Bộ mặt thật của kẻ giả danh cảnh sát hình sự để lừa đảo
Từng được đào tạo chuyên nghiệp và có một công việc ổn định nhưng Phạm Minh Thanh, SN 1969, trú tại phường Ngọc Khánh, quận Ba Đình, Hà Nội đã không biết giữ lấy.
Sở hữu hình thể cơ bắp, cộng với lối vung tiền quá trán, Thanh lấy lòng được không ít người đẹp. Để rồi chính vì cái đào hoa ấy, Thanh đã không giữ được chính mình…
Chân dung “cảnh sát hình sự” rởm
Xuất thân trong gia đình tri thức ở đất Hà thành. Bản thân Thanh cũng là người được học hành đàng hoàng. Một thời Thanh còn được mệnh danh là “cá chép hóa rồng” bởi hắn sở hữu khuôn mặt “men ly” và lại giỏi nghiệp vụ…
Theo lời kể của Thanh, năm 1986, sau khi tốt nghiệp THPT, Thanh thi đỗ ĐH với số điểm đủ đi du học nước ngoài. Gia đình và Thanh chọn con đường tu nghiệp ở Học viện Hải quan Nga. Thanh lên đường đi du học là niềm tự hào của cả gia đình và khu phố nơi Thanh sống. Sau khi tu nghiệp 5 năm ở Nga về nước với bằng sỹ quan chỉ huy tàu mặt nước cấp 2, Thanh được Quân chủng Hải quân nhận vào làm cảnh sát biển Việt Nam tại Lữ đoàn 125, Hải quân TP HCM. Trong quá trình công tác, Thanh luôn chứng minh được năng lực của mình. Mới 25 tuổi, Thanh đã là trưởng tàu TQ 0289 chuyên phục vụ vận tải, tuần tra, khai thác, bảo vệ an ninh quốc gia lãnh hải Việt Nam. Đến năm 1995 khi xảy ra đợt tranh chấp giữa tàu Việt Nam và nước bạn về chủ quyền thềm lục địa của giàn khoan dầu khí ở Đà Nẵng, Thanh đã đại diện cho lính thủy đọc quyết tâm thư của Lữ đoàn 125 lên tàu ra giành lại chủ quyền của Tổ quốc.
Thanh bảo rằng, lúc đó hắn chỉ nghĩ đến công việc và hoàn thành công việc được giao phó. Chính vì thế, những chuyến tàu cập cảng về đất liền không nhiều, Thanh cũng không có thời gian để đi chơi, gặp gỡ bạn gái. Năm 1996, như thấu hiểu được công việc của Thanh, một người con gái đất Sài Gòn đã đem lòng yêu rồi đồng ý lấy hắn. Ban đầu, Thanh sống trách nhiệm với vợ con. Bởi sau khi có gia đình, hắn được đơn vị tạo điều kiện cho về đất liền nhiều hơn. Thanh luôn tranh thủ ghé thăm nhà. Thanh bảo, dù thời gian đó, không được bên vợ con nhiều, nhưng đó cũng là khoảng thời gian mà hắn cảm thấy hạnh phúc nhất.
Đầu năm 2003, Thanh được điều động ra Bắc nhận nhiệm vụ thuyền trưởng thuyền TB 03. Sau chuyến công tác lênh đênh gần 3 tháng trên biển, con thuyền cập bến cảng Hải Phòng, Thanh được bạn bè rủ rê vào những quán bar, vũ trường để xả hơi. Lúc đầu, hắn cũng chỉ cùng nhóm bạn đi uống rượu cho vui, nhưng trong những chầu thác loạn đó, Thanh đều được các em “chân dài” mắt xanh, môi đỏ “tháp tùng” nâng niu. Điểm đáp của Thanh sau những chầu rượu ấy là các khách sạn hạng sang. Với cách bo tiền cho “chân dài” không cần đếm của Thanh được bạn bè nể sợ. Mặt khác, những “chân dài” được Thanh để ý cũng thấy hãnh diện với bạn bè và những cô gái khác. Thời ấy, Thanh được mệnh danh tay ăn chơi có tiếng ở đất Cảng. Mỗi lần thấy hắn lên bờ là một mình một “xế hộp” chạy về Hà Nội, trên xe lúc nào cũng có các em phục vụ. Trong vòng 5 năm, hắn trở thành khách VIP của các vũ trường, khách sạn hạng sang ở Hà Nội, Hải Phòng. Với cách chơi phóng khoáng ấy, Thanh được nhiều em quan tâm, để ý và hắn không nghĩ gì đến vợ con ở Sài Gòn. Đã không ít lần, thấy chồng đến vài tháng không liên lạc về nhà cho con, vợ Thanh cứ nghĩ rằng, chồng mình bận công việc. Nhưng rồi, “cái kim trong bọc lâu ngày cũng lòi ra”, những thói hư tật xấu của Thanh cũng dần bị lộ. Không chịu được tính trăng hoa của chồng, vợ Thanh đã làm đơn ly hôn. Tuy nhiên, không lấy đó là cái giá đắt cho mình, Thanh tiếp tục sa lầy vào vũng bùn, để rồi phải đánh đổi cả tương lai cuộc đời mình…
Phạm Minh Thanh trong trại giam.
