Bộ máy phản gián của Hezbollah
Hồi tháng 11/2021, các phương tiện truyền thông quốc tế đưa tin rằng Hizb Allah (còn được phiên âm là Hezbollah) đã bóc trần một mạng lưới gián điệp do CIA dàn dựng xâm nhập vào tổ chức này.
Các điệp viên bị cáo buộc đã thu thập thông tin liên quan đến năng lực và chiến lược hành động của Hezbollah, nhằm mục đích chia sẻ những thông tin tình báo này với Mỹ và cả Israel.
Vụ này là chương mới nhất trong chiến tranh phản gián sau năm 2006 của Hezbollah. Bài viết này khắc họa cách tiếp cận của Hezbollah đối với các hoạt động phản gián của họ sau năm 2006, mô tả việc họ đã phát hiện ra các điệp viên kép trong nội bộ, cũng như những kẻ chỉ điểm bên ngoài, đồng thời phân tích những hàm ý của xu hướng này.
Những bài học xương má.u
Việc nhấn mạnh vào phản gián và nỗi ám ảnh về lằn ranh của Hezbollah đối với gián điệp nước ngoài tiềm năng, phải được hiểu trong bối cảnh rộng hơn về công tác chuẩn bị của tổ chức này trong những cuộc đối đầu “vòng kế tiếp” với Israel. Kể từ khi chấm dứt chiến tranh vào năm 2006, Tổng thư ký của Hezbollah, Hassan Nasrallah, đã không hề giấu giếm kế hoạch cho cuộc chiến tranh tiếp theo của mình, cụ thể là tổ chức này đã chuyển trọng tâm chiến lược từ việc kết thúc “sự chiếm đóng của Israel” sang một chương trình nghị sự rộng hơn, bao gồm ngăn chặn sự xâm lược của nhà nước Do Thái trong tương lai, và cũng như ngăn ngừa sự can thiệp của bất kỳ nước nào bị coi là thù địch. Nasrallah đã bày tỏ lập trường đầy tham vọng này trong nhiều dịp bằng cách khẳng định rằng học thuyết mới của tổ chức sẽ tập trung quanh khái niệm “cân bằng chiến lược và trả đòn tương xứng”.
Trụ sở trung ương Hezbollah ở miền Nam thủ đô Beirut (Lebanon) trước đây.
Vì lẽ đó, Nasrallah đã nhắc nhở Israel rằng phương trình quyền lực mới sẽ là “Tel Aviv sẽ là Beirut, còn sân bay quốc tế Ben Gurion sẽ thuộc về sân bay quốc tế Beirut”. Nasrallah nhấn mạnh khái niệm cân bằng chiến lược này ngay từ giữa tháng 2/2011 bằng cách tuyên bố rằng trong vòng đối đầu tiếp theo chống Israel, Hezbollah sẽ đáp trả việc xâm lược lãnh thổ của Lực lượng phòng vệ Israel (IDF) bằng việc biệt phái các đơn vị của Hezbollah chiếm đóng vùng Galilee.
Những tuyên bố này có vẻ phóng đại năng lực của Hezbollah song chúng lại có ý nghĩa bởi vì chúng hé lộ nhận thức cá nhân mới về sức mạnh của tổ chức, cũng như năng lực ngày càng tăng của họ như một đội quân hỗn hợp. Đổi lại, khái niệm này đề cập đến một thực tế rằng trong cuộc chiến năm 2006, một số chiến thuật mà Hezbollah triển khai đã phù hợp với quân đội chính quy hơn là tổ chức du kích.
Dù rằng tổ chức này vẫn tiếp tục lệ thuộc vào các chiến thuật phi truyền thống, song họ cũng đang áp dụng những chiến thuật quân sự thông thường, bao gồm phòng thủ và giữ vững địa hình nhằm bảo vệ các điểm phóng tên lửa cũng như ngăn ngừa Israel tái chiếm Lebanon. Những năm sau 2006, Hezbollah ngày càng trở nên tham vọng hơn trong việc đặt ra các mục tiêu cho giai đoạn chạm trán quân sự tiếp theo với Israel, công khai đề cập đến việc “đạt được chiến thắng quyết định” chống Israel trong chiến tranh kế tiếp – một tuyên bố vừa đặt ra tiêu chuẩn cao hơn cho Hezbollah vừa nâng cao lợi ích trong nước, cũng như những lợi ích khu vực trong cuộc xung đột tiếp theo, điều này cũng đồn đoán rằng Hezbollah sẽ dùng mọi khả năng của mình trong cuộc chiến tranh toàn diện với Israel, cố gắng chuyển chiến trường đối đầu nhắm vào Israel càng nhiều càng tốt, tập trung nhiều hơn vào việc nhắm mục tiêu dân thường Do Thái.
