Bỏ mặc nạn nhân bị nạn ở Tân Phú : Có bị xử hình sự?
Trong vụ tai nạn giao thông ở Tân Phú, TP.HCM, nếu có căn cứ xác định việc bỏ mặc, không cứu dẫn đến nạn nhân tử vong thì tài xế taxi và một số người đi đường có thể bị xử lý hình sự.
Như Pháp Luật TP.HCM đã thông tin, rạng sáng 25-6, một vụ tai nạn giao thông (TNGT) nghiêm trọng giữa taxi và xe máy xảy ra tại giao lộ Tân Hương và Võ Công Tồn (phường Tân Quý, quận Tân Phú, TP.HCM). Tai nạn khiến cô gái ngồi sau xe máy tử vong tại chỗ…
Điều đáng nói, qua trích xuất camera an ninh cho thấy tài xế taxi liên quan vụ tai nạn sau khi xuống xe nhìn hai nạn nhân thì lên xe tẩu thoát. Ngoài ra, một số người đi đường chỉ nhìn cảnh người gặp nạn thì không đưa đi cấp cứu mà lại bỏ đi. Tại CQĐT, tài xế taxi khai sau tai nạn, xuống xe thấy nạn nhân co giật nên hoảng loạn và lái xe rời đi.
Vậy hành vi nêu trên của tài xế taxi và người đi đường có dấu hiệu phạm tội hay không?
Bỏ mặc nạn nhân: Tình tiết định khung tăng nặng
Theo một hội thẩm nhân dân đã từng tham gia xét xử các vụ án TNGT (đề nghị không nêu tên), hành vi của tài xế taxi rõ ràng là không thể chấp nhận được. Tuy nhiên, trong vụ này cần phân biệt hai trường hợp.
Thứ nhất,nếu người này có lỗi trong vụ va chạm giao thông, mở cửa xe ra và thấy nạn nhân trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng và bỏ mặc dẫn đến nạn nhân chết thì vẫn chỉ xử lý tài xế về một tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ, theo Điều 260 BLHS. Bởi tại khoản 2 điều luật này có quy định về việc không cứu giúp người bị nạn hoặc bỏ chạy để trốn tránh trách nhiệm. Do vậy, nếu tài xế taxi có hành vi vừa nêu sẽ không chịu thêm trách nhiệm hình sự về tội không cứu giúp người đang ở trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng theo Điều 132 BLHS mà đây được coi là một tình tiết định khung tăng nặng theo khoản 2 Điều 260 BLHS.
Thứ hai,nếu tài xế taxi không có lỗi trong vụ TNGT, tức không bị xử lý về tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ thì hành vi không cứu giúp nạn nhân của anh ta có thể bị xử lý về tội không cứu giúp người đang ở trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng. Tuy nhiên, để xử lý về tội này thì không hề dễ dàng chút nào.
Ngày 28-6, Công an quận Tân Phú, TP.HCM cho biết qua điều tra ban đầu đã xác định tài xế taxi liên quan trong vụ tai nạn đã điều khiển xe rẽ trái không bật đèn tín hiệu, khi xảy ra va chạm đã tự ý rời đi. Đồng thời, người điều khiển xe máy cũng có phần lỗi trong vụ tai nạn, hiện sức khỏe của người này chưa được đảm bảo nên tạm thời chưa lấy được lời khai. Hiện cơ quan chức năng vẫn đang tiếp tục điều tra vụ việc.
Công an quận Tân Phú đang khám nghiệm hiện trường vụ tai nạn giao thông ngày 25-6. Ảnh: NGUYỄN TÂN
Khó khép tội không cứu giúp người…
Video đang HOT
Theo vị hội thẩm nhân dân, đối với tội không cứu giúp người… cần xác định mối quan hệ nhân quả của hành vi không cứu giúp với hậu quả chết người. Tức là nếu xác định vì không cứu mà dẫn đến hậu quả người đó chết thì mới có tội, còn nếu cứu hay không cứu mà người đó vẫn chết thì khó kết tội được người không cứu.