Lừa tình… lừa cả tiền
Video đang HOT
Khi tiền ăn chơi đã cạn, Thanh nghĩ đến mưu hèn kế bẩn. Qua những mối quan hệ công việc, hắn biết rằng cái mác “cảnh sát hình sự” vẫn có “giá” trong suy nghĩ của một số người. Năm 2007, qua mối quan hệ, Thanh có quen biết gia đình anh Trường, ở tỉnh Quảng Ninh. Biết gia đình anh đang muốn “chạy” cho con trai vừa học hết lớp 12 vào trường ĐH Cảnh sát Nhân dân, Thanh đã qua lại gia đình tạo thân tình đồng thời tự giới thiệu mình là cảnh sát hình sự CATP Hà Nội và có mối quan hệ với nhiều người chức vụ cao, có khả năng “chạy” vào các trường ĐH thuộc ngành CAND. Tin lời Thanh, anh Trường đã nhờ hắn “lo” cho con của mình. Sau vài ngày, Thanh chủ động gọi điện thoại cho anh Trường và nói “lo” được nhưng phải mất 6.500 USD. Anh Trường lúc này chỉ lo đủ 6.000 USD và ngày 20-3-2007, Thanh đến nhà anh Trường lấy tiền. Tại đây, Thanh còn vay của anh Trường thêm 15 triệu đồng. Khi cầm được tiền trong tay, Thanh đã không “lo” việc cho con anh Trường mà mang đi bao gái, rồi cao chạy xa bay. Đợi mãi, không thấy con có giấy nhập học, anh Trường đã nhiều lần liên lạc với Thanh nhưng không được và biết đã “sập bẫy” “cảnh sát hình sự” rởm nên đã tố cáo hành vi của Thanh đến CQCA.
Tiêu hết số tiền “chạy trường” của gia đình anh Trường, ngày 2-9, Thanh thuê chiếc IZUSU BKS 29Z-1775 của gia đình anh Bùi Văn Quyết, ở huyện Đồng Triều, tỉnh Quảng Ninh. Lấy được xe, Thanh đã mang về tỉnh Bắc Ninh để cầm đồ. Tuy nhiên, chiếc xe này không đạt được thỏa thuận thuê nên Thanh đã mang gửi ở nhà một người bạn. Sau đó, Thanh quay lại huyện Đông Triều và đến nhà anh Lê Thanh Tường thuê chiếc xe khác. Là khách hàng VIP của gia đình anh Tường nên Thanh được tự lựa chọn xe và hắn đã thuê xe Zace. Thanh mang cầm đồ chiếc xe này với giá 130 triệu đồng để lấy tiền bao gái. Tuy nhiên, hành vi lừa đảo của Thanh ít tháng sau cũng bị phanh phui. Hắn đã phải lĩnh 14 năm tù cho hai tội “Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản” và “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”.
Giờ đây kẻ một thời tiêu tiền như nước đang phải ngày đêm gặm nhấm những tội lỗi của mình trong trại giam Quảng Ninh. Đối mặt với những năm tháng ấy, Thanh mới thức tỉnh, dằn vặt khi nghĩ tới gia đình và người thân. Gặp Thanh trong trại giam, hắn bảo tất cả những gì đã xảy ra là cái giá đắt cho cuộc đời hắn, nhưng Thanh hy vọng sau khi ra tù, hắn vẫn được làm cái nghề liên quan đến vận tải biển để có cơ hội chuộc lại lỗi lầm với những người một thời đã tin dùng hắn…
Theo vietbao
Hà Nội: Vừa đánh người, vừa chiếm nhà
Ai cũng biết, Hà Nội đất chật, người đông, Hà Nội "một tấc đất, một tấc vàng". Có những người com cóp, chắt chiu suốt mấy chục năm mà cuối đời vẫn không đủ tiền mua một căn nhà nhỏ.