Kể từ năm 2006, Hezbollah đã tích cực tái vũ trang và tái hợp lại, cũng như bổ sung kho tên lửa, hỏa tiễn và vũ khí nhỏ, đồng thời nỗ lực củng cố bộ máy quân sự của mình dựa trên những bài học xương má.u từ chiến tranh 2006. Ngoài ra, Hezbollah cũng tập trung nâng cao năng lực tình báo và phản gián của mình. Tổ chức này cố gắng nâng cao hiểu biết tốt hơn về địch, cũng như tuyển dụng người chỉ điểm và nỗ lực thiết lập các toán gián điệp ngay trong lãnh thổ Israel. Về phản gián, Hezbollah tìm cách ngăn chặn sự xâm nhập và rỏ rỉ thông tin ngay trong nội bộ, cũng như ưu tiên đầu tư thêm về mạng viễn thông quang học (do Iran tài trợ riêng) nhằm ngăn chặn việc xâm nhập và phá hoại hệ thống viễn thông của mình.
Để tiến hành phản gián, Hezbollah đã dựa vào một cơ quan bí mật được thành lập từ thập niên 2000 để thực hiện vai trò giám sát nội bộ, ngăn ngừa xâm nhập, và thực thi an ninh tổ chức. Cơ quan đó là Đơn vị phản gián (Amn al-Muddad). Dựa vào cả tình báo tín hiệu (Sigint) với bộ máy điện tử tinh vi (do Iran cung cấp) cũng như tình báo con người (Humint), Hezbollah nỗ lực truy đuổi những điệp viên kép bị cáo buộc và ngăn chặn nội gián.
Video đang HOT
Chiến dịch phản gián công khai
Việc Hezbollah phát hiện ra mạng lưới gián điệp của CIA năm 2011 thường được truyền thông quốc tế mô tả là mang tính đột phá và đặc biệt. Vụ b.ê bố.i gián điệp CIA là một phần trong chiến dịch của Hezbollah nhằm công khai danh tính các điệp viên và người chỉ điểm đang hoạt động nằm vùng ở Lebanon. Trên thực tế từ tháng 4/2009 tới nay, chính quyền Lebanon đã hợp tác với Hezbollah trong việc bắt giữ hơn 100 cá nhân bị nghi ngờ hợp tác với các cơ quan tình báo nước ngoài (CIA và Mossad).
Các đối tượng bị bắt bao gồm “các cảm tình viên giả với Hezbollah” và các nhà tài trợ, thương nhân, chính trị gia, công nhân viễn thông cũng như nhân viên an ninh nội bộ và quân đội. Dù Lebanon luôn thắc thỏm về gián điệp nước ngoài, song những vụ bắt bớ như thế này là rất ít kể từ khi Israel rút quân trong năm 2000 và cuộc chiến 2006.
Một trong những trường hợp đầu tiên như vậy đã xảy ra sau cuộc chiến tháng 7/2006, khi một thanh tra của Sureté Générale (Cơ quan Tình báo an ninh chung của Lebanon) bị bắt giữ vì nghi án hợp tác với tình báo Israel. Tiếp đó là vụ bắt giữ hai anh em Yusef và Ali Jarrah từ khu vực Bekaa (Đông Lebanon) vì hoài nghi những người này đã liên lạc với tình báo Israel kể từ thập niên 1980. Trước tháng 7/2006, những vụ việc như thế này là rất ít. Sau đó tốc độ điều tra tăng lên vào mùa đông 2009 khi một nhân viên của Hãng hàng không Trung Đông (MEA) (người này cũng bị hoài nghi làm gián điệp cho Israel) bị mất tích, trong lúc đó một điệp viên ở miền Nam Lebanon bị chính quyền nước này nghi ngờ và bắt giữ.
Trường hợp của Marwan Faqih (chủ một gara nằm gần Nabatiyah, Nam Lebanon) là đặc biệt thú vị vì điệp viên này đã phát triển quan hệ thân cận với Hezbollah suốt hơn một thập kỷ, và do đó được cấp đặc quyền ra vào tổ chức này.