Nói tóm lại, tài xế taxi có thể bị xử lý về tội không cứu giúp… nếu hội đủ hai điều kiện: Không bị tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ và hành vi không cứu giúp dẫn đến hậu quả nạn nhân chết.
Tương tự, những người đi đường nhìn thấy người bị nạn mà vẫn dửng dưng bỏ đi thì vẫn có thể bị xem xét, xử lý họ về tội không cứu giúp… Tuy nhiên, ngoài việc phải xác định được danh tính cụ thể những người đi đường ấy thì như đã nói, việc chứng minh mối quan hệ nhân quả giữa hành vi với hậu quả chết người là rất khó.
Ngoài ra, cái khó chứng minh nhất trong các vụ án TNGT gây chết người hiện nay là nếu có rất nhiều người đi ngang qua thấy vụ tai nạn mà không cứu thì không lẽ truy cứu trách nhiệm hình sự hết tất cả người này? Điều này gần như là không thể.
Ta có thể ví dụ một người bị tai nạn ở một đoạn đường vắng, sau đó có một hoặc hai người đi ngang qua nhìn thấy nhưng không có bất kỳ động thái nào cứu giúp như đưa người đi cấp cứu, hô hoán hay gọi điện thoại cho người khác, đơn vị cấp cứu đến cứu… khiến nạn nhân bị mất máu trầm trọng dẫn đến tử vong. Hoặc tại một hồ bơi, một cháu bé nhỏ tuổi bị té xuống, các cháu bé khác không nhìn thấy hoặc để ý, người quản lý hồ bơi là người duy nhất nhìn thấy nhưng không ứng cứu… Khi đó việc kết tội người đi đường hay người quản lý hồ bơi mới thuyết phục.
Cần tấm lòng nhân văn, nhân đạo
TS Nguyễn Huỳnh Bảo Khánh (giảng viên ĐH Luật TP.HCM) cũng đồng tình việc nếu chứng minh được tài xế taxi không có lỗi trong vụ TNGT mà xác định rõ người này có hành vi bỏ mặc nạn nhân, là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến người bị nạn tử vong thì tài xế taxi phải chịu trách nhiệm hình sự về tội không cứu giúp… theo Điều 132 BLHS. Nếu tài xế vừa vi phạm giao thông đường bộ gây ra tai nạn đồng thời thấy nạn nhân nguy kịch mà không ứng cứu thì cũng chỉ xem đây là một tình tiết định khung tăng nặng trách nhiệm hình sự theo Điều 260 BLHS.
Ngoài ra, các chuyên gia cũng nhận định tâm lý e ngại vì không có kiến thức chuyên môn về y tế nếu cấp cứu có thể làm cho nạn nhân tử vong, hay sợ việc tiếp cận nạn nhân có thể làm thay đổi hiện trường vụ án, sợ bị liên lụy… là có thật. Tuy nhiên, với người dân tham gia giao thông, tức cũng đã đủ tuổi và về nhận thức họ hoàn toàn có thể can thiệp bằng các biện pháp cần thiết như gọi điện thoại cho xe cấp cứu số 115, gọi công an, gọi các lực lượng chức năng, hô hoán bà con… cùng cứu giúp nạn nhân. Không vì lý do không có chuyên môn về y khoa hay sợ hiện trường bị thay đổi mà không có bất kỳ động thái nào, bỏ mặc nạn nhân (trong khi có thể làm những việc phù hợp khác), làm mất đi cơ hội sống của người khác cũng như có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự. “Người với người với nhau cần có những ứng xử nhân văn, nhân đạo để cuộc sống trở nên tốt đẹp hơn” – TS Khánh chia sẻ.
