Bộ mặt vỉa hè quận 1 thế nào sau 3 tháng ông Hải “khó” xuống đường?
Sau chiến dịch ra quân lập lại trật tự vỉa hè, các tuyến đường ở trung tâm quận 1 (TPHCM) đã ngăn nắp, thông thoáng. Tuy nhiên, kể từ khi ông Đoàn Ngọc Hải – Phó Chủ tịch quận 1 – “vướng” 2 văn bản trong công tác dẹp vỉa hè, các tuyến đường trung tâm lại nhếch nhác như xưa.
Như Dân trí đã thông tin, ngày 8/1, Phó Chủ tịch UBND quận 1 Đoàn Ngọc Hải bất ngờ nộp đơn xin từ chức vì không hoàn thành nhiệm vụ lập lại trật tự lòng đường, vỉa hè.
Trong suốt 9 tháng chỉ huy lực lượng đi dẹp vỉa hè, ông Đoàn Ngọc Hải đã giải phóng hàng loạt công trình của cơ quan nhà nước, chốt dân phòng, bậc tam cấp, bục bệ lấn chiếm vỉa hè. Ngoài ra, đoàn liên ngành do ông Hải dẫn đầu đã xử lý hàng loạt xe biển xanh, biển đỏ, xe ngoại giao vi phạm.
Bất ngờ giữa tháng 10/2017, Chủ tịch UBND quận 1 (TPHCM) Trần Thế Thuận đã ký ban hành 2 văn bản khiến việc lập lại trật tự vỉa hè bị tạm dừng.
Sau khi đoàn liên ngành ngừng ra quân, vỉa hè các tuyến đường trung tâm đã bị người dân lấn chiếm, nhếch nhác như thời điểm chưa ra quân.
Vỉa hè quanh khách sạn New World thời điểm ông Đoàn Ngọc Hải ra quân đã sạch đẹp, thông thoáng thì nay bắt đầu bị lấn chiếm trở lại
Hàng loạt chậu cây cảnh trước khách sạn trên đường Thủ Khoa Huân (phường Bến Thành), trước đây bị ông Hải tịch thu thì nay đã quay trở lại.
Các chậu cây trước nhà hàng trên đường Võ Văn Kiệt (phường Cô Giang) trước đây từng bị ông Hải tịch thu để trả lại vỉa hè cho người đi bộ nhưng nay đã quay lại vị trí cũ.
Vỉa hè đường Tôn Đức Thắng (phường Bến Nghé) thông thoáng mỗi khi đoàn liên ngành ra quân và nay ô tô đậu kín.
Video đang HOT
Vỉa hè đường Nam Quốc Cang thời điểm ông Đoàn Ngọc Hải ra quân và hiện tại.
Vỉa hè đường Đinh Tiên Hoàng (phường Bến Nghé) trước đây thông thoáng nhưng đang có hiện tượng chiếm dụng trở lại.
Những chiếc xe biển số xanh, xe biển đỏ, xe CSGT ngang nhiên đậu chiếm vỉa hè lúc đoàn liên ngành quận 1 tạm ngưng ra quân trong thời gian gần đây.
Vỉa hè đường Phó Đức Chính (phường Nguyễn Thái Bình) bị người dân chiếm dụng hoàn toàn để buôn bán
Một chiếc xe biển số xanh đậu trên vỉa hè đường Thủ Khoa Huân trưa 9/1
2 chiếc xe biển số ngoại giao đậu chiếm hết vỉa hè, người đi bộ phải di chuyển ở sát lòng đường
Chiếc xe biển số xanh đậu trên vỉa hè trước trụ sở Phòng Cảnh sát giao thông Công an TPHCM
Hàng loạt xe tải đậu dàn hàng ngang trên vỉa hè đường Nguyễn Huệ
Còn đâu vỉa hè cho người đi bộ
Vỉa hè gần như bị tái chiếm như cũ
Đình Thảo
Theo Dantri
Bí mật sau vỉa hè quận 1
Nhiều bí mật đằng sau các vỉa hè ở quận 1, TP.HCM dần hé lộ với những tình tiết khó tin nhưng có thật.
Suốt hơn tháng trời "ăn, ở" cùng các bãi xe trên vỉa hè ở quận 1, nhóm phóng viên Báo Người Lao Động có thể khẳng định nhiều bãi giữ xe sai phạm nhưng chẳng lực lượng chức năng nào kiểm tra.
48 bãi giữ xe "vua" trên vỉa hè!
Bất ngờ hơn, tài liệu mà phóng viên thu thập được có đến 48 bãi giữ xe nằm các vị trí vỉa hè - được mệnh danh là đất "vàng" ở quận 1 - do các phòng, ban của UBND quận 1 đã và đang đứng tên.
Trên đường Nguyễn Du có ít nhất 3 bãi giữ xe xin giấy phép "sử dụng một phần vỉa hè để thu phí" vẫn hoạt động mặc dù giấy phép đã hết hạn. Trong đó, 1 bãi do Hội Cựu chiến binh quận 1 đứng ra "thầu". Kế đến là bãi giữ xe đối diện cổng Bệnh viện Nhi Đồng 2 do Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội quận 1 đứng tên (bãi này hết hạn ngày 31/8/2017).
