Bó lý không bằng
Đã là vợ chồng thì cái lý đúng nhất là sự đồng thuận, hòa hợp của đôi bên, chứ chẳng cần phải đúng theo lý lẽ thông thường.
“Chàng ơi, phụ thiếp làm chi/ Thiếp như cơm nguội những khi đói lòng”. Lời than thân trách phận này có ngốc nghếch, nhu nhược quá chăng? Đã là vợ chồng, khi “nửa kia” mèo mỡ lăng nhăng, với vị trí đã được pháp luật xác lập, “nửa này” hoàn toàn có quyền làm một trận cho ra trò. Thế mà, cô gái lại xuống nước như thế, tội nghiệp quá đi mất.
Nhiều người cho rằng, “gặp chuyện” thì cứ căng lý ra mới là cách thu xếp tốt nhất, chẳng ai cãi được. Khổ nỗi, chuyện vợ chồng lại khác. “Vợ chồng là nghĩa già đời/ Ai ơi chớ nghĩ những lời thiệt hơn”. Phải nhún mình một chút. Dẫu có lý đi nữa, cứ mặt sưng mày sỉa thì cuộc cãi vã rất khó hạ màn. Vì cái lý đưa ra có đúng, chồng/vợ vẫn cãi lấy được thì chẳng ra làm sao cả.
Dạo đó, khi bàn chuyện nên sớm có con đầu lòng, cuộc đấu lý giữa vợ chồng người bạn tôi bất phân thắng bại, dù trước đó họ đã đồng thuận, ngoéo tay, hạ quyết tâm phải nhanh chóng có con bồng con bế. Rắc rối ở đâu? Đại khái, anh chồng cho rằng, khoảng thời gian vài năm nuôi con, cô vợ cần ở nhà. Nếu điều kiện kinh tế cho phép thì chọn lựa này tốt quá. Mẹ gần con, con gần mẹ trong thời gian đầu đời của con trẻ rất cần thiết. Nhưng cô vợ không đồng tình, cho rằng nếu nghỉ lâu quá, chắc chắn công ty sẽ… cho về hưu sớm. Sau thời gian nghỉ, liệu rồi có xin được việc làm hay chỉ ngồi nhà ẵm con, ăn bám chồng? Cũng có lý nốt.
Kể xong, bạn hỏi: “Làm sao hóa giải mâu thuẫn, làm