Có những gia đình với cả chục nhân khẩu cùng chung sống trong vỏn vẹn hơn 10m2... Thế nhưng lại cũng có những sự may mắn đến kinh ngạc. Đó là trường hợp của ông Trịnh Đình Vũ: đã đánh người gây thương tích, còn chiếm giữ luôn nhà của nạn nhân suốt gần 02 năm nay!
Đánh người "cưu mang" nhưng vẫn không bị pháp luật "sờ gáy"
Như Dân trí đã phản ánh, bà Đái Thị Thúy Hạnh (sinh năm 1964) là một phụ nữ đã một lần lỡ dở, đem lòng yêu thương một người đàn ông tên là Trịnh Đình Vũ. Thương hoàn cảnh "gà trống nuôi con" của ông Vũ, năm 2008, bà Hạnh đã "lén" cho bố con ông Vũ đến chung sống tại ngôi nhà ở số 8, ngách 371/9 Kim Mã phường Ngọc Khánh, quận Ba Đình, Hà Nội. Đây là nhà thuộc sở hữu hợp pháp của bố mẹ đẻ bà Hạnh (ông Đái Xuân Tòng và bà Nguyễn Thị Thanh Tước).
Tuy nhiên mong ước cùng xây dựng một mái ấm gia đình hạnh phúc của bà Hạnh đã không thể thực hiện khi ông Vũ thường xuyên đánh đập, nhục mạ người đã thương yêu, cưu mang hai cha con ông. Ngày 19/08/2011, ông Vũ đã chuẩn bị đầy đủ dao, dây điện ... rồi đóng hết cửa nhà, đánh đập bà Hạnh dã man bằng các hành vi: dùng dao rạch vào tay chân, dùng dây để siết cổ, lấy tóc đập đầu vào tường bê tông...khiến bà Hạnh bị chấn thương nặng phải điều trị hàng tháng trời trong bệnh viện. Quá ê chề, đau đớn và kinh sợ, ngay sau khi xảy ra sự việc, bà Hạnh và gia đình đã làm đơn tố cáo tới Công an phường Ngọc Khánh để được giải cứu và đề nghị trừng trị hành vi phạm pháp của ông Vũ; đồng thời đề nghị giám định thương tật để có căn cứ giải quyết vụ việc.
Công văn của Văn phòng cơ quan CSĐT Công an TP. Hà Nội gửi Trưởng Công an quận Ba Đình, Hà Nội
Nhưng thật trớ trêu, ngày 08/11/2011, sau gần 03 tháng bị đánh đập, khi vết thương trên thân thể của bà Hạnh đã gần như hồi phục thì cơ quan công an phường Ngọc Khánh mới cấp giấy tờ để đi giám định thương tật và kết quả là: tỷ lệ thương tật của bà Hạnh ở mức 6%.
Chỉ riêng những vật ông Vũ dùng để trực tiếp xâm hại thể chất của bà Hạnh là dao nhọn, dây điện...(các vật chứng này đã được Công an phường Ngọc Khánh lập biên bản thu giữ) cũng đã đủ dấu hiệu tội phạm thuộc trường hợp "dùng hung khí nguy hiểm" theo điểm a khoản 1 điều 104 Bộ luật hình sự.
Chưa kể đến việc ông Vũ - là một người đàn ông to khỏe, cường tráng - dùng dây xiết cổ, túm tóc đập đầu bà Hạnh - một người phụ nữ nhỏ bé, sợ hãi, sức khỏe hạn chế - vào tường bê tông đã thể hiện ý chí quyết liệt gây tổn hại sức khỏe cho bà Hạnh mang tính chất hung hãn cao độ, coi thường tính mạng, sức khỏe của người khác cũng thuộc trường hợp "có tính chất côn đồ" theo điểm I khoản 1 điều 104 Bộ luật hình sự.
