàn Kiếm * Tài khoản VNĐ tại Ngân hàng Qân đội (MB) Tên TK: Báo Khuyến học & Dân trí
Số TK: 0721100356359 Tại Ngân hàng TMCP Quân đội – Chi nhánh Thái Thịnh – Hà Nội * Tài khoản USD tạiNgân hàng Quân đội (MB) Tên TK: Báo Khuyến học & Dân trí
Số TK: 0721100357002 Swift Code: MSCBVNVX Bank Name: MILITARY COMMERCIAL JOINT STOCK BANK – MCSB ( No.3, Lieu Giai str., Ba Dinh Dist., Hanoi, Vietnam) 3. Văn phòng đại diện của báo: VP Hà Tĩnh: 46 Nguyễn Công Trứ, Phường Tân Giang, TP Hà Tĩnh. Tel: 039.3.857.122 VP Đà Nẵng: 25 Nguyễn Tri Phương, Quận Thanh Khê, TP Đà Nẵng. Tel: 0511.3653.725 VP HCM: số 39L đường 11 (Miếu Nổi), phường 3, quận Bình Thạnh, TP.HCM. Tel: 0866786885 VP Cần Thơ: 53/13 Lý Tự Trọng, Q Ninh Kiều, TP Cần Thơ. Tel: 0710.3.733.269
Phạm Oanh
Theo Dantri
Thương cháu bé 14 tuổi bị vảy nến bao phủ toàn thân
Khắp trên cơ thể cháu Nguyễn Đình Kỳ, lúc nào cũng bị bao phủ bởi những nốt mủ và lớp vảy nến dày đặc. Dù bệnh tật, nhưng Kỳ luôn mong được đến trường đi học.
Về thôn Nguyên Tiến, xã Thiệu Nguyên, huyện Thiệu Hóa hỏi thăm gia cảnh của vợ chồng anh Nguyễn Đình Diệu (43 tuổi) và chị Nguyễn Thị Lan (36 tuổi) ai cũng biết. Gia đình anh Diệu nổi tiếng không chỉ bởi có cái sự nghèo nhất làng mà còn có người con trai là cháu Nguyễn Đình Kỳ (SN 2000) không may mắc phải căn bệnh lạ suốt 14 năm nay.
Khi chúng tôi đến thăm, nhà anh Diệu bình thường có tới 9 người nhưng hôm nay chỉ có em Kỳ, cô ruột và em trai anh Diệu ở nhà. Tranh thủ lúc trời nắng, Kỳ ra sân tập đi lại cho đỡ mệt. Những bước đi của cậu bé 14 tuổi này nặng nhọc chẳng khác gì như một đứa trẻ mới chập chững tập từng bước đi.
Đang xếp củi, thấy cháu muốn đi bà Nguyễn Thị Phương (bà cô ruột của em Kỳ) chạy lại bên dìu để Kỳ đi cho đỡ bị đau. Vừa đỡ cháu, bà Phương tâm sự: "Cháu nó (cháu Kỳ) năm nay đã 14 tuổi rồi đó chú ạ, do bị mắc phải căn bệnh vảy nến, gia đình đưa đi chữa trị mãi mà không khỏi nên thân hình nó mới gầy gò, ốm yếu như vậy. Nuôi mãi cũng không sao lớn được, giờ cháu đi được như thế này là cũng là một kỳ tích rồi. Mấy năm trước vì đau khắp cơ thể cháu chỉ nằm một chỗ thôi".
Thật đau đớn khi chứng kiến tận mắt cơ thể của Kỳ được bao phủ bởi những nốt mủ. Trên đầu Kỳ, ẩn sau lớp tóc thưa thớt là một lớp vảy đen sánh, kết đặc lại hết phần da đầu. Những chỗ các nốt mủ vỡ ra tạo thành một lớp vảy nến dày đặc trắng xóa, chỉ cần đụng vào nhẹ thì lớp vảy nến này sẽ bong ra, rơi xuống đất như vỏ cây khô...
Khắp cơ thể em Kỳ bị bao phủ một lớn vảy lớn và nhiều nốt mủ.
Như đọc được cảm nghĩ của chúng tôi, bà Phương tiếp lời: "Khi còn bé, trên người cháu nó lắm nốt mủ nên không sao mặc được quần áo. Mùa hè phải lót một lớp lá chuối tươi cháu mới nằm được và đỡ bị đau. Khổ nhất là vào mùa đông này, trời lạnh thương cháu lắm nhưng để mặc được áo cho cháu cũng khó khăn lắm. Cứ đụng vào là các nốt mủ cháu lại gây ra đau đớn. Cứ mỗi lần bị áo cọ vào người cháu lại khóc nên chúng tôi thương lắm nhưng không biết làm sao được".
