Bộ mặt thật ‘tàn độc’ của ‘gã công tử’ chuồn chuồn xanh
Nghe cái tên công tử chuồn chuồn xanh có vẻ bảnh bao, lịch lãm nhưng thực chất, loài chuồn chuồn này có tính cách máu lạnh và tàn nhẫn.
Có cái tên nghe rất bóng bẩy là công tử chuồn chuồn xanh bởi vẻ ngoài bắt mắt, đây là loài chuồn chuồn được xếp vào danh sách những loài có vẻ đẹp thu hút, quyến rũ trong vương quốc côn trùng.
Trong thực tế, công tử chuồn chuồn xanh có tên khoa học là Pachydiplax longipennis là một loài chuồn chuồn ngô trong họ Libellulidae, phân bố chủ yếu ở Mỹ và Canada.
Mặc dù có cái tên “longipennis” có nghĩa là “cánh dài” nhưng đôi cánh của công tử chuồn chuồn xanh không dài hơn so với các loài chuồn chuồn khác là mấy.
Điểm nhấn về ngoại hình của loài chuồn chuồn kỳ lạ này là màu xanh da trời vô cùng nổi bật, toàn thân của chúng phủ một màu xanh thanh thiên hệt như các công tử con nhà giàu thường mặt áo gấm xanh, sống ở chốn thị thành thời xưa.
Tuy nhiên, không phải từ khi mới đẻ, những con chuồn chuồn này đã sở hữu bộ cách đẹp như thế này. Trước khi trưởng thành, những con chuồn chuồn công tử này có vẻ ngoài đặc trưng của họ chuồn chuồn ngô, có các nốt và sọc màu vàng.
Chỉ khi trưởng thành hoàn toàn, chúng mới sở hữu màu xanh bắt mắt từ đầu đến chân như thế này. Trong đó, con đực trổ mã nhanh hơn con cái và có màu xanh đậm hơn, bóng mượt hơn.
Thú vị ở chỗ, mặc dù có vẻ ngoại lịch lãm của một chàng công tử nhưng loài chuồn chuồn này hóa ra lại là một loài chuồn chuồn máu lạnh, tàn nhẫn, trái ngược hoàn toàn với ngoại hình.
Thường cư ngụ ở các vùng nhiều ao, hồ, đầm lầy, những con chuồn chuồn xinh đẹp thực sự là những kẻ săn mồi hung dữ, sẵn sàng săn giết các loài côn trùng bay nhỏ khác.
Công tử chuồn chuồn ăn tạp nhưng món ăn ưa thích nhất của chúng là ấu trùng muỗi. Các bữa ăn của chúng thay đuổi theo từng thời kỳ tuy nhiên chứng thèm ăn vô độ thì không.
Công tử chuồn chuồn xanh không tích cực theo đuổi con mồi nhưng nhờ khả năng chịu được môi trường có hàm lượng oxy thấp, chúng có thể ẩn nấp ở trốn an toàn và chờ đợi con mồi đi qua. Đây cũng là chiến thuật săn mồi giúp chúng tránh khỏi họa sát thân của nhiều loài chim ăn côn trùng và những màn tranh cướp mồi vô nghĩa.
Đinh Ngân
Theo Kiến thức
Màn kịch chiến "long trời lở đất" của loài hà mã
Để tranh giành quyền thống trị và điều khiển bầy đàn, hà mã kịch chiến không nhân nhượng dưới bùn.
Nhiếp ảnh gia nghiệp dư Michael Viljoen trong chuyến thăm khu bảo tồn động vật hoang dã ở Botswana, Nam Phi đã ghi lại được những hình ảnh ấn tượng khi hà mã kịch chiến giành quyền thống trị.
Theo Michael Viljoen, khi con hà mã đầu đàn lớn tuổi đang tận hưởng sự mát mẻ khi đầm mình trong bùn lỏng thì một con hà mã trẻ tiến đến và khiêu khích.
Để bắt đầu, con hà mã trẻ tấn công trước khiến bùn văng tung tóe, chọc con hà mã đầu đàn tức giận. Ngay khi bị tấn công một cách công khai và lỗ mãng, hà mã đầu đàn chứng minh vị trí của mình, nó há to miệng và đáp trả hà mã trẻ tuổi hung hăng một cách đầy mạnh mẽ.
Con hà mã trẻ không phải dạng vừa, nó sẵn sàng tiếp nhận đòn trả đũa của hà mã già và tiếp tục cuộc chiến. Chỉ khi cảm thấy không thể chiến thắng tuyệt đối, hà mã trẻ mới rút lui. Chắc chắn, trong tương lai gần, con hà mã đầu đàn sẽ phải sẵn sàng tư thế tiếp nhận khiêu chiến bất cứ lúc nào.
Trong tự nhiên, hà mã được đánh giá là loài động vật hung hăng nhất trên thế giới và được xem như một trong những động vật nguy hiểm nhất ở châu Phi.
Mặc dù là cũng loài động vật ăn cỏ nhưng chúng lại không hiền lành và sống hòa bình như những loài ăn cỏ khác. Hà mã sẵn sàng đánh giết đồng loại chỉ vì những mâu thuẫn xã hội thông thường.
Những trận tử chiến của hà mã thường diễn ra vì tranh giành quyền lực, quyền thống trị. (Nguồn Sina)
Tuy vậy, cũng có những trận chiến nảy lửa diễn ra ngay dưới sông để giành quyền giao phối. (Nguồn Sina)
Khi đã lao vào một cuộc chiến, hà mã không bao giờ biết nể nang cho dù đối thủ là đồng loại của mình. (Nguồn Sina)
Chúng đặc biệt hung dữ khi bị xâm phạm lãnh thổ của và động đến con cái. Ngay cả con người cũng là một trong những nạn nhân chết thảm bởi sự hung dữ của loài hà mã to lớn, tàn bạo này.
Đinh Ngân
Theo Kiến thức
Gặp bầy sư tử dữ, trâu rừng bỏ mạng không chống cự Sự hung dữ và áp đảo số lượng khiến sư tử chiếm lợi thế trong cuộc đối đầu này Một con sư tử đơn độc có thể không dám động tới trâu rừng nhưng khi đi theo bầy, rõ ràng cuộc chiến sẽ sang một thế trận khác có lợi cho chúa sơn lâm hơn rất nhiều. Một con trâu đơn độc trở...