Theo quy định của pháp luật, nếu tỷ lệ gây thương tích dưới 11% nhưng thuộc các trường hợp "dùng hung khí nguy hiểm", "có tính chất côn đồ"... thì vẫn bị truy cứ trách nhiệm hình sự về Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác theo Khoản 1 Điều 104 BLHS.
Thế nhưng, ông Vũ nghiễm nhiên không bị truy cứu trách nhiệm hình sự về hành vi cố ý gây thương tích với lý do tỷ lệ thương tật của bà Hạnh dưới 11%, mà chỉ phải chịu xử phạt vi phạm hành chính theo điểm k khoản 3 điều 7 Nghị định 73CP với số tiền là 1.500.000 đồng!
Kỳ lạ hơn, theo phản ánh của bà Đái Thị Thúy Hạnh, hồ sơ của vụ việc thể hiện: Biên bản khám nghiệm hiện trường không có mặt của đại diện Viện kiểm sát, cũng không có xác nhận của điều tra viên!!!. Nếu như phản ánh của bà Hạnh là đúng thì Cơ quan Công an đã vi phạm nghiêm trọng Điều 150 bộ luật Tố tụng hình sự: " Trong mọi trường hợp, trước khi tiến hành khám nghiệm, Điều tra viên phải thông báo cho Viện kiểm sát cùng cấp biết. Kiểm sát viên phải có mặt để kiểm sát việc khám nghiệm hiện trường. Khi khám nghiệm, phải có người chứng kiến; có thể để cho bị can, người bị hại, người làm chứng và mời nhà chuyên môn tham dự việc khám nghiệm"
Tại sao cơ quan công an không xem xét các hành vi " dùng hung khí nguy hiểm" và "có tính chất côn đồ" của ông Trịnh Đình Vũ trong vụ án này? Tại sao Biên bản khám nghiệm hiện trường vi phạm nghiệm trọng thủ tục tố tụng hình sự vẫn được cơ quan công an thừa nhận? Phải chăng tất cả những điều trên đều do ông Vũ ngẫu nhiên may mắn có được? Có hay không việc bỏ lọt tội phạm, tiếp tay cho hành vi vi phạm pháp luật, đề nghị các cơ quan chức năng vào cuộc để bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của công dân.
Ngang nhiên sống tại ngôi nhà không phải của mình, vẫn được chính quyền "bảo vệ"
Câu chuyện ngang trái của bà Hạnh không chỉ dừng ở đó. Sau những đau đớn còn chưa kịp lành lặn về cả thể xác lẫn tâm hồn, bà Hạnh xuất viện trở về nhà của bố mẹ mình thì ông Vũ đuổi ra ngoài! Bà Hạnh và ông Tòng, bà Tước (chủ sở hữu nhà đất - bố mẹ của bà Hạnh) yêu cầu bố con ông Vũ chuyển đi, nhưng người đàn ông này cương quyết ở đây, không phải để chăm sóc hay chuộc lỗi với người đã từng "đầu gối tay ấp với mình" mà còn ngang ngược "làm khó" để bà Hạnh không dám ở lại, đành mang nỗi ê chề đi ở nhờ khắp nơi.
Vết thâm tím do bị hành hung trên cổ bà Hạnh
Khiếu kiện kéo dài, cha con bà Hạnh vẫn liên tục đề nghị ông Vũ trả lại nhà cho mình và kêu cứu các cấp ngành. Trong quá trình giải quyết, Công an quận Ba Đình cũng đã có Thông báo đề nghị ông Vũ phải rời khỏi ngôi nhà ở Kim Mã do đây không phải là nhà hợp pháp của ông Vũ; tại phần ký nhận ông Vũ đã đồng ý với nội dung Thông báo. Tuy nhiên, ký nhận là ký nhận còn thực tế ông Vũ vẫn "cố thủ" không dời căn nhà thuộc sở hữu của ông Tòng, bà Tước. Và thực tế là, ông Vũ vẫn ngang nhiên ăn ở trong nhà của người khác mà chẳng hề hấn gì!