MINH CHUNG
Theo PLO
Nhập nhèm mục đích nuôi thú hoang dã
Ngoại trừ Thảo cầm viên, những khu du lịch lớn, không ít cơ sở nuôi hổ, gấu với mục đích nhập nhèm; thậm chí có trường hợp chủ nuôi từng vi phạm pháp luật, bị xử lý hình sự về tội buôn bán động vật hoang dã.
Khu chuồng nuôi nhốt thú hoang dã ở DNTN Thanh Cảnh ĐỖ TRƯỜNG
Nuôi thú dữ... theo phong thủy (?!)
Theo báo cáo của Sở NN-PTNT Bình Dương, hiện trên địa bàn tỉnh có 3 cơ sở đang nuôi nhốt thú hoang dã, trong đó có hổ, gồm: Khu du lịch (KDL) Đại Nam (TP.Thủ Dầu Một), Công ty TNHH Bia Thái Bình Dương (TX.Dĩ An) và DNTN Thanh Cảnh (TX.Thuận An) nằm trong KDL sinh thái Thanh Cảnh. Cụ thể, tại DNTN Thanh Cảnh có 3 cá thể hổ (trước đó là 5 nhưng do 2 con đã chết); Công ty TNHH Bia Thái Bình Dương có 14 con hổ, 7 con báo hoa mai; KDL Đại Nam có số lượng lên đến hàng trăm con hổ, báo, sư tử, gấu, voi... Trong 3 khu này chỉ có Đại Nam là phục vụ khách du lịch tham quan, được bố trí chuồng trại kiên cố, biệt lập, cách xa khu dân cư; 2 cơ sở còn lại chuồng trại nuôi nhốt nằm sát với khu dân cư và nhà dân.
Có những cơ sở nuôi hổ không rõ mục đích, số lượng cá thể. Trong khi đó, hổ có đặc tính dễ sinh sản như mèo; số lượng hổ con sinh ra bao nhiêu, đã đưa đi đâu thì không ai biết, không quản lý được nhưng vẫn được công nhận là đúng với giấy phép đăng ký
Bà Nguyễn Phương Dung, Phó giám đốc Trung tâm giáo dục thiên nhiên
Sau khi xảy ra vụ việc nhân viên KDL sinh thái Thanh Cảnh (Bình Dương) bị hổ nuôi tấn công, trả lời câu hỏi của PV Thanh Niên liên quan đến việc quản lý động vật hoang dã tại DNTN Thanh Cảnh và các trang trại trên địa bàn, lãnh đạo Sở NN-PTNT Bình Dương khẳng định việc quản lý được giao cho chi cục kiểm lâm thực hiện và cấp giấy chứng nhận đăng ký trại nuôi. Giấy chứng nhận có giá trị 1 năm kể từ ngày cấp. Sau đó, chi cục kiểm lâm phối hợp với các cơ quan chức năng kiểm tra, đánh giá lại điều kiện an toàn chuồng trại để gia hạn giấy chứng nhận trại nuôi. Thời gian gia hạn cũng có giá trị 1 năm.
Theo báo cáo của Sở NN-PTNT Bình Dương, DNTN Thanh Cảnh được cấp giấy chứng nhận lần đầu vào năm 2007. Tuy nhiên, từ năm 2003, doanh nghiệp này đã thực hiện việc nuôi nhốt thú hoang dã dưới hình thức "thí điểm". Giấy gia hạn gần đây nhất cho DNTN Thanh Cảnh được cấp ngày 30.3.2018, có giá trị đến ngày 30.3.2019, nghĩa là thời điểm xảy ra vụ việc hổ vồ người tại DNTN Thanh Cảnh thì giấy chứng nhận nuôi thú hoang dã ở đây đã hết hạn.