Cách đó hơn 30 m là bãi giữ xe do Phòng Tài chính quận 1 đứng tên, giấy đăng ký và thời hạn đã hết sau ngày 30/6/2017. Thế nhưng, theo ghi nhận thì ở cả 3 bãi giữ xe trên, dù hết phép nhưng vẫn giữ xe và thu tiền. Chỉ tính trong buổi sáng 5/1, phóng viên ghi nhận có đến 500 xe máy gửi tại 3 bãi giữ xe trên với mức giá 5.000 đồng/xe.
Còn bãi giữ xe nằm trên đường Hồ Tùng Mậu, sau lưng tòa nhà Sunwah, phố đi bộ Nguyễn Huệ từng được phản ánh là thu quá giá, đậu xe tràn xuống lòng đường và UBND phường Bến Nghé hứa xử lý nhưng rồi đến nay vẫn vậy. Bởi, theo tìm hiểu, bãi giữ xe này do chính UBND phường Bến Nghé quản lý.
Một trong 3 bãi giữ xe "vua" trên vỉa hè đường Nguyễn Du vẫn cứ ngang nhiên hoạt động dù hết phép.
Điều đáng nói, hạn sử dụng trên giấy phép chỉ đến ngày 30/6/2017 nhưng ghi nhận đến ngày 4/1/2018, nơi đây vẫn có người đứng ra nhận giữ và thu tiền của khách. Tương tự, bãi xe nằm trên vỉa hè trước số nhà 23 Nguyễn Huy Tự hết phép ngày 31/8/2017 do Ban Quản lý chợ Đa Kao đăng ký làm chủ đến nay vẫn còn nhân viên thu phí.
Đặc biệt, có những bãi giữ xe giấy phép đăng ký là nhận giữ xe không thu phí nhưng vẫn thu tiền của khách. Đó là bãi giữ xe ở đường Nguyễn Văn Chiêm, do Hội Liên hiệp Phụ nữ quận 1 đứng tên đăng ký không thu phí nhưng thực tế xe nào gửi cũng nhận và cũng thu 5.000 đồng/chiếc.
Một cán bộ công tác tại UBND quận 1 cho biết thực trạng này tồn tại từ rất lâu. "Hễ thấy nơi nào đủ điều kiện cấp phép tạm một phần vỉa hè là các phòng, ban giành nhau đăng ký. Thậm chí cấp phường cũng giành" - vị cán bộ này thông tin.
Gần 700 hồ sơ của dân bị "ngâm"
Trong khi các bãi giữ xe trên vỉa hè với danh nghĩa "người nhà" dễ dàng được cấp phép và dễ dàng được bỏ qua sai phạm thì theo tìm hiểu, từ tháng 6/2017 trở lại đây, đã có gần 700 hồ sơ liên quan đến việc "gia hạn, cấp mới các bãi giữ xe có thu phí và không thu phí trên vỉa hè" của người dân, doanh nghiệp (DN) quận 1 bị "ngâm".
Nếu ai theo dõi câu chuyện vỉa hè quận 1, sẽ thấy cùng thời điểm trên, đoàn liên ngành quận do ông Đoàn Ngọc Hải dẫn đầu khi đi kiểm tra trật tự lòng đường, vỉa hè đã lập biên bản xử phạt hành chính liên tục các bãi giữ xe chưa đủ quy định pháp lý. Hiện tượng này khiến nhiều cơ sở kinh doanh không đồng tình vì nghi có bất công.
Điển hình vào hồi tháng 9/2017, quán cà phê Highlands nằm ở giao lộ Nguyễn Phi Khanh - Trần Quang Khải, phường Tân Định đã bị lực lượng chức năng mạnh tay xử phạt vì hết phép.
Quản lý cửa hàng này nói đó là hành động làm khó doanh nghiệp và người dân, bởi đầu năm 2017 khi giấy phép gần hết hạn, đơn vị đã làm đơn xin gia hạn sử dụng một phần vỉa hè. Thế nhưng, hết lần này đến lần nọ, họ chỉ nhận được những phiếu hẹn, còn giấy phép vẫn ở... trên trời!
Bãi giữ xe này vốn có chủ là UBND phường Bến Nghé, nay vẫn cứ thế hoạt động nhưng... chẳng sao!
Tương tự, ông Phạm Văn Luyến, chủ một quán ăn trên địa bàn phường Bến Nghé, cho hay hồi tháng 8/2017, giấy phép sử dụng tạm một phần vỉa hè hết hạn nên ông nhanh chân đến trụ sở Đội Quản lý trật tự đô thị (TTĐT) quận 1 xin cấp lại. Thay vì đến ngày nhận được tờ giấy như mong muốn, thì ông chỉ được phát cho một biên nhận với nội dung "giấy hẹn".
