Bố mẹ bắt con gái nhỏ bán dâm trực tuyến, kiếm tiền nuôi cả nhà
Không chỉ bị lạm dụng tình dục trực tiếp, nhiều trẻ em còn trở thành đối tượng cho hoạt động mua dâm trực tuyến đang ngày càng trở nên phổ biến tại Philippines.
Khi cảnh sát đột nhập vào căn nhà, họ tìm thấy ba em nhỏ tuổi từ 3 tới 11 đang nằm trên giường không một mảnh vải. Ở cuối phòng là bà mẹ và cô con gái lớn 13 tuổi đang gõ bàn phím với màn hình webcam hiện lên khuôn mặt của ba gã đàn ông da trắng với ánh mắt như nhìn xoáy sâu vào cơ thể non nớt của ba bé gái.
Đó là một khung cảnh đầy đáng sợ nhưng cũng phản ánh một thực tế đang diễn ra phổ biến tại Philippines: cha mẹ sử dụng chính con cái mình để bán dâm cho những kẻ có sở thích ấu dâm bệnh hoạn qua mạng trực tuyến.
Chỉ cần một chiếc máy tính có kết nối internet, khả năng nói tiếng Anh và “tài sản” là những đứa con, họ đã có thể bắt đầu công việc kinh doanh tình dục trẻ em qua mạng.
Vào năm 2011, khi sự vụ đầu tiên được phanh phui tại Philippines, người ta chỉ nghĩ đó là một vụ cá biệt. Nhưng sau đó, liên tiếp các vụ lạm dụng trẻ em trực tuyến được phát hiện tại Philippines. Tuy nhiên, điều khiến người ta kinh hãi hơn là kẻ chủ mưu chính là bố mẹ các em chứ không phải ai khác.
Theo Liên Hợp Quốc, có khoảng 10,000 trẻ em đang là nạn nhân cho ngành công nghiệp lạm dụng tình dục này. Tháng tới, tổ chức UNICEF sẽ triển khai chiến dịch giáo dục những người trẻ về nguy cơ của thế giới ảo.
Câu hỏi được đặt ra, tại sao các bậc cha mẹ lại đương tâm làm thế với chính con cái mình?
Tình dục trẻ nhỏ trực tuyến: con gà đẻ trứng vàng Nhiều người tự hỏi, nguyên nhân gì dẫn đến việc Philippines lại trở thành “điểm nóng” cho nền công nghiệp tình dục trẻ nhỏ mà không phải quốc gia khác. Đơn giản, đất nước này có tỉ lệ nghèo đói cao, mạng lưới Internet nhanh và khả năng nói tiếng anh tốt của người dân.
Rất khó để có thể xác định được quy mô của ngành công nghiệp này khi đa phần các vụ việc diễn ra tại nhà, được sắp xếp bởi chính cha mẹ của các em với những giao dịch chuyển khoản ẩn danh. Thông thường, mỗi vụ mua dâm online như vậy có giá từ 5-200$ (tương đương với từ 100,000 đến 4 triệu đồng).
Có những ngôi làng tại Philippines mà rất nhiều gia đình theo đuổi “công việc kinh doanh” này.
Theo ước tính của Liên Hợp Quốc, nền công nghiệp lạm dụng tình dục trẻ em trực tuyến tại Philippines có trị giá 1 tỷ USD. Những đứa trẻ sẽ phải biểu diễn hàng giờ liền, tùy thuộc vào khách hàng và múi giờ.
Thông thường, chúng sẽ bán dâm cho khách Âu Mỹ và buổi sáng và khách Australia vào buổi chiều tối.
Video đang HOT
Năm 2015, đã có 167 vụ việc được phát hiện, tăng cao hơn so với năm 2014 là 89 vụ và 57 vụ trong năm 2013. Không giống các hình thức lạm dụng tình dục khác, các buổi trò chuyện sẽ được phát trực tiếp và thông qua Skype nên cảnh sát không thể lần theo các bức ảnh hay dữ liệu để lại.
Khi trẻ em chưa nhận thực được tính nguy hiểm của sự việc
Trái với những dự đoán về việc lũ trẻ bị cha mẹ “bắt ép” phải làm công việc đó, nhiều em nhỏ cảm thấy việc mình đang làm là hết sức bình thường. Một phần do các em phải làm những điều đó khi còn quá nhỏ và chưa nhận thực được tính nguy hiểm của vấn đề.
