Bỏ mạng vì “miền đất hứa”
Dù đã có hàng nghìn người bỏ mạng trên biển song vẫn có hàng trăm nghìn người dân châu Phi vẫn phó mặc số phận mình để leo lên các con tàu cũ nát với hy vọng được đổi đời khi đến “miền đất hứa” châu Âu.
Hàng nghìn người nhập cư bất hợp pháp đã bỏ mạng mỗi năm trên Địa Trung Hải trên đường đi tìm miền đất hứa
Các lực lượng Hải quân và Cứu hộ bờ biển Italia đêm 4, rạng sáng 5-4 đã cứu sống khoảng 1.500 người Bắc Phi nhập cư trái phép gặp nạn do đắm tàu ở vùng biển ngoài khơi Libya. Việc cứu hộ, cứu nạn được tiến hành ngay sau khi nhà chức trách Italia và quốc gia Bắc Phi nhận được cuộc gọi khẩn cấp thông báo về việc có khoảng 1.500 người tị nạn châu Phi đang ở trong tình trạng kiệt sức vì không có lương thực sau nhiều ngày lênh đênh ở Địa Trung Hải trên các con tàu cũ nát.
Dù bị bắt và có thể bị trục xuất về nơi xuất phát song những người Bắc Phi nhập cư bất hợp pháp trên các con tàu bị lực lượng chức năng Italia và Iceland bắt giữ còn may mắn hơn rất nhiều những người đã bỏ mạng trên biển khi đi tìm “miền đất hứa” tại trời Âu. Cao ủy LHQ về người tị nạn (UNHCR) cho biết ít nhất 3.400 người đã bỏ mạng trên biển trong năm 2014, trong số 207.000 người tìm cách vượt Địa Trung Hải đến Italia trên những con tàu ọp ẹp để tới châu Âu.
Video đang HOT
Tuy nhiên, con số hàng nghìn người tử nạn mỗi năm trên con đường vượt Địa Trung Hải đến châu Âu mà chặng dừng chân đầu tiên là Italia vẫn không đủ để ngăn dòng người nhập cư bất hợp pháp ngày càng nhiều từ Bắc Phi và Trung Đông. Theo số liệu của Bộ Ngoại giao Italia, trong giai đoạn từ ngày 1-1 đến 4-3-2015, đã có 8.918 người nhập cư trái phép vào nước này qua Địa Trung Hải, tăng 5.611 người so với cùng kỳ năm ngoái.
Năm 2014, khoảng 170.000 người đã nhập cảnh trái phép tại các bờ biển của Italia trong tổng số 278.000 người trên toàn EU. Cũng trong năm 2014, Italia đã xét hồ sơ xin tị nạn của 70.000 trường hợp (xếp thứ ba, chỉ sau Đức và Thụy Sĩ). Từ tháng 10-2014 đến tháng 1-2015, chiến dịch tuần tra, kiểm soát biển mang tên Triton của Cơ quan quản lý biên giới châu Âu (Frontex) triển khai đã cứu được khoảng 23.000 người nhập cư gặp nạn trên biển.
Theo các chuyên gia, có 2 nguyên nhân chính dẫn tới số người châu Phi và Trung Đông nhập cư bất hợp pháp vào châu Âu nhiều nhất. Đó là đói nghèo, loạn lạc, bất ổn tại các khu vực láng giềng như châu Phi – Trung Đông và bị các tổ chức buôn người dụ dỗ, lôi kéo lừa gạt.
Là quốc gia ven Địa Trung Hải và trên hải trình chính từ Bắc Phi – Trung Đông tới châu Âu, Italia hàng năm phải đón nhận số lượng người nhập cư bất hợp pháp nhiều nhất, đồng thời cũng phải giải quyết nhiều vụ đắm tàu chở người di cư nhất. Sau vụ đắm tàu khủng khiếp khiến hơn 400 người nhập cư bất hợp pháp tử nạn tháng 10-2013, Chính phủ Italia đã triển khai chiến dịch đặc biệt mang tên “Mare Nostrum” (Biển của chúng ta), nhằm cứu sống hàng nghìn người di cư trái phép vào châu Âu trên những con thuyền ọp ẹp và quá tải.