Còn tại TP.HCM, theo ông Lâm Tùng Quế, Phó chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm TP.HCM, trên địa bàn có 12 con hổ được nuôi nhốt, chủ yếu tại Thảo Cầm Viên (9 con) và công viên nước Củ Chi (3 con). Thảo Cầm Viên cũng đang nuôi nhốt 4 con sư tử. Ngoài ra, có 3 tổ chức và 8 cá nhân đang nuôi tổng cộng 77 con gấu. Tất cả số gấu này đều được chi cục kiểm lâm gắn chíp và lập hồ sơ theo dõi theo quy định. Riêng đối với hổ, sư tử, cơ quan chức năng đang vận động các tổ chức nuôi nhốt gắn chíp để dễ dàng giám sát. Theo ông Quế, việc nuôi hổ, sư tử và gấu chủ yếu phục vụ du lịch trong các công viên; riêng một số cá nhân nuôi gấu có thể lấy mật đem bán.
Tương tự, ông Lê Hữu Lợi, Chi cục phó Chi cục Kiểm lâm tỉnh Long An, cho biết trên địa bàn tỉnh này hiện có khoảng 30 con gấu và hổ đang được các doanh nghiệp, cá nhân đăng ký nuôi nhốt. Trong đó, khoảng 15 con hổ là của một doanh nghiệp có đăng ký kinh doanh trên địa bàn H.Đức Hòa, nuôi nhốt với mục đích phục vụ kinh doanh du lịch. Khoảng 15 con gấu phân bổ ở nhiều huyện, người nuôi đăng ký mục đích nuôi để... làm cảnh tại nhà. Ngoài ra, trên địa bàn cũng có nhiều động vật hoang dã khác như trăn, rắn... được nhiều đơn vị nuôi tại cơ sở để phục vụ mục đích kinh doanh du lịch, hoặc "nuôi theo phong thủy".
Một con hổ nuôi nhốt tại Bình Dương
"Nếu nói nuôi phi lợi nhuận thì không hợp lý"
Khó giám sát việc nuôi gấu lấy mật
Có nhiều năm theo dõi về nuôi nhốt gấu tại VN, ông Nguyễn Mạnh Hiệp, cán bộ Vụ Quản lý rừng đặc dụng, phòng hộ, Tổng cục Lâm nghiệp (Bộ
NN-PTNT), cho biết cả nước hiện còn 842 con gấu bị nuôi nhốt tại 268 cơ sở (16 tổ chức và 252 hộ gia đình) trên 42 tỉnh. Các cá thể gấu nuôi nhốt này hiện đều được gắn chíp và lập hồ sơ đăng ký để giám sát, theo dõi. Khu vực nuôi nhốt gấu phải đáp ứng đầy đủ quy định pháp luật về đảm bảo an toàn cho người chăm nuôi, cộng đồng dân cư xung quanh. "Người nuôi gấu cũng bị nghiêm cấm có hành vi hút, chích mật gấu nhưng thực tế việc giám sát rất khó khăn, chỉ khi nào bắt gặp được họ có hành vi chích, hút mật thì mới có bằng chứng để xử phạt, tịch thu", ông Hiệp nói.
Phan Hậu
Trao đổi với PV Thanh Niên, bà Nguyễn Phương Dung, Phó giám đốc Trung tâm giáo dục thiên nhiên (ENV), cho rằng vụ việc vừa xảy ra tại Bình Dương tiếp tục là hồi chuông cảnh báo cơ quan chức năng phải siết chặt quản lý và giám sát việc nuôi nhốt các động vật hoang dã như hổ, gấu.
Cũng theo bà Dung, luật Đa dạng sinh học hiện nay quy định, mọi đơn vị đều có thể đăng ký cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học (sau đây gọi tắt là cơ sở bảo tồn) nếu đáp ứng các tiêu chuẩn, nhưng chưa phân loại cụ thể điều kiện đối với nuôi nhốt trong KDL, nuôi nhốt trong cơ sở tư nhân hay nuôi nhốt ở các trung tâm cứu hộ, dẫn đến khó khăn cho công tác quản lý. Trên thực tế, ở nhiều địa phương như Thanh Hóa, Nghệ An, Bình Dương..., chủ nuôi từng vi phạm pháp luật, bị xử lý hình sự về tội buôn bán động vật hoang dã, cụ thể là hổ, nhưng vẫn được cấp phép nuôi nhốt hổ. "Có những cơ sở nuôi hổ không rõ mục đích, số lượng cá thể. Trong khi đó, hổ có đặc tính dễ sinh sản như mèo; số lượng hổ con sinh ra bao nhiêu, đã đưa đi đâu thì không ai biết, không quản lý được nhưng vẫn được công nhận là đúng với giấy phép đăng ký", bà Dung nói và nhấn mạnh: "Chi phí nuôi hổ rất tốn kém. Nếu nói nuôi phi lợi nhuận thì không hợp lý".