Cay đắng và hoang mang, bố con bà Hạnh ngày đêm khẩn cầu các cơ quan pháp luật bảo vệ. Hàng trăm lá đơn đã được gửi đi đến rất nhiều cơ quan có thẩm quyền như: Công an phường Ngọc Khánh, công an quận Ba Đình, Công an thành phố Hà Nội, Viện kiểm sát nhân dân quận Ba Đình, VKSND thành phố Hà Nội, Viện kiểm sát nhân dân Tối cao... nhưng sự việc vẫn giậm chân tại chỗ. Thậm chí, gần đây gia đình bà Hạnh còn nhận được Thông báo số 197/TB-CABĐ(ĐTTH) ngày 20/3/2013 của Công an Quận Ba Đình thông báo về việc không khởi tố vụ án hình sự đối với hành vi " Chiếm giữ trái phép tài sản" quy định tại Điều 141 BLHS vì không có đủ căn cứ.
Theo Điều 141 Bộ luật hình sự, hành vi chiếm giữ trái phép tài sản là hành vi "cố tình không trả lại cho chủ sở hữu... sau khi chủ sở hữu, người quản lý hợp pháp hoặc cơ quan có trách nhiệm yêu cầu được nhận lại tài sản đó theo quy định của pháp luật". Trong trường hợp này, ông Tòng (là người chủ sở hữu hợp pháp) lẫn Công an Quận Ba Đình yêu cầu ông Vũ trả lại nhà đất cho ông Tòng, bà Tước nhưng ông Vũ vẫn cố tình chiếm giữ căn nhà không thuộc sở hữu của mình. Với những căn cứ trên, rõ ràng ông Trịnh Đình Vũ đang là người chiếm giữ trái phép tài sản của người khác, tội phạm đã hoàn thành theo Điều 141 Bộ luật hình sự. Thế nhưng không hiểu tại sao Cơ quan Cảnh sát điều tra - Công an quận Ba Đình lại " Căn cứ tài liệu thu thập được thấy: Hành vi của Trịnh Đình Vũ không cấu thành tội: Chiếm giữ trái phép tài sản quy định tại Điều 141 Bộ luật hình sự..."?
Thế là ông Vũ lại thêm một lần "may mắn", thêm một lần pháp luật thừa nhận sự "trong sạch" như lau ly của ông nên đến giờ ông Vũ vẫn "đàng hoàng" cư trú tại số 8, ngách 371/9 Kim Mã phường Ngọc Khánh, quận Ba Đình, Hà Nội. Thậm chí ông Vũ đã kịp đưa người đàn bà khác về ở cùng từ lâu. Còn gia đình bà Hạnh, không hiểu đã phạm tội lỗi gì mà suốt gần 02 năm qua phải chịu bao nỗi đắng cay vì vừa mất sức khỏe, vừa đau ốm tinh thần lại vừa mất nhà cửa.
Dư luận đang hết sức phẫn nộ và hồ nghi: ông Trịnh Đình Vũ là con cháu ai mà lại có thể làm những việc "phi thường" giữa thủ đô như thế? Thế lực nào đứng sau chống lưng cho ông Vũ? Đến bao giờ gia đình chị Hạnh mới lấy lại được nhà đất hợp pháp của mình?
Thiết nghĩ, dù ông Vũ có biện ra hàng ngàn lý lo để không chịu chuyển đi, nhưng quyền sở hữu về tài sản của ông Tòng bà Tước đương nhiên phải được pháp luật tôn trọng và bảo vệ. Nhưng hành vi chiếm giữ nhà của người khác mà ông Vũ đang thực hiện là hành vi vi phạm pháp luật cần được xử lý kịp thời, nghiêm minh để tránh những hậu quả đáng tiếc có thể xảy ra.
Báo Dân trí đề nghị ông Giám đốc Công an TP. Hà Nội, ông Trưởng Công an quận Ba Đình khẩn trương chỉ đạo, nhanh chóng vào cuộc để làm sáng tỏ những "khuất tất" trong vụ việc này, đảm bảo sự công bằng của pháp luật.
Báo Dân trí sẽ tiếp tục thông tin về vụ việc trên.
Theo Dantri
Bi hài vụ kiện... con heo nái sổng chuồng Suốt một năm qua, vụ kiện đòi lại con heo nái của cô giáo Đỗ Thị Gái (49 tuổi, ngụ tại khu phố Đoàn Kết, thị trấn Liên Sơn, huyện Lắk, Đắk Lắk) vẫn chưa có hồi kết mặc dù đã qua hai cấp xét xử. Mới đây, TAND Tối cao và VKSND Tối cao hồi âm đã nhận được đơn yêu cầu...