Khi những đứa trẻ là nạn nhân của các vụ mua bán dâm qua mạng được cảnh sát cứu và đưa vào trại nuôi dưỡng, các em không tỏ ra sợ hãi hay bất ổn tâm lý.
Lũ trẻ vẫn chạy nhảy, vui vẻ bình thường. Điều này đã khiến các nhân viên không biết có nên để các em sống trong cùng một khu vực với các trẻ em là nạn nhân của các vụ ấu dâm hay không.
Chúng không ý thức được việc mình đã bị cha mẹ bóc lột. Với chúng, đó chỉ là cách để cha mẹ chúng có thể kiếm tiền. Một bé gái ba tuổi thậm chí còn tiếp tục biểu diễn các động tác khiêu gợi trước mặt các em nhỏ khác ở trong trại giáo dưỡng.
Có lẽ, những tâm sự của các cô bé cậu bé mới là điều khiến người lớn đau lòng và suy nghĩ lại: “Họ nói rằng đó là một công việc mà cả làng đều làm. Các bạn em đều làm cả nên em thấy điều đó là bình thường”.
Với lũ trẻ, chúng vẫn hy vọng rằng ba mẹ mình sẽ không phải đi tù và mong nhận được sự tha thứ. Tâm hồn non nớt của lũ trẻ dù bị bạo hành hay lạm dụng tình dục vẫn luôn nghĩ tới những điều tốt đẹp cho gia đình mình.
Những kẻ điếc không sợ súng
Đó chính là khái niệm chính xác để nói về những cặp vợ chồng táo tợn, dùng thân xác con cái mình để kiếm tiền. Ngồi trong trại giam và đang mang bầu đứa con thứ 7, một người phụ nữ với khuôn mặt trang điểm đậm có vẻ bất cần nói rằng, dù có được thay đổi quyết định, cô vẫn chấp nhận con đường dấn thân vào đường dây bán dâm trực tuyến với nạn nhân là những đứa con ruột của mình.
Cuộc sống bấp bênh không có công ăn việc làm đã đẩy họ vào công việc “dễ dàng” kiếm ra tiền này.
Nhiều người còn nói rằng, kể cả có ra tù, có thể họ sẽ quay trở lại với công việc đấy. Họ không có lựa chọn nào khác. Trên thực tế, nhiều em nhỏ cũng bị chính cha mẹ của mình lạm dụng tình dục.
Trong một đoạn clip được quay lại bởi khách mua dâm, bà mẹ đã lạm dụng con mình ngay trước mặt khách.
Cơ quan điều tra cho biết, có thể những hành động đó không đơn thuần chỉ vì tiền mà còn nhằm thỏa mãn các ham muốn cá nhân của những ông bố bà mẹ đó.
Những con hươu không cần vẽ đường để chạy và câu chuyện không có hồi kết
Có lẽ, những vụ việc này sẽ khó có thể kết thúc khi chính nạn nhân là các em nhỏ không thấy được tầm nguy hiểm của nó. Các em vẫn tha thiết được đoàn tụ với cha mẹ. Với nhiều em, đó là một cuộc sống “đáng mơ ước”.
Có một sự thật đau lòng hơn là với nhiều trường hợp, chính các em nhỏ lại là người “xui” bố mẹ chúng làm vậy. Thấy những đứa trẻ hàng xóm kiếm tiền, chúng cũng muốn kiếm tiền. Các em sau đó gợi ý bố mẹ mình làm như vậy.
Ở tuổi 13, Nicole, một bé gái có kinh nghiệm làm công việc đó “lâu năm”, mới chính là người trao đổi với những gã ấu dâm mà không phải cha mẹ em. Thậm chí, chúng còn thực hiện khi cha mẹ không có mặt.
Nhà chức trách có thể làm gì đây khi chính các nạn nhân lại sẵn lòng thực hiện các vụ bán dâm như vậy? Với các em, cuộc sống đã trở nên dễ dàng hơn với công việc như vậy: gia đình có tiền, chúng được đi ăn tại các cửa hàng Jollibee và mẹ chúng không phải làm công nhân trong nhà máy nữa. Sẽ còn là chặng đường dài để những vụ việc như này không còn xảy ra nữa.
Đáng buồn thay, với tình huống hiện tại, mọi chuyện chỉ trở nên tồi tệ hơn mà vẫn chưa có những cải thiện đáng kể.
Nói không với các phim ảnh đồi trụy trẻ nhỏ.
Theo Tintuc.vn
Phát hiện, ngăn chặn kịp thời nhiều vụ việc
Từ đầu năm đến nay, lực lượng hải quan đã phát hiện, xử lý 1.323 vụ vi phạm, thu nộp ngân sách hơn 12,8 tỷ đồng. Bên cạnh các mặt hàng tiêu dùng nhập lậu, hàng loạt vụ buôn bán hàng quốc cấm như: ma túy, ngà voi, vẩy tê tê, sừng tê giác... với số lượng lớn.
Phân tích hình ảnh qua hệ thống camera tại Tổng cục Hải quan.
Có được những chiến công đó ngoài việc đẩy mạnh thực hiện các nghiệp vụ chống buôn lậu, còn có vai trò trợ giúp quan trọng từ việc vận hành Trung tâm Chỉ huy trực tuyến chống buôn lậu (TTCHTTCBL - Tổng cục Hải quan).
Bắt giữ hàng chục nghìn vụ buôn lậu
Đêm 29-1-2016, Phòng Giám sát Hải quan trực tuyến (thuộc TTCHTTCBL) đã phối hợp Đội Kiểm soát chống buôn lậu khu vực miền Bắc (thuộc Cục Điều tra chống buôn lậu - Tổng cục Hải quan) rà soát qua hệ thống camera khu vực Sân bay Nội Bài, đồng thời phân tích dữ liệu hành khách nhập cảnh đã phát hiện 6 va li ký gửi của 3 đối tượng có chứa ngà voi và các sản phẩm chế tác từ ngà voi với tổng trọng lượng 137,5kg. Số hàng hóa trên được vận chuyển từ Angola về Việt Nam qua đường hàng không trên chuyến bay VN680, chuyển tiếp từ Malaysia về Sân bay quốc tế Nội Bài.
Trước đó, Phòng Giám sát Hải quan trực tuyến cũng phối hợp Đội Kiểm soát chống buôn lậu khu vực miền Trung đã giám sát hành trình của các tàu vận chuyển xăng dầu và dữ liệu hoạt động xuất nhập khẩu xăng dầu. Ngày 28-1, lực lượng Hải quan phát hiện tàu BTS CHRISTINA di chuyển vào vùng biển Phan Rí (tỉnh Bình Thuận) có biểu hiện nghi vấn. Rạng sáng ngày 29-1, Phòng Giám sát Hải quan trực tuyến phối hợp với các lực lượng liên quan kiểm tra phương tiện, phát hiện Công ty Dương Đông Hòa Phú đã mở tờ khai tại Hải quan Bình Thuận, khai báo vận chuyển 1.877,562 tấn xăng Ron 92 trên tàu BTS CHRISTINA, nhưng tổng số hàng hóa thực tế lên tới 9.373,636 tấn.
Với vai trò là cơ quan thường trực của Ban Chỉ đạo 389 quốc gia về phòng, chống buôn lậu gian lận thương mại, Tổng cục Hải quan đã tham mưu, đề xuất Chính phủ, Bộ Tài chính triển khai có hiệu quả công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả. Nhiều chuyên đề đấu tranh với vi phạm về dược phẩm, mỹ phẩm, thực phẩm chức năng; buôn lậu động vật hoang dã; buôn lậu hàng điện tử, điện lạnh đã qua sử dụng cũng đã được thực hiện. Song, trên thực tế hoạt động buôn lậu hàng quốc cấm diễn ra ngày càng phức tạp, đòi hỏi ngành Hải quan cần có những phương thức hiệu quả hơn để ngăn chặn hiệu quả hàng hóa vi phạm thẩm lậu vào thị trường nội địa.
Trực tuyến giám sát hàng xuất nhập khẩu
Với chức năng giám sát, chỉ huy từ Tổng cục Hải quan đến hơn 100 chi cục hải quan tại 34 cục hải quan tỉnh, thành phố, TTCHTTCBL đã được vận hành từ cuối năm 2015. Trung tâm được kết nối trực tuyến tới từng tờ khai xuất khẩu, nhập khẩu tại các địa bàn. Từ đó, cơ quan hải quan sẽ biết được quá trình thông quan của DN trên hệ thống, quá trình phân luồng hàng hóa, lượng hàng hóa ra, vào cảng, số hiệu container, số xe container, cung đường vận chuyển của hàng hóa... Ngoài ra, Tổng cục Hải quan cũng trang bị các phương tiện, thiết bị chuyên dùng hiện đại phục vụ công tác kiểm soát hải quan, như máy bay không người lái, xe ô tô có trang bị hệ thống camera đặc chủng được kết nối để truyền hình ảnh về Trung tâm.
Quá trình tác nghiệp của DN cũng như cán bộ, công chức hải quan tại các điểm giám sát hải quan tại kho bãi, cầu cảng, cổng cảng, cũng như địa điểm làm thủ tục ở các cửa khẩu sân bay quốc tế: Nội Bài và Tân Sơn Nhất, khu vực cảng Hải Phòng và TP Hồ Chí Minh... đều được hệ thống camera giám sát của Tổng cục Hải quan theo dõi. Quá trình giám sát này cũng giúp Tổng cục Hải quan kịp thời đưa ra cảnh báo, xử lý nghiêm các trường hợp nhũng nhiễu, phiền hà của cán bộ, công chức hải quan đối với DN...
Theo ông Nguyễn Phi Hùng, Cục trưởng Cục Điều tra chống buôn lậu, để phục vụ kịp thời công tác đấu tranh chống buôn lậu trong tình hình mới, ngành Hải quan đã nghiên cứu, khảo sát, học tập kinh nghiệm của các lực lượng chức năng và hải quan một số nước tiên tiến trên thế giới.
Đơn vị đã đề xuất Tổng cục Hải quan, Bộ Tài chính xây dựng TTCHTTCBL. Đến nay, trung tâm dữ liệu của Phòng Giám sát Hải quan trực tuyến đã kết nối thông suốt với các hệ thống trang thiết bị kiểm tra, giám sát hiện đại của ngành Hải quan, gồm hệ thống camera giám sát, máy soi chiếu container, hệ thống cân ô tô điện tử, hệ thống máy soi chiếu hành lý, hàng hóa, hệ thống dữ liệu xuất nhập khẩu và các hệ thống công nghệ thông tin, cơ sở dữ liệu tập trung của ngành Hải quan nhằm phát hiện các dấu hiệu bất thường tại cửa khẩu để kịp thời can thiệp, ngăn chặn các hành vi vi phạm.
Cũng theo ông Nguyễn Phi Hùng, hệ thống thông quan tự động VNACCS/VCIS của ngành Hải quan đã góp phần tạo thông thoáng trong hoạt động XNK khi thời gian thông quan một lô hàng luồng xanh chỉ còn vài giây. Tuy nhiên, với vai trò quản lý nhà nước, ngành Hải quan vẫn phải thực hiện nghiêm vai trò giám sát. Việc xây dựng Trung tâm Chỉ huy trực tuyến đã giúp ngành Tài chính thực hiện tốt hơn chức năng quản lý nhà nước về hải quan, qua đó thực hiện tốt vai trò "người gác cổng" của nền kinh tế.
Bo
Theo Tổng cục Hải quan, năm 2015 lực lượng hải quan đã bắt giữ 18.133 vụ buôn lậu, trị giá hàng hóa vi phạm ước tính hơn 377,3 tỷ đồng. Riêng từ đầu năm đến nay, lực lượng hải quan đã phát hiện, bắt giữ, xử lý 1.323 vụ việc vi phạm, thu nộp ngân sách hơn 12,8 tỷ đồng.
Hương Ly
Theo_Hà Nội Mới
Các tỉnh biên giới có thể tạm ngưng xuất - nhập khẩu hàng hóa UBND các tỉnh biên giới có thể áp dụng biện pháp tạm ngưng nhập khẩu hàng hóa qua cửa khẩu phụ, lối mở khi hàng hóa ách tắc hoặc không phù hợp. Bộ Công Thương mới ban hành Thông tư 52 quy định chi tiết hoạt động mua bán hàng hóa qua biên giới của thương nhân góp phần quản lý hoạt động...