Vụ phát giác ra Faqih là một đòn giáng mạnh vào cái gọi là “bất khả xâm phạm” của Hezbollah. Theo một số tờ báo Arab, sau vụ Faqih, Hezbollah buộc phải di dời một số vũ khí và hỏa tiễn ra khỏi một số kho vũ khí được coi là bị xâm phạm. Năm 2009, bằng việc hợp tác với tình báo Lebanon đã giúp Hezbollah bóc trần 3 đường dây gián điệp đang hoạt động trong bộ máy an ninh chung, làm gia tăng tranh luận công khai ngay trong nước Lebanon về mức độ của cái gọi là “sự xâm nhập”.
Tiếp đến là vụ bắt giữ Charbel Qazzi, một kỹ thuật viên ở Alfa (một trong 2 hãng điện thoại di động lớn của địa phương) một lần nữa làm dấy lên ngờ vực người này làm gián điệp cho Israel. Sự vụ này khiến Hezbollah thực hiện chiến dịch làm hoen ố danh tiếng của Tòa án đặc biệt của Liên hợp quốc về Lebanon, đơn vị được giao nhiệm vụ điều tra vụ á.m sá.t cựu Thủ tướng Rafiq Hariri.
Sau cuộc điều tra Alfa, trọng tâm tìm kiếm các điệp viên nước ngoài của Lebanon không hề giảm. Tháng 12/2010, một lần nữa Lebanon tuyên bố đã tìm thấy các thiết bị gián điệp của Israel trên lãnh thổ của mình, từ đây làm gia tăng các vụ bắt giữ “cộng tác viên” bị hoài nghi cũng như việc Lebanon đệ đơn khiếu nại lên Hội đồng bảo an Liên hợp quốc. Vào tháng 6/2011, Hezbollah đã công khai tuyên bố về việc đột kích một “tổ điệp viên” trong hàng ngũ của mình, trong đó có hơn 5 điệp viên là thành viên của tổ chức này.
Theo lời thủ lĩnh Nasrallah thì những điệp viên này do CIA bí mật tuyển dụng (các quan chức Mỹ tại Beirut nhanh chóng phủ nhận). Tới tháng 9/2011, một bài đăng trên báo giới Arab tuyên bố rằng Hezbollah đã phát hiện thêm 5 điệp viên Israel đang hoạt động trong hàng ngũ của mình. Tổ chức Shi’a nhanh chóng bác bỏ báo cáo cho rằng nó là “bịa đặt”.
Và tới tháng 11/2011, Hezboolah thông báo họ đã phá một mạng lưới gián điệp là người của tổ chức mình đang cung cấp tin cho CIA, một lần nữa giới chức Mỹ ở Lebanon phủ nhận trách nhiệm. Vụ này gây nên một cuộc tranh luận chưa từng có ở Lebanon khiến chính phủ nước này phải triệu hồi bà Maura Connelly (đại sứ Mỹ ở Beirut) để thẩm vấn bà về sự vụ.
Imad Mughniyyeh, thủ lĩnh tình báo của Hezbollah thời trẻ.
Hàm ý của Hezbollah
Đầu tiên, nên hiểu rằng những nỗ lực mới của việc công khai các thành tựu từ chiến tranh phản gián là một phần trong chiến dịch tâm lý của Hezbollah nhằm thể hiện sức mạnh và làm mất uy tín của những bộ máy tình báo từ các đối thủ chính của mình. Nói cách khác, lợi ích trực tiếp của Hezbollah khi công khai vấn đề gián điệp là để có được “quyền khoe mẽ”.
Theo lời thủ lĩnh Hassan Fadlallah tại một cuộc họp báo sau vụ b.ê bố.i gián điệp CIA thì hoạt động này đã tiết lộ quy mô thành tựu mà tổ chức kháng chiến đã đạt được thông qua công tác bảo vệ an ninh quốc gia một cách bền bỉ, đồng thời chống gián điệp Mỹ và Israel. Ông Kamil al-Rafei từ khối quân sự của nghị viện Hezbollah cũng tuyên bố rằng chiến dịch tháng 11/2011 là kết quả của một chiến dịch được hoạch định rất tốt, và nhấn mạnh rằng trong tương lai, đảng sẽ tăng gấp đôi nỗ lực để ngăn chặn sự xâm nhập.
