‘Bộ mặt’ mới của NATO dưới thời ông Biden
Dự báo Mỹ sẽ tiếp tục thúc đẩy NATO để chuẩn bị tốt hơn cho việc đảm bảo an ninh chung trong thời cạnh tranh giữa các cường quốc.
Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg và ông Joe Biden gặp nhau vào năm 2015 . Ảnh REUTERS
Dù có nhiều thắc mắc về định hướng sắp tới dưới chính quyền của Tổng thống Mỹ Joe Biden, vai trò của Washington trong Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) vẫn chưa được thể hiện rõ. Trong khi đó, sự tham gia của Mỹ vào liên minh này là nền tảng cho việc phòng vệ chung xuyên Đại Tây Dương.
Giới phân tích cho rằng Mỹ sẽ tiếp tục đẩy mạnh vai trò của NATO, với nhiều điều quan trọng cần tiến hành.
Quan hệ tốt hơn
Theo chuyên san The National Interest , Tổng thống Biden xem cam kết phòng vệ chung theo Điều 5 Hiến chương NATO là “niềm tin thiêng liêng”. Sau khi ông Lloyd Austin nhậm chức Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ, cuộc điện đàm đầu tiên của ông là cho Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg.
Bộ trưởng Austin sau đó tiếp tục điện đàm với ông Stoltenberg. Điều này cho thấy rõ rằng chính quyền của Tổng thống Biden muốn trấn an các đồng minh rằng cam kết của Mỹ đối với NATO đang rất vững chắc.
Một điều rõ ràng khác là sẽ có thay đổi trong giọng điệu của Mỹ liên quan đến NATO. Cựu Tổng thống Trump thường nhấn mạnh về cải cách NATO và chia sẻ gánh nặng chi phí, nhưng Tổng thống Biden được dự báo sẽ không theo chủ trương đó.
Tổng thống Trump và Thủ tướng Merkel từng có nhiều mâu thuẫn . ẢNH: REUTERS
Hơn nữa, Washington nhiều khả năng sẽ xem xét lại quyết định của chính quyền tiền nhiệm về việc rút các binh sĩ Mỹ ở Đức. Điều này có thể trấn an các nước châu Âu vốn lo ngại về chính sách “nước Mỹ trước hết” của Washington.
Chưa hết, ông Biden còn tỏ ý muốn mối quan hệ cân bằng với Nga. Trong cuộc điện đàm đầu tiên với Tổng thống Nga Vladimir Putin, ông Biden bày tỏ lo ngại về nhiều vấn đề, từ cáo buộc can thiệp bầu cử và tấn công mạng SolarWinds cho đến nhân vật đối lập Nga Alexei Navalny.
Bên cạnh đó, ông Biden đồng ý gia hạn hiệp ước hạt nhân New START thêm 5 năm. Nhiều thành viên NATO xem thỏa thuận này có ý nghĩa ổn định rất lớn.
Xây dựng NATO mạnh hơn
Trong khi đó, chính quyền Mỹ sẽ phải xây dựng NATO sẵn sàng đối phó với các thách thức mà liên minh này phải giải quyết. Qua nhiệm kỳ của Tổng thống Trump, các thành viên đã tăng chi tiêu quân sự trong những năm qua.
Các binh sĩ NATO tham gia cuộc tập trận Allied Spirit vào tháng 6.2015 . ẢNH: AFP
Tính đến cuối năm 2020, các thành viên NATO (không gồm Mỹ) đã tăng thêm chi phí quân sự khoảng 130 tỉ USD kể từ năm 2016. Mỹ cũng có các lực lượng hiện diện nhiều hơn.
Washington cũng góp phần xây dựng năng lực đồng minh thông qua Sáng kiến Răn đe của châu Âu, với chi phí 5,9 tỉ USD chỉ riêng trong tài khóa 2020. Những điều này tạo cơ hội lớn để xây dựng một liên minh vững mạnh hơn.
Kremlin sẵn sàng cắt đứt quan hệ với EU nếu bị cấm vận
Giới quan sát cho rằng Tổng thống Biden có thể tiếp tục tiến hành các bước để cải thiện liên minh, bao gồm việc tập trung NATO vào khu vực trách nhiệm, giúp liên minh đối phó thách thức từ Trung Quốc, duy trì việc chia sẻ gánh nặng chi phí.
