Bố mất sớm, mẹ ung thư lo các con bơ vơ không có nhà để ở
Chồng mất vì bệnh thận, đến giờ chị Huế cũng đang vật lộn với căn bệnh ung thư hiểm nghèo.
Điều duy nhất khiến chị trăn trở là 2 người con trai đang tuổi ăn học sống chui lủi cùng mẹ trong căn nhà chỉ có 3 vách tường.
Chúng tôi ghé thăm gia đình chị Trần Thị Huế (sinh năm 1971 ở thôn Bạch Mai, xã Đồng Thái, huyện An Dương, Hải Phòng) vào một buổi chiều muộn. Nơi trú ngụ của ba mẹ con là gian nhà chắp vá rộng chừng 15 mét vuông chỉ có 3 bức tường, mặt còn lại ghé nhờ hàng xóm, che chắn bởi những tấm tôn tạm bợ.
Chị Huế bên căn nhà trống huơ hoác của mình
Phải đến chập tối, chị Huế mới trở về nhà. Nghe khách hỏi, chị tỏ vẻ ngại ngần khi chia sẻ hoàn cảnh của mình. Gia đình chị được địa phương xếp vào diện đặc biệt khó khăn. Anh Võ Đình Tâm (sinh năm 1969), chồng chị đã qua đời hơn 3 năm trước bởi bệnh thận.
“Anh ấy điều trị khoảng 11 năm thì nhà khánh kiệt, định không chữa nữa để giảm bớt gánh nặng cho vợ con. Nhưng lúc đưa về nhà, trong làng có người bệnh tim mất, nghe tiếng kèn trống, anh ấy lại đòi đi chữa tiếp”, chị sụt sùi. Ngày anh Tâm mất, mọi người mới hay chị cũng mắc bệnh ung thư tuyến giáp, nhưng giấu chồng giấu con.
Nghĩ mình phải chữa bệnh để nuôi con, chị Huế lại cắn răng, muối mặt vay tiền người thân. Mỗi tháng, chị lên Hà Nội khoảng 2 lần. Lần nào đi cũng hết tiền triệu.
“Thấy tốn kém quá, bệnh lại không có tiến triển, tôi khổ lắm chỉ muốn dừng lại để theo chồng. Nhưng như thế là đẩy các con vào cảnh mồ côi. Đứa lớn lên lớp 12, đứa nhỏ học lớp 7, cả hai đều còi cọc, thấp bé”, chị Huế nghẹn ngào.
Hồ sơ bệnh án của chị Huế
Căn bệnh ung thư tuyến giáp đã di căn sang giai đoạn cuối, chị đoán trước được số mệnh của mình. Sức khỏe ngày một yếu dần, điều duy nhất khiến chị Huế trăn trở là nếu không còn, hai đứa con chị không biết bám víu vào đâu. Chị bảo, giá như là con gái thì chúng khôn lớn rồi đi lấy chồng là xong. Giờ chị chỉ mong con có mái nhà chắc chắn để ở, đến lúc mẹ mất thì cũng có nơi trú ngụ tử tế mà nuôi nhau.
Ngôi nhà ba mẹ con đang ở trước đây từng nhờ người dân trong làng và anh em góp tiền dựng cho, nay đã cũ kỹ, xuống cấp nghiêm trọng. Sắp tới, hàng xóm cho nhờ một mặt tường sẽ xây lại nhà, chị chưa biết phải tính sao.
Ông Võ Thế Yên, Trưởng thôn Bạch Mai cho hay: “Hoàn cảnh mẹ con chị Trần Thị Huế rất đáng thương. Chồng mất do bệnh thận, nay vợ lại ung thư hiểm nghèo. Các con vẫn đang trong độ tuổi đi học. Rất mong hoàn cảnh của chị được mọi người quan tâm, giúp đỡ”.
Video đang HOT
Ông Yên chia sẻ về hoàn cảnh chị Trần Thị Huế
Lãnh đạo Phòng Lao động Thương binh và Xã hội huyện An Dương cũng xác nhận, gia đình chị Trần thị Huế thuộc vào diện hộ nghèo. Hai con chưa thể tự lao động. Huyện mong mỏi các tổ chức, cá nhân có thể ra tay giúp đỡ, xây cho các cháu căn nhà phòng khi mẹ cháu không chống lại được bệnh tật thì cũng an lòng mà nhắm mắt”.