Theo bà Dung, qua điều tra của ENV, đến tháng 5.2019, cả nước hiện có 16 cơ sở đăng ký nuôi nhốt hổ với 243 cá thể, nhưng công tác quản lý còn nhiều bất cập. ENV sẽ tiếp tục đề xuất, kiến nghị cơ quan quản lý nhà nước hoàn thiện quy định phân loại các giấy phép gắn với từng mục tiêu hoạt động; quy định chặt chẽ về nguyên tắc hoạt động của cơ sở bảo tồn, biện pháp xử lý các cơ sở vi phạm. Trường hợp có vi phạm liên quan tới các loài động vật được nuôi nhốt, cơ sở bảo tồn sẽ bị thu hồi giấy phép, chấm dứt hoạt động và tịch thu toàn bộ động vật có trong cơ sở. Chủ cơ sở, người góp vốn, quản lý, người thân của chủ cơ sở, người quản lý và tất cả người lao động trong cơ sở bảo tồn không được có tiền án, tiền sự liên quan tới tội vi phạm quy định về quản lý, bảo vệ động vật nguy cấp, quý hiếm... (còn tiếp)
Chủ KDL Thanh Cảnh từng bị phạt tù
Theo báo cáo của Sở NN-PTNT Bình Dương, trang trại nuôi thí điểm động vật hoang dã DNTN Thanh Cảnh và KDL Thanh Cảnh do vợ chồng ông Huỳnh Văn Hai và Huỳnh Thị Mỹ làm chủ. Theo tư liệu mà PV Thanh Niên có được, năm 2000 DNTN Thanh Cảnh mua 2 con hổ (không có nguồn gốc hợp pháp) và gửi nuôi trong một KDL ở TP.HCM. Đến năm 2003, DNTN Thanh Cảnh tiếp tục mua 10 con hổ khác cũng không có nguồn gốc hợp pháp đưa về KDL Thanh Cảnh để nuôi nhốt. Từ năm 2003 - 2006, KDL Thanh Cảnh đã bán 5 con hổ với lý do bị chết cho những người nấu cao. Năm 2006, TAND TX.Thuận An đã tuyên phạt ông Huỳnh Văn Hai 3 năm tù về tội vi phạm các quy định về bảo vệ động vật hoang dã, quý hiếm; 14 người khác đã mua và nấu cao hổ cũng bị tuyên mức án từ 18 - 30 tháng tù treo. Đến nay, theo báo cáo của Sở NN-PTNT Bình Dương, trên giấy tờ có 5 con hổ đang được nuôi nhốt ở DNTN Thanh Cảnh nhưng thực tế kiểm tra ngày 4.6 khi xảy ra vụ việc hổ vồ, cắn đứt 2 cánh tay ông Võ Thành Quới, cơ quan chức năng ghi nhận tại đây chỉ nuôi nhốt 3 con hổ.
Đỗ Trường
Theo PLO
Cha mẹ đánh con có thể bị xử lý hình sự Trẻ em bị bảo mẫu đánh đập thì bảo mẫu bị phạt tù. Vậy nếu bị chính bố mẹ đánh đập bầm tím, ảnh hưởng đến sức khỏe thì bố mẹ của đứa trẻ có bị xử lí hình sự không? Luật sư tư vấn: Điều 69 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định về quyền và nghĩa vụ của cha...