EU cũng triển khai kế hoạch trợ giúp các nước châu Âu nằm ven Địa Trung Hải như Italia, Cyprus, Hy Lạp, Malta, Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha… đối phó với người nhập cư bất hợp pháp và đấu tranh với nạn buôn người. Tuy nhiên, điều đó hoàn toàn chưa đủ để ngăn dòng người nhập cư đổ vào châu Âu, đặc biệt là bớt đi cái chết đau lòng của những con người vốn dĩ đã quá nghèo khó và khổ cực.
Theo_An ninh thủ đô
IS "cung ứng" 50% số heroin vào châu Âu
Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS) được cho là nhóm khủng bố giàu nhất thế giới với tài sản trị giá 2 tỷ USD. Tuy nhiên, kết quả một nghiên cứu mới được công bố gần đây cho thấy, ước tính tài khoản 2 tỷ USD là "quá thấp" so với nhóm khủng bố cực đoan có rất nhiều nguồn thu bất hợp pháp như IS.
Thu nhập 1 tỷ USD từ buôn bán ma túy
Sheikh Abu Saad al-Ansari, giám đốc tài chính của IS hiện đang hoạt động trong thành trì Mosul, Iraq lần đầu tiên hé lộ ngân sách chi cho hoạt động của nhóm khủng bố trong năm nay là 2 tỷ USD, cộng với khoản dự phòng là 250 triệu USD. Điều này cho thấy, khoản thu nhập hàng năm IS có thể có thêm tỷ đô - nhiều hơn dự đoán của các chuyên gia trước đó. Theo ông S. Cohen, Thứ trưởng Bộ Tài chính Mỹ, người phụ trách nghiên cứu tài chính tình báo và khủng bố cũng cho rằng, IS kiếm được nhiều hơn số tiền dự đoán là 2 tỷ USD mỗi năm. "IS là tổ chức khủng bố gây quỹ tốt nhất", ông S. Cohen nói. Nếu con số mới được công bố là chính xác thì có thể thấy, thu nhập hàng năm của IS vượt qua nhóm khủng bố Al Qaeda, trở thành tổ chức thánh chiến giàu nhất thế giới.
Mặc dù IS từng tuyên bố là "một tổ chức tôn giáo thuần túy" nhưng phần lớn thu nhập của tổ chức này có được từ những "kênh" hoạt động bất hợp pháp. Theo nhận định của tờ Daily Mail (Anh), thu nhập "chính" của IS đến từ việc bán dầu mỏ, đánh cắp nội tạng, tống tiền và bắt cóc, đòi tiền chuộc, cướp bóc, buôn bán ma túy, cổ vật, buôn người. Một trong những lĩnh vực mang lại nguồn thu cực lớn cho IS là buôn bán ma túy. IS đã có nguồn thu lên đến 1 tỷ USD mỗi năm từ việc cung cấp ma túy trên khắp thế giới. Một nửa số heroin ở châu Âu hiện nay được cho là do IS cung cấp. Theo Cơ quan kiểm soát ma túy của Liên bang Nga, IS đã biến thành phố cổ Nineveh, Iraq tiếp giáp với biên giới Thổ Nhĩ Kỳ thành một trung tâm thương mại heroin. "IS đang phát triển mạnh thị trường buôn bán ma túy, coi đó như "mặt trận" chính để kiếm tiền. Châu Âu đang là thị trường vô cùng tiềm năng, hơn số ma túy ở Châu Âu do IS cung cấp", một chuyên gia an ninh nói với tờ Daily Mail.