Hoài Anh
Mọi đóng góp xin gửi về:
1. Gửi trực tiếp: Chị Trần Thị Huế, thôn Bạch Mai, xã Đồng Thái, huyện An Dương, TP Hải Phòng.
2. Ủng hộ qua Báo VietNamNet: Ghi rõ ủng hộ MS 2019.089 (mẹ con chị Huế)
Chuyển khoản: Báo VIETNAMNET
Số tài khoản: 0011002643148. Sở giao dịch Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam – 198 Trần Quang Khải, Hà Nội
- Chuyển khoản từ nước ngoài: Bank account: VIETNAMNET NEWSPAPER
- The currency of bank account: 0011002643148
- Bank:- BANK FOR FOREIGN TRADE OF VIETNAM
- Address: 198 Tran Quang Khai, Hanoi,Vietnam
- SWIFT code: BFTVVNV X
- Qua TK ngân hàng Viettinbank:
Chuyển khoản: Báo VietNamnet
Số tài khoản: 114000161718
Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam – Chi nhánh Đống Đa
- Chuyển tiền từ nước ngoài:
Vietnam Joint Stock Commercial Bank for Industry and Trade, Dong Da Branch
- Address: 183 Nguyễn Lương Bằng, quận Đống Đa, Hà Nội
- Swift code: ICBVVNVX126
3. Hoặc trực tiếp báo VietNamNet:
- Phía Bắc địa chỉ: tầng 3, tòa nhà C’Land,156 Xã Đàn 2, phường Nam Đồng, quận Đống Đa, Hà Nội.
- Phía Nam: Văn phòng đại diện báo VietNamNet phía Nam, số 408 Điện Biên Phủ, P11,Q10, TP.HCM. ĐT: 08 3818 1436
Theo VNN
Cân nhắc loại bỏ thuốc trừ cỏ chứa hoạt chất Glyphosate
Thông tin phiên tòa thứ hai tại Mỹ vừa có phán quyết hoạt chất Glyphosate có liên quan đến bệnh ung thư hạch của một nông dân Mỹ lại làm dấy lên những lo ngại về việc sử dụng thuốc trừ cỏ có chứa hoạt chất Glyphosate.
Cho đến thời điểm này, Cục Bảo vệ thực vật (Bộ NNPTNT) vẫn đang chuẩn bị những bước đi thận trọng, cần thiết trước khi xem xét có nên loại bỏ hoạt chất này ra khỏi danh mục thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) được phép sử dụng hay không.
Chưa ký hợp đồng nhập khẩu mới
Ngay sau khi có phán quyết của Tòa án Mỹ, Cục BVTV đã có Công văn số 682/BVTV-QLT yêu cầu các tổ chức, cá nhân báo cáo về tình hình buôn bán, sản xuất thuốc trừ cỏ có chứa hoạt chất Glyphosate, một động thái được cho là cần thiết.
Theo công văn này, nhằm đảm bảo an toàn cho sức khỏe con người và môi trường, hệ sinh thái theo đúng quy định của pháp luật về quản lý thuốc BVTV và có căn cứ báo cáo Bộ NNPTNT đề xuất các biện pháp hiệu quả để quản lý thuốc trừ cỏ chứa hoạt chất Glyphosate, Cục BVTV đề nghị các tổ chức, cá nhân kinh doanh thuốc BVTV báo cáo chi tiết về tình hình sản xuất, lưu trữ trong kho hoặc lưu thông, buôn bán trên thị trường đối với thuốc BVTV có chứa hoạt chất Glyphosate của tổ chức cá nhân đứng tên đăng ký; báo cáo tình hình nhập khẩu theo các hợp đồng đã ký với đối tác nước ngoài.
Còn nhiều tranh cãi trong việc sử dụng thuốc trừ cỏ có chứa hoạt chất Glyphosate. ảnh tư liệu
Cục BVTV cũng yêu cầu các doanh nghiệp tạm thời chưa thực hiện ký kết các hợp đồng nhập khẩu, sản xuất với đối tác nước ngoài cho đến khi có quyết định quản lý hoạt chất trên tại Việt Nam.
Được sử dụng tại Việt Nam từ năm 1994, theo thống kê, lượng thuốc diệt cỏ có chứa hoạt chất Glyphosate rải xuống ruộng đồng lên đến 30.000 tấn/năm, chiếm 30% lượng thuốc BVTV nói chung và chiếm tới 60% trong nhóm thuốc trừ cỏ. Điều đáng nói là, tình trạng lạm dụng thuốc trừ cỏ tại nhiều vùng sản xuất đang trở nên khá phổ biến, để lại nhiều hệ lụy cho sức khỏe người sản xuất và môi trường.
Theo ông Hoàng Trung - Cục trưởng Cục BVTV, đối với việc quản lý thuốc BVTV nói chung và nhóm thuốc trừ cỏ, trong đó có hoạt chất Glyphosate, lâu nay, Việt Nam phải thực hiện đúng theo quy định của luật pháp cũng như thông lệ quốc tế.