Đức hoan nghênh động thái mới của Mỹ
Theo Reuters, chính phủ Đức hoan nghênh việc Tổng thống Mỹ Joe Biden thông báo về việc tạm ngưng mọi kế hoạch rút quân khỏi Đức. “Chúng tôi luôn tin rằng việc điều động các binh sĩ Mỹ đến Đức có hiệu quả đối với an ninh châu Âu và xuyên Đại Tây Dương”, phát ngôn viên Steffen Seibert của Thủ tướng Đức Angela Merkel phát biểu.
Trước đó, ông Biden thông báo sẽ dừng kế hoạch giảm số lượng binh sĩ Mỹ tại Đức nhằm có thời gian để Bộ trưởng Quốc phòng Lloyd Austin xem xét lại việc điều động các binh sĩ Mỹ trên toàn cầu. Vào tháng 7.2020, chính quyền của Tổng thống Donald Trump khi đó thông báo sẽ rút khoảng 12.000 trong số 36.000 binh sĩ tại Đức, sau khi ông Trump chỉ trích Đức chưa chi tiêu quốc phòng đạt mục tiêu của NATO. Dù vậy, Lầu Năm Góc vẫn duy trì các cơ sở quan trọng tại Đức như căn cứ Không quân Ramstein, cửa ngõ cho các binh sĩ Mỹ đến châu Âu và Trung Đông.
Mỹ duyệt bán lô vũ khí đầu tiên thời Biden
Bộ Ngoại giao Mỹ phê chuẩn hợp đồng bán trang bị liên lạc, tên lửa phòng không cho NATO và Chile với tổng trị giá khoảng 150 triệu USD.
Lầu Năm Góc cho biết Bộ Ngoại giao Mỹ hôm 5/2 phê chuẩn thương vụ bán thiết bị quân sự cho nước ngoài đầu tiên kể từ khi Tổng thống Joe Biden nhậm chức. Tuy nhiên, quy trình xét duyệt thường kéo dài nhiều tháng và dường như được khởi động từ thời cựu tổng thống Donald Trump.
Một tên lửa SM-2 trong quá trình lắp ráp tại Mỹ. Ảnh: US Navy .
Các hợp đồng gồm 517 hệ thống liên lạc vô tuyến AN/PRC-158 Manpack kèm linh kiện và huấn luyện sử dụng cho NATO với tổng giá trị 65 triệu USD, cùng 16 tên lửa phòng không tầm trung SM-2 Block IIIA kèm trang thiết bị hỗ trợ, phụ tùng và huấn luyện cho Chile với giá 85 triệu USD.
Cơ quan Hợp tác An ninh Quốc phòng (DSCA) thuộc Lầu Năm Góc đã thông báo cho quốc hội về việc Bộ Ngoại giao phê duyệt các hợp đồng này, điều này không đồng nghĩa với hợp đồng đã được ký hoặc đàm phán điều khoản mua bán đã hoàn tất.
Quốc hội Mỹ sẽ có 30 ngày để quyết định có chặn thương vụ hay không. Nếu không gặp sự phản đối từ quốc hội, hợp đồng sẽ được trình lên Tổng thống Biden ký phê duyệt.
Mỹ đã đình chỉ nhiều hợp đồng bán vũ khí với trị giá hàng tỷ USD kể từ khi Biden lên nắm quyền, bất chấp những thương vụ này đã được người tiền nhiệm Trump phê duyệt. Bộ Ngoại giao Mỹ cho biết đây là "hoạt động hành chính thông thường" trong quá trình chuyển giao quyền lực nhằm thể hiện cam kết "minh bạch và quản trị tốt".
Mỹ hoãn rút 12.000 quân khỏi Đức Lầu Năm Góc đình chỉ lệnh điều chuyển 12.000 binh sĩ khỏi Đức của cựu tổng thống Trump, trong lúc xem xét lại quyết định này. "Tại thời điểm này, mọi kế hoạch điều chuyển binh sĩ đều đang được hoãn lại. Tất cả chúng sẽ được rà soát lại toàn bộ", đại tướng Tod Wolters, chỉ huy Bộ Tư lệnh châu Âu...