Rầm rộ phát triển "kênh" hoạt động bất hợp pháp
Buôn bán nội tạng người là một trong những hoạt động kiếm tiền phổ biến nhất của IS. Tháng trước, ông Mohamed Alhakim, Đại sứ của Liên Hợp quốc ở Iraq nói rằng, hàng chục cơ thể người với vết mổ phẫu thuật và thiếu các bộ phận cơ thể đã được tìm thấy trong ngôi mộ tập thể gần Mosul. Ông Alhakim cho biết, "chúng tôi có những bằng chứng trong tay. Đó là những cơ thể bị đánh cắp nội tạng. Hãy đến và kiểm tra. Rõ ràng là họ đã bị đánh cắp nội tạng của chính mình". Ông Alhakim cũng cho biết, hàng chục bác sĩ ở Mosul đã bị "hành quyết" vì từ chối tham gia việc mổ lấy nội tạng. Các tin tức về lĩnh vực "thương mại nội tạng" của IS lần đầu tiên được tiết lộ trong một báo cáo của trang web tin tức al-Monitor. Một bác sĩ chuyên ngành tai, mũi, họng ở Iraq có tên là Siruwan al-Mosuli nói rằng, IS đã thuê bác sĩ nước ngoài để điều hành đường dây buôn bán nội tạng lớn trong bệnh viện ở Mosul. Đường dây buôn bán nội tạng người đã tạo ra lợi nhuận khổng lồ cho IS.
Tháng trước, nhiều nguồn tin tiết lộ rằng, các chiến binh thánh chiến của IS tại Syria kiếm thêm được hàng triệu bảng Anh từ việc bán cổ vật thông qua đường dây buôn lậu vào phương Tây hoặc các cửa hàng lưu niệm ở Lebanon và Thổ Nhĩ Kỳ. IS đã cướp bóc, thu giữ được nhiều cổ vật có giá trị ở Syria và bán với giá cao. Cổ vật có niên đại 10.000 năm có thể được bán với giá hơn 1 triệu USD. "Thương mại cổ vật" của IS được phát hiện trong một cuộc điều tra của phóng viên BBC. Theo kết quả điều tra, các chiến binh thánh chiến IS đã buôn lậu 20% các cổ vật được tìm thấy hoặc bị cướp phá trong lãnh thổ mà IS kiểm soát. Nếu những kẻ buôn lậu không mua các cổ vật mà chiến binh IS rao bán, họ sẽ đập tan những cổ vật, cho dù cổ vật đó có ý nghĩa lịch sử vô cùng lớn lao. Một quan chức tình báo Iraq tiết lộ rằng, IS kiếm được 23 triệu bảng Anh trong những tháng đầu năm 2014 bằng việc bán 800 cổ vật đánh cắp từ các thành phố cổ của Al-Nabk gần Damascus.
Bên cạnh kinh doanh đồ cổ, IS cũng kiếm thêm hàng chục triệu bảng Anh mỗi năm từ việc buôn bán dầu mỏ, bắt cóc, đòi tiền chuộc. Ước tính, mỗi ngày, IS kiếm được khoảng 400.000 bảng Anh từ việc bán dầu. Hơn 250 nghìn bảng có được từ việc tống tiền, bảo kê mà các công ty và cá nhân hoạt động trong khu vực do IS kiểm soát phải chi trả. Bên cạnh đó, IS cũng kiếm thêm từ nông nghiệp, dịch vụ nước và sản xuất điện. Các công ty và tài xế xe tải buộc phải nộp thuế khi sử dụng các tuyến đường trong khu vực IS kiểm soát. Theo đó, mỗi xe tải phải trả 500 bảng Anh cho mỗi cuộc hành trình, cộng thêm 250 bảng sử dụng các dịch vụ điện tử và 200 bảng để gửi bưu kiện thực phẩm. Theo đánh giá của các chuyên gia, doanh thu từ những món tiền chuộc cho cá nhân bị IS bắt cóc rất khó tính toán nhưng thường là hàng triệu bảng Anh.
Theo_An ninh thủ đô
Hải quân Mỹ vạch chiến lược mới, duy trì quyền thống trị Hải quân Mỹ vừa vạch ra Chiến lược mới, kết nối 6 không gian chiến trường, nhằm duy trì quyền thống trị trên biển, tiếp tục coi trọng khu vực châu ÁTBD. Ngày 13 tháng 3, các lực lượng Hải quân, Hải quân đánh bộ và lực lượng tác chiến ven bờ Hoa Kỳ đã công bố bản "Chiến lược hợp tác lực...