Bộ mặt thật… đáng sợ của những biểu tượng cảm xúc
Mặc dù bạn sử dụng chúng hàng ngày trên mạng, thế nhưng những biểu tượng cảm xúc này vẫn không nên trở thành hiện thực.
Nếu là một cư dân thường xuyên của cộng đồng mạng thì hẳn là bạn chẳng còn lạ lẫm gì nữa với khái niệm biểu tượng cảm xúc ( Emoji). Theo đó, Emoji có xuất xứ từ đất nước Nhật Bản và là môt dạng kí tự hình ảnh được sử dụng khá phổ biến trong tin nhắn hoặc email tại nước này. Mặc dù phiên bản gốc của Emoji chỉ gói gọn trong lãnh thổ “đất nước mặt trời mọc” thì đến nay sự ứng dụng cùng biến thể của nó đã lan ra toàn thế giới. Hiện nay, Emoji đã được tích hợp vào bộ gõ Unicode để nhiều người có thể sử dụng hơn. Dần dần Emoji trở thành một yếu tố không thể thiếu trong những cuộc trò chuyện trên mạng để mọi người thể hiện cảm xúc.
Emoji ngày nay có rất nhiều biến thể cực kì đa dạng và hầu hết đều được đón nhận rộng rãi nhờ sự đáng yêu và bắt mắt.
Phổ biến là thế tuy nhiên chắc hẳn ít ai từng tưởng tượng ra hình ảnh những Emoji sẽ như thế nào nếu chúng là có thật. Mới đây dự án quảng cáo mang tên Innocence en Danger đến từ một tổ chức phi lợi nhuận chống lại nạn xâm hại tình dục ở trẻ em lấy ý tưởng từ những Emoji trên mạng nhưng ở “phiên bản thật” đã thu hút được khá nhiều sự chú ý của cộng đồng. Được biết, bên cạnh mỗi hình ảnh này là thông điệp “Ai đang thực sự trò chuyện trên mạng với con của bạn?” với mong muốn đánh thức sự quan tâm của các bậc cha mẹ trong việc quản lí hoạt động online của con mình. Có lẽ vì lí do này nên những Emoji xuất hiện trông cũng có phần… đáng sợ một chút. Dưới đây là những hình ảnh thuộc dự án nâng cao nhận thức cộng đồng nêu trên.
Video đang HOT
Khuôn mặt lè lưỡi nháy mắt trên Yahoo! hay Facebook thực ra có bộ mặt thật khiến người khác giật mình.
Chắc chúng ta cũng sẽ cười ra nước mắt nếu bắt gặp khuôn mặt này ngoài đời thực.
Có ai ngờ biểu tượng :x đáng yêu hóa ra lại như thế này?
Đến đây bạn đã chút nào thay đổi quan điểm của mình về những Emoji đáng yêu quen thuộc chưa? Rất may, những hình ảnh kể trên không có thật, nếu không chắc hẳn Emoji sẽ nhanh chóng thoái trào.
Theo PLXH
Doanh nghiệp game bắt buộc phải có giấy phép cung cấp dịch vụ G1
Doanh nghiệp kinh doanh game dù là mới hay cũ, đã cung cấp trò chơi điện tử từ lâu, nếu muốn cung cấp trò chơi điện tử G1, vẫn bắt buộc phải xin phép cung cấp dịch vụ trò chơi này, mới được kinh doanh.
Thông tin trên được đại diện Cục Quản lý Phát thanh Truyền hình và Thông tin điện tử đưa ra, để giải đáp các thắc mắc về các quy định trong dự thảo thông tư quy định hoạt động quản lý trò chơi điện tử trên mạng.
Về trò chơi G1 thì đây là trò chơi điện tử có sự tương tác giữa nhiều người chơi với nhau, đồng thời thông qua hệ thống máy chủ trò chơi của doanh nghiệp (gọi tắt là trò chơi G1).
Vì thế, theo vị đại diện này cho biết, tất cả các doanh nghiệp cung cấp game hay trò chơi điện tử trước đó, hoặc đã có những thẩm định, phê duyệt nội dung kịch bản các game rồi, vẫn phải xin giấy phép cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử G1. Theo đó, đây là giấy phép gốc ban đầu của bất cứ doanh nghiệp nào khi cung cấp trò chơi điện tử G1, khi thông tư có hiệu lực thì đều phải làm thủ tục này
Doanh nghiệp bắt buộc phải có giấy phép cung cấp dịch vụ game G1
Về việc làm hồ sơ mô tả nội dung trò chơi, phân loại trò chơi theo độ tuổi để thẩm định nội dung game G1, những cái này doanh nghiệp cũng phải tự làm. Theo đó, các doanh nghiệp khi gửi hồ sơ lên thẩm định nội dung game G1 phải tự phân loại nội dung trò chơi theo tiêu chí Cục Quản lý Phát thanh Truyền hình và Thông tin điện tử đã hướng dẫn trong thông tư, chẳng hạn game 18 có nội dung như thế nào, game 12 thì tiêu chí nào...Doanh nghiệp dựa theo bảng tiêu chí ấy để phân loại game dành cho mọi người, dành cho thiếu niên hay dành cho người lớn.
Dựa trên sự phân loại này, khi cung cấp trò chơi các doanh nghiệp phải thể hiện sự phân loại trên màn hình cung cấp trò chơi, để người chơi nhận biết ngay khi bắt đầu tham gia vào trò chơi và trong quá trình tham gia trò chơi.
Về quy định giới hạn giờ chơi game, đại diện cơ quan quản lý cũng nêu rõ, người chơi dưới 18 tuổi chỉ được chơi trong khoảng thời gian từ 8 giờ sáng đến 22 giờ đêm và thời gian chơi giới hạn trong 180 phút, việc này chỉ áp dụng cho game G1 của một doanh nghiệp cung cấp.
Đối với việc giao dịch trao rồi vật phẩm ảo giữa những người chơi với nhau ngoài game, thông tư cũng không thừa nhận, vì vật phẩn ảo và điểm thưởng chỉ có giá trị trong trò chơi.
Theo ICTnews
Đề toán "cưa gỗ" gây tranh luận trên mạng Một đề toán đơn giản nhưng cô giáo phê trò sai và đưa ra 1 đáp án khiến các ông bố bà mẹ bàn tán xôn xao... Đề bài ra như sau: Hai bác thợ cưa một cây gỗ dài 7m thành những đoạn dài 1m. Cứ 12 phút cưa xong được một đoạn. Hỏi cưa cả cây gỗ mất bao lâu. Học...