Thứ hai, theo quan điểm của một thành viên Hezbollah thì các điệp viên CIA đang do thám cho Israel và họ cho rằng đất nước này không thể thu thập thông tin trực tiếp, và rằng phải phụ thuộc vào Mỹ để lấy được tình báo cần thiết về tổ chức của Nasrallah. Đây không phải là lần đầu tiên Hezbollah lập luận rằng sự hiện diện của Mỹ ở Lebanon là thù địch, và rằng đại sứ quán Mỹ ở Beirut là “con ngựa thành Trojan” để do thám Lebanon nhằm thay mặt cho Israel. Đổi lại đây là thời khắc quan trọng cho Hezbollah nhằm cho phép họ nhân danh cái gọi là “người bảo vệ quốc gia” để đặt ra câu hỏi về liên minh giữa Lebanon với Mỹ.
Thứ 3, mặc dù Hezbollah muốn thúc đẩy khả năng phản gián của mình nhưng họ cũng muốn bảo vệ danh tiếng về sự gắn kết và thống nhất, đồng thời hạ thấp mức độ đào ngũ. Trên thực tế, kể từ cuộc chiến năm 2006, danh tiếng về sự bất khả xâm phạm của Hezbollah đã chịu nhiều đòn giáng nặng nề: đầu tiên là vụ á.m sá.t Imad Mughniyyeh (năm 2008) ở Damascus.
Cùng lúc đó, những tiết lộ của thủ lĩnh Nasrallah đã thật sự bùng nổ, chúng chống lại những tuyên bố trước đây của ông về “sự miễn nhiễm xâm nhập” của Hezbollah, đã làm hoen ố phần nào hào quang của tổ chức này. Có một thực tế là trước tháng 6/2011, tất cả các vụ bắt giữ gián điệp ban đầu ở Lebanon đều không liên quan trực tiếp đến các thành viên của tổ chức này. Đồng nghĩa trước đó cũng đã có sự xâm nhập vào tổ chức rồi nhưng thay vào đó Hezbollah đã chọn cách giữ bí mật. Để chống lại ý niệm về sự yếu kém xuất phát từ những vi phạm nội bộ bị cáo buộc, Hezbollah đã nỗ lực hạ thấp quy mô, giảm tối đa số lượng thành viên và hàng ngũ các quan chức tham gia, và trong nhiều trường hợp luôn cho rằng các gián điệp không có liên quan trực tiếp với tổ chức của thủ lĩnh Nasrallah.
Hezbollah được cho là rất coi trọng vấn đề an ninh nội bộ, đã tiến hành một cuộc điều tra sâu rộng vào hàng ngũ của tổ chức mình nhằm ngăn chặn thêm những trường hợp cộng tác viên và điệp viên kép, dẫn đến việc loại bỏ một số quan chức cấp cao đã kém hiệu quả trong việc ngăn chặn sự xâm nhập, trong khi công khai giải quyết vấn đề tham nhũng chưa từng có tiề.n lệ từ trước đó
Hy vọng mới cho hòa bình Trung Đông
Thỏa thuận đình chiến giữa Israel và Liban vừa được công bố đã tạm thời chấm dứt cuộc xung đột kéo dài và đẫm má.u nhất giữa hai bên trong nhiều thập kỷ, đồng thời mang lại hy vọng một thỏa thuận tương tự sẽ đạt được ở Dải Gaza.
Người dân trở về nhà tại Beirut, Liban, ngày 27/11/2024, sau khi lệnh ngừng bắ.n giữa Israel và phong trào Hồi giáo Hezbollah có hiệu lực. Ảnh: THX/TTXVN
Có hiệu lực từ rạng sáng 27/11 với thời gian ngừng bắ.n trong vòng 60 ngày, thỏa thuận giúp cho các địa phương miền Bắc Israel yên tĩnh trở lại sau nhiều ngày hứng chịu các trận tấ.n côn.g dữ dội bằng rocket và thiết bị bay không người lái do phong trào Hezbollah phóng sang. Tại Liban, hàng nghìn người dân sơ tán đã bắt đầu hành trình trở về nhà. Tuy nhiên, phía Israel cảnh báo người dân chưa được trở lại các khu vực gần biên giới cho tới khi thực sự an toàn.
Thỏa thuận có tên "Chấm dứt thù địch và các cam kết liên quan về các biện pháp tăng cường an ninh và hướng tới việc thực hiện Nghị quyết 1701 của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc" (HĐBA LHQ). Đây là nghị quyết được ra đời để khôi phục hòa bình tại biên giới giữa Liban và Israel sau cuộc chiến năm 2006. Cộng đồng quốc tế và khu vực đã nhanh chóng hoan nghênh lệnh ngừng bắ.n.