Anh Nguyễn Đình Diệu (bố em Kỳ) cho biết: "Mỗi tháng, những nốt mù và vảy nến trên người cháu mọc nhiều nhất là khi bắt đầu tuần trăng lên. Lúc đó, trên khắp người cháu phủ một màu trắng xóa, các nốt mủ bong ra, lớp vảy trắng lan khắp người. Sau hết kỳ trăng thì số vảy nến lại rụng hết đi và mất dần nhưng sau đó lại mọc những nốt mủ trở lại. Cứ thế, cháu giống như đã thay đi một lớp da mới".
Cũng theo anh Diệu, để hết được lớp vảy nến trên người Kỳ, sau khi trăng lặn ngày nào cũng phải cho cháu tắm nước lá của các loại cây lá chát. Bên cạnh đó, cũng phải uống thuốc thường xuyên thì da mới sạch sẽ trở lại được. Tuy nhiên chỉ được thời gian ngắn thì đâu lại vào đó, toàn thân Kỳ lại phủ bằng lớp vảy nến.
Đã 14 năm qua, chỉ trừ những lúc đi bệnh viện, còn đâu cậu bé tội nghiệp chỉ quẩn quanh trong nhà. Gặp người lại, đôi mắt em cứ chăm chú nhìn như muốn nói một điều gì đó. Khi được hỏi Kỳ mới mạnh dạn nói: "Cháu mong được chữa khỏi bệnh để đến trường đi học lắm".
Ước mơ giản dị đó là của bao đứa trẻ, nhưng với Kỳ thì điều đó không hề đơn giản. Số phận không may mắn bắt Kỳ phải mang trong mình căn bệnh quái ác từ khi còn bé. Tuổi thơ của em phải trải qua những ngày tháng đau đớn vì bệnh tật hành hạ.
Không được cắp sách đến trường, nhưng ước mơ được đi học vẫn luôn cháy bỏng trong tâm hồn cậu bé tội nghiệp này. Những lúc ở nhà một mình, Kỳ lại lấy quyển sách tiếng việt lớp 1 của em ra nhìn vào đó rồi tự mình tập đọc. Khi bố mẹ và các em về, Kỳ lại hỏi từng chỗ, nhờ các em chỉ bảo để biết đọc và tập viết chữ.
"Vợ chồng tôi cũng muốn cho con đến trường đi học nhưng cháu không thể đi lại được. Những khi trái gió trở trời cháu cũng không ngồi được mà chỉ có nằm một chỗ. Những vết mủ vỡ ra cũng không mặc được áo nên không thể đến lớp được", chị Lan tâm sự.
Em Kỳ cùng với 2 người em nhỏ của mình.
Kỳ là con đầu của vợ chồng anh Kỳ chị Lan. Khi mới sinh ra, Kỳ là đứa trẻ rất ngoan, ít quấy khóc. Nhưng khi đến 11 tháng tuổi, trên người em bắt đầu mọc ra những nốt nhỏ có mủ mọc khắp cơ thể. "Ban đầu cứ nghĩ con bị rôm sảy nên vợ chồng tôi cũng không để ý. Khi bệnh của con ngày càng phát nặng mới đưa đi khám và phát hiện con bị bệnh vảy nến thể mủ", anh Diệu bùi ngùi.
Từ khi biết con bị bệnh lạ, gia đình anh Diệu có bao nhiêu tiền đều dồn vào để chữa bệnh cho con. Khắp các bệnh viện từ trong Nam, ngoài Bắc hay nghe mách bảo ở đâu có thầy thuốc chữa được bệnh vảy nến này là vợ chồng lại mang con đến. Tuy nhiên, bệnh tình của cháu Kỳ không những không hề thuyên giảm mà ngày càng nặng thêm. Tìm cách chữa trị cho con mãi, tiền mất nhưng tật vẫn mang, gia đình đành phải ngậm ngùi đưa con về nhà chấp nhận với số phận.
Gia đình anh Diệu thuộc diện hộ nghèo của xã. Ngoài cháu Kỳ ra còn có ba đứa con nhỏ là cháu Nguyễn Thị Hương đang học lớp 5 và Nguyễn Đình Minh, Nguyễn Đình Chính (sinh đôi) đang học lớp 1. Ngoài ra, trong gia đình anh Diệu còn có thêm một người mẹ già là bà Nguyễn Thị Hội (70 tuổi), người cô ruột Nguyễn Thị Phương (68 tuổi) và người em trai Nguyễn Đình Hồng (41 tuổi) mắc bệnh tâm thần nhiều năm nay.
Mẹ đẻ cùng cô ruột già yếu chẳng làm được việc gì nhiều, người em trai thì bị tâm thần suốt ngày thơ thẩn, gia cảnh vốn đã khó khăn lại càng khó khăn hơn. Cả gia đình có 9 miệng ăn nhưng chỉ trông chờ vào vài ba sào ruộng và đồng tiền công ít ỏi mà vợ chồng anh Diệu đi làm thuê hàng ngày kiếm được. Số tiền này ngoài trang trải sinh hoạt cho gia đình còn phải lo cho các con học hành và mua thuốc thang chữa bệnh cho cháu Kỳ.