Điều ông bức xúc chính là việc 2 cửa hàng gần cơ sở của ông, nộp hồ sơ trong vòng chưa đến một tuần đã được ký duyệt cấp phép mới. Nghi có vấn đề bất minh, ông Luyến đến Đội Quản lý TTĐT quận 1 hỏi cho ra lẽ nhưng cuối cùng đành chịu thua.
"Mỗi lần thấy lực lượng TTĐT đi ngang là tôi lo bị phạt. Không hiểu sao lúc trước cấp giấy phép đơn giản thì giờ lại gây khó và trễ như vậy. Có một số chỗ đã bị phạt "oan" và họ không biết kêu ai" - ông Luyến bức xúc.
Từ những phản ánh của người dân, phóng viên tìm hiểu và nhận thấy có đến gần 700 hồ sơ bị "ngâm" mà không hiểu lý do. Điều này đặt ra nhiều câu hỏi trong công tác cấp phép bãi giữ xe và cho thuê vỉa hè để kinh doanh ở quận 1.
Đã có những sai phạm
Phóng viên đã liên hệ Đội Quản lý TTĐT quận 1 để tìm hiểu thực hư; tuy nhiên, bị từ chối trao đổi vì lý do: "Cần có đầy đủ thủ tục giấy tờ từ cấp trên". Ngay sau đó, phóng viên gọi điện thoại cho ông Lê Quốc Hiếu, Trưởng Phòng Quản lý đô thị quận 1, thì được trả lời liên hệ Văn phòng UBND quận 1 để trao đổi. Mặc dù phóng viên cho rằng chuyên môn quản lý thuộc thẩm quyền của Phòng Quản lý đô thị nhưng ông Hiếu không hồi đáp.
Ngày 8/1, một nguồn tin của Báo Người Lao Động cho hay Công an TP.HCM đang tiến hành điều tra một số sai phạm liên quan đến hoạt động của Đội Quản lý TTĐT quận 1. Vụ việc bắt nguồn từ đơn tố cáo của ông C..
Cụ thể, giai đoạn năm 2014-2015, việc chi ngân sách để đầu tư trang phục, thiết bị cho lực lượng Đội Quản lý TTĐT quận 1 và Tổ thu phí đậu ôtô quận 1, có giá trúng thầu cao hơn so với thị trường cũng như không đúng chủng loại theo yêu cầu.
Hồ sơ trúng thầu ghi rõ "Áo loại Kate Mỹ, quần loại len Italia" nhưng qua kiểm tra thực tế, là sản phẩm áo Kate Fort Sài Gòn, quần loại Cashmere Thành Công. Việc cung ứng trên không đúng quy định, ít nhiều bị "cắt xén" một phần tiền.
Ngoài ra, người tố cáo còn có những bằng chứng cho thấy việc nâng giá, cung ứng hàng không đúng là thực hiện theo yêu cầu từ bà Trần Thị Lệ H., kế toán Đội Quản lý TTĐT quận 1. Nội dung ông C. nêu: "Quyết toán tiền công may mặc hàng năm đều có kê giá cao hơn thực tế và bà H. đã trực tiếp nhận số chênh lệch này bằng tiền mặt. Bản thân tôi phải chịu thuế thu nhập của DN cao hơn thực tế".
Ngay sau đó, Đội Quản lý TTĐT quận 1 mời bà H. làm việc nhưng bà phủ nhận nội dung tố cáo của ông C. Thay vì làm rõ những bất minh trong quá trình đấu thầu, các cán bộ Đội quản lý TTĐT quận 1 lại nhiều lần liên hệ ông C. với mong muốn ông rút đơn tố cáo để vụ việc yên lặng.
Cụ thể, ông Phan Trọng Hùng, Đội trưởng Đội Quản lý TTĐT quận 1, đã yêu cầu ông Phạm Thế Quốc Hưng, nhân viên kế toán, gặp trực tiếp ông C. để yêu cầu hỗ trợ 100 triệu đồng với mục đích "rút đơn tố cáo". Trước hàng loạt thông tin sai phạm, đội trưởng Đội Quản lý TTĐT quận 1 đã nộp đơn xin nghỉ việc nhưng không được chấp thuận.
Liên quan đến việc công an điều tra sai phạm, ngày 8/1, ông Phan Trọng Hùng xác nhận với phóng viên từng được công an mời làm việc. Một cán bộ thuộc UBND quận 1 thông tin: "Cách đây 1 tháng rưỡi, đại diện Đội Quản lý TTĐT quận 1 có làm việc với công an nhưng gần đây thì không thấy nữa".
Theo Nhóm PV (Người lao động)
Ông Đoàn Ngọc Hải gọi điện yêu cầu phạt ngay đơn vị "rải" bùn ra đường Thấy đơn vị thi công làm rơi vãi bùn đất ra đường và vỉa hè, ông Đoàn Ngọc Hải - Phó Chủ tịch UBND quận 1, TPHCM - đã gọi điện cho lãnh đạo Đội Trật tự đô thị quận 1 và phường Đa Kao đến lập biên bản xử phạt. Sáng 6/7, trên đường đi làm qua đường Nguyễn Thị Minh Khai,...