Mỹ, Pháp tin tưởng thỏa thuận này sẽ tạo điều kiện cho "sự bình yên lâu dài", giúp chấm dứt giao tranh tại Liban và đảm bảo an ninh cho Israel. Hai quốc gia đồng bảo trợ cũng cam kết sẽ nỗ lực để thỏa thuận được thực thi đầy đủ và sẽ hỗ trợ năng lực quân sự cho Liban.
Chính quyền Palestine hy vọng thỏa thuận "sẽ góp phần chấm dứt tình trạng bạo lực và bất ổn mà khu vực đang phải gánh chịu", đồng thời lưu ý cần thực thi nghị quyết của Liên hợp quốc về ngừng bắ.n tại Dải Gaza.
Lệnh ngừng bắ.n sẽ kéo dài trong 2 tháng, cho thấy các bên đã tỏ rõ quyết tâm hướng tới chấm dứt hoàn toàn cuộc xung đột kéo dài gần 14 tháng, và đặc biệt trở nên khốc liệt kể từ 2 tháng qua. Giao tranh qua lại biên giới giữa Israel và Hezbollah bắt đầu chỉ 1 ngày sau khi cuộc chiến tại Dải Gaza bùng phát đầu tháng 10/2023. Sau khi cơ bản trấn áp được phong trào Hamas ở chiến trường Gaza, từ cuối tháng 9 vừa qua, Israel mở chiến dịch đổ bộ "hạn chế" sang miền Nam Liban và tăng cường các cuộc không kích vào sâu lãnh thổ nước này.
Bên cạnh làm tiêu hao phần lớn bộ máy lãnh đạo, chỉ huy và hạ tầng quân sự của Hezbollah, chiến dịch của Israel đến nay cũng khiến gần 3.800 người tại Liban thiệ.t mạn.g và 15.600 người bị thương. Phía Israel tổn thất trên 100 người, trong đó có 44 binh sĩ. Theo LHQ, cuộc xung đột còn khiến trên 1 triệu người dân Liban, chiếm gần 20% dân số, phải rời bỏ nhà cửa. Ước tính trên 60.000 người dân Israel phải di tản khỏi các khu vực biên giới phía Bắc để tránh tên lửa của Hezbollah, khiến các hoạt động sản xuất, thương mại, du lịch bị sụt giảm nghiêm trọng.
Chính phủ Israel cho biết ngừng bắ.n với Hezbollah sẽ tạo điều kiện để quân đội nước này tập trung hơn cho cuộc chiến ở Dải Gaza và cuộc xung đột với Iran. Giới quan sát cho rằng Israel phải chấp nhận đình chiến do quân đội nước này đã chạm ngưỡng thiếu hụt nhân sự khi phải căng mình ra nhiều mặt trận cùng lúc.
Việc giảm tải chiến trường Liban sẽ giúp giảm bớt sức ép cho Thủ tướng Benjamin Netanyahu khi ông đang bị các thành viên trong chính phủ liên minh phản đối về chính sách ép buộc cộng đồng Do Thái chính thống phải nhập ngũ. Hơn nữa nguồn đạn dược và vũ khí của Israel, vốn phụ thuộc vào nguồn cung viện trợ và mua sắm từ Mỹ, đã bị gián đoạn nghiêm trọng. Chính quyền của Tổng thống Mỹ Joe Biden gần đây liên tục yêu cầu Israel phải quan tâm hơn nữa để đảm bảo vấn đề nhân đạo cho người dân bị ảnh hưởng bởi các cuộc tấ.n côn.g.
Với Israel, mục tiêu lớn nhất trong chiến dịch tấ.n côn.g Hezbollah lần này là đưa người dân sơ tán ở miền Bắc trở về. Hơn 1 năm qua, 60.000 người dân sơ tán đã trở thành gánh nặng kinh tế và chính trị rất lớn đối với Chính phủ Israel nói chung và Thủ tướng Netanyahu nói riêng. Thăm dò dư luận cho thấy trên 30% dân số Israel ủng hộ một cuộc tấ.n côn.g toàn lực nhằm triệt tiêu vĩnh viễn năng lực quân sự của Hezbollah. Tuy nhiên, xét thực lực cán cân hiện nay, mục tiêu này với Israel là quá sức. Nếu thỏa thuận ngừng bắ.n giúp triển khai thành công kế hoạch đưa người dân sơ tán trở về, thì triển vọng để lệnh ngừng bắ.n được gia hạn lâu dài là khá cao.