Mỗi tháng, những nốt mù và vảy nến trên người cháu mọc nhiều nhất là khi bắt đầu tuần trăng lên.
Chị Lan chia sẻ: "Mỗi ngày, vợ chồng tôi phải thức dậy từ lúc 4 giờ sáng, lo nấu cơm cho các con ăn để đưa đi học sau đó mới đi làm. Buổi trưa hai vợ chồng không về, đến tối mới về nhà. Làm quần quật cả ngày, cả tháng thế mà cũng chẳng thấm vào đâu. May ông trời còn cho khỏe để làm chứ những ngày ốm đau cả nhà chỉ biết nhìn nhau".
Ông Nguyễn Kim Hồng - Chủ tịch UBND xã Thiệu Nguyên chia sẻ: "Gia đình anh Kỳ thuộc diện hộ nghèo của xã, gia đình có 9 nhân khẩu nhưng trong đó có 3 người thuộc đối tượng chính sách của địa phương. Gia cảnh vốn đã khó khăn lại có cháu Kỳ không may mắc phải căn bệnh hiểm nghèo. Địa phương luôn dành sự quan tâm đặc biệt đến hoàn cảnh của cháu Kỳ. Chúng tôi cũng luôn mong sao có được phương pháp để điều trị căn bệnh của cháu Kỳ khỏi được. Nhìn thấy cháu mang bệnh trong người như vậy, ai cũng xót thương".
Mọi sự giúp đỡ xin gửi về:
1. Mã số 1611: Anh Nguyễn Đình Diệu: Thôn Nguyên Tiến, xã Thiệu Nguyên, huyện Thiệu Hóa, tỉnh Thanh Hóa. 2. Quỹ Nhân ái - Báo Khuyến học & Dân trí - Báo điện tử Dân trí. Ngõ 2 nhà số 48 Giảng Võ, Đống Đa, Hà Nội (Cạnh cây xăng Kim Mã) Tel: 04. 3. 7366.491/ Fax: 04. 3. 7366.490 Email: quynhanai@dantri.com.vn Bạn đọc ủng hộ qua các tài khoản sau: * Tài khoản VNĐ tại VietComBank:
Tên TK: Báo Khuyến học & Dân trí
Số TK: 045 100 194 4487
Tại: Ngân Hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam - Chi nhánh Thành Công - Hà Nội. * Tài khoản USD tại VietComBank:
Account Name: Bao Khuyen hoc & Dan tri Account Number: 045 137 195 6482 Swift Code: BFTVVNVX Bank Name: THE BANK FOR FOREIGN TRADE OF VITNAM (VietComBank) * Tài khoản VNĐ tại VietinBank:
Tên TK: Báo Khuyến học & Dân trí
Số TK: 10 201 0000 220 639
Tại: Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công Thương Việt Nam - Chi nhánh Hoàn Kiếm * Tài khoản VNĐ tại Ngân hàng Qân đội (MB) Tên TK: Báo Khuyến học & Dân trí
Số TK: 0721100356359 Tại Ngân hàng TMCP Quân đội - Chi nhánh Thái Thịnh - Hà Nội * Tài khoản USD tạiNgân hàng Quân đội (MB) Tên TK: Báo Khuyến học & Dân trí
Số TK: 0721100357002 Swift Code: MSCBVNVX Bank Name: MILITARY COMMERCIAL JOINT STOCK BANK - MCSB ( No.3, Lieu Giai str., Ba Dinh Dist., Hanoi, Vietnam) 3. Văn phòng đại diện của báo: VP Hà Tĩnh: 46 Nguyễn Công Trứ, Phường Tân Giang, TP Hà Tĩnh. Tel: 039.3.857.122 VP Đà Nẵng: 25 Nguyễn Tri Phương, Quận Thanh Khê, TP Đà Nẵng. Tel: 0511.3653.725 VP HCM: số 39L đường 11 (Miếu Nổi), phường 3, quận Bình Thạnh, TP.HCM. Tel: 0866786885 VP Cần Thơ: 53/13 Lý Tự Trọng, Q Ninh Kiều, TP Cần Thơ. Tel: 0710.3.733.269
Thái Bá
Theo Dantri
Trạm trung chuyển Cầu Giấy "đìu hiu" trước ngày phá dỡ Sau gần 10 năm hoạt động, trạm trung chuyển Cầu Giấy đã chính thức dừng hoạt động từ ngày 16-11, để tổ chức phân luồng giao thông tại nút giao Cầu Giấy - Kim Mã phục vụ thi công trụ cầu nhà ga số 8 đường sắt đô thị Nhổn - ga Hà Nội. Vị trí bến xe mới thay cho trạm trung...