Theo đó, trên cơ sở Luật Bảo vệ và kiểm dịch thực vật có hiệu lực từ 1.1.2015, Cục BVTV đã tiến hành rà soát lại toàn bộ danh mục thuốc BVTV và xác định các hoạt chất có đầy đủ bằng chứng về mặt khoa học gây ảnh hưởng đến sức khỏe con người, môi trường... để tiến hành loại bỏ khỏi danh mục được phép sử dụng.
Còn nhiều tranh cãi
Thực tế, cho đến thời điểm này vẫn đang có nhiều tranh cãi về việc sử dụng thuốc trừ cỏ có chứa hoạt chất Glyphosate.
Trước phán quyết của tòa án Mỹ, năm 2015, Cơ quan Nghiên cứu ung thư quốc tế (IARC) đã từng gây rúng động
khi đưa ra kết luận Glyphosate có thể có khả năng gây ung thư ở người. Sau đó, chính IARC cũng thừa nhận phân loại của họ có thể dẫn đến những hiểu nhầm. Cụ thể, đánh giá của IARC chỉ cho thấy mối nguy hại tiềm tàng (hazard) chứ không đánh giá mức độ rủi ro của mối nguy hại tiềm tàng đó trong những tình huống cụ thể.
Trái ngược với kết luận của IARC, 3 cơ quan khác thuộc Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) bao gồm: Cơ quan Đánh giá chủ lực của WHO, Cơ quan Hướng dẫn về Chất lượng Nước uống và Cơ quan Quốc tế về An toàn Hóa chất đều thống nhất rằng Glyphosate không phải chất gây ung thư và không có rủi ro đối với sức khỏe con người. Sau IARC, Cơ quan An toàn thực phẩm châu Âu cũng đưa ra kết luận rằng, Glyphosate "không có khả năng gây ung thư cho con người".
Gần đây nhất, vào tháng 5.2018, kết quả nghiên cứu của Viện Nghiên cứu Ung thư quốc gia Mỹ kéo dài qua rất nhiều năm trên số lượng lớn hơn 50.000 đối tượng đã từng phơi nhiễm với Glyphosate đã kết luận không tìm thấy mối liên hệ có ý nghĩa thống kê giữa việc sử dụng glyphosate và căn bệnh ung thư lympho không Hodgkin (NHL).
Các quốc gia thành viên Liên minh châu Âu (EU) cũng đã tranh luận gay gắt trong hai năm trước khi quyết định gia hạn giấy phép cho Glyphosate thêm 5 năm vào năm 2017.
Cơ quan điều hành của EU, Ủy ban châu Âu, dẫn chứng việc hai cơ quan khoa học là Cơ quan An toàn Thực phẩm châu Âu (EFSA) và Cơ quan Hóa chất châu Âu (ECA) phê duyệt Glyphosate và không phân loại chất đó là chất gây ung thư. Tuy nhiên, đánh giá của EFSA bị nghi ngờ sau khi truyền thông đưa tin rằng báo cáo của họ đã sao chép các phân tích trong một nghiên cứu của Monsanto.
Dù Argentina không có quy định về Glyphosate trên toàn quốc, nhưng lãnh đạo địa phương ở các thị trấn và thành phố của quốc gia này đã thông qua các biện pháp hạn chế sử dụng thuốc diệt cỏ. Tháng 8.2018, một tòa án ở Brazil đình chỉ giấy phép các sản phẩm có chứa Glyphosate, vốn được sử dụng rộng rãi tại cường quốc nông nghiệp Mỹ Latin này.
Chính phủ Sri Lanka từng cấm nhập khẩu Glyphosate vào tháng 10.2015 do lo ngại hóa chất gây ra bệnh thận mãn tính. Sau khi các tổ chức nông nghiệp chỉ ra rằng không nghiên cứu nào cho thấy có liên quan giữa bệnh và chất này, lệnh cấm nhập khẩu được dỡ bỏ vào tháng 7.2018. Dù vậy, việc sử dụng nó vẫn bị hạn chế đối với các đồn điền chè và cao su.
Theo Danviet
Sự thật nữ giám đốc 2 lần chuẩn bị hậu sự vẫn sống sau thỉnh vong chùa Ba Vàng Chị Phương người xuất hiện trong clip tại Chùa Ba Vàng tối 21/3 cho biết, trong buổi pháp thoại, chị chưa kịp nhắc đến vị bác sĩ đặc biệt - người đã sinh ra chị lần thứ 2 thì micro phụt tắt. 1 tháng lên bàn mổ 4 lần Trong buổi pháp thoại ngày 21/3 vừa qua tại chùa Ba Vàng, câu chuyện...