Tuy nhiên, thỏa thuận đình chiến cũng đối mặt với nhiều thách thức. Thứ nhất, đây là thỏa thuận giữa hai chính phủ Israel và Liban, dưới sự dàn xếp của Mỹ và Pháp, trong đó cơ bản quy định các bên quay lại thực hiện các điều khoản trong Nghị quyết 1701 của LHQ. Trước khi nổ ra cuộc xung đột hiện tại, nghị quyết này vẫn còn hiệu lực nhưng đã bị phá vỡ trên thực tế và về lý thuyết Israel và Liban vẫn trong tình trạng chiến tranh.
Thứ hai, tại Liban, phong trào Hezbollah không chỉ đóng vai trò chủ chốt về mặt quân sự, mà còn có tiếng nói quan trọng trong chính phủ và nghị viện, nơi thỏa thuận ngừng bắ.n sẽ cần phải được thông qua.
Thứ ba, thỏa thuận quy định quân đội Liban sẽ triển khai lực lượng ở miền Nam, nơi cả Israel và Hezbollah sẽ rút đi. Liệu quân đội Liban có đủ năng lực để duy trì an ninh tại khu vực này hay không vẫn là một câu hỏi. Cuối cùng, vấn đề gây bất đồng quan điểm mấu chốt là "Israel vẫn có quyền tự vệ phù hợp với luật pháp quốc tế" đã được các bên tạm đưa vào điều khoản đi kèm. Điều khoản này được hiểu là trong trường hợp Israel bị Hezbollah tấ.n côn.g trở lại hoặc phát hiện nguy cơ bị tấ.n côn.g thì có thể thực hiện đòn răn đe phủ đầu.
Người dân trở về nhà tại Beirut, Liban, ngày 27/11/2024, sau khi lệnh ngừng bắ.n giữa Israel và phong trào Hồi giáo Hezbollah có hiệu lực. Ảnh: THX/TTXVN
Giới phân tích cho rằng thỏa thuận ngừng bắ.n mới có bền vững hay không, phụ thuộc vào việc phong trào Hezbollah có tái diễn các vụ tấ.n côn.g hay không và Israel sẽ hiểu tình huống nào đồng nghĩa với "nguy cơ bị tấ.n côn.g". Ofer Shelah, nhà nghiên cứu cấp cao tại Viện Nghiên cứu An ninh quốc gia Israel (INSS), nhận định: "Vấn đề quan trọng hiện nay là điều gì sẽ diễn ra tiếp theo". Theo chuyên gia này, nghị quyết 1701 của LHQ và các dàn xếp tương tự đã thất bại vì các điều khoản về cơ bản không được thực thi. Israel sẽ phải hành động quyết đoán để buộc Hezbollah rút lui về phía Nam, thiết lập các biện pháp phòng thủ biên giới đầy đủ, cho người dân phía Bắc cảm thấy đủ an toàn để trở về nhà. Đây sẽ là phép thử thực sự của thỏa thuận.
Dù chỉ là tạm thời, thỏa thuận đình chiến giữa Israel và Liban đã giúp khôi phục hòa bình ở một trong những điểm nóng nhạy cảm nhất thế giới, tạo điều kiện để thúc đẩy đàm phán cho cuộc xung đột tại Dải Gaza. Song song với lệnh ngừng bắ.n tại Liban, Mỹ sẽ tiếp tục các nỗ lực cùng với Thổ Nhĩ Kỳ, Qatar và các đối tác khác để thúc đẩy một lệnh ngừng bắ.n ở Dải Gaza. Hơn lúc nào hết, khu vực Trung Đông rất cần một thỏa thuận như vậy sau hơn 1 năm chiến tranh đã cướp đi sinh mạng của hàng chục nghìn người dân vô tội.
Hezbollah phóng hàng trăm rốc két sang Israel giữa đồn đoán ngừng bắ.n Hezbollah phóng hàng trăm quả rốc két sang lãnh thổ Israel sau các vụ không kích khiến nhiều người thiệ.t mạn.g tại thủ đô Beirut của Li Băng. Lực lượng Hezbollah tại Li Băng ngày 24.11 tuyên bố phóng hơn 340 rốc két và máy bay không người lái (UAV) sang Israel. Theo đài Al-Jazeera, vụ tấ.n côn.g làm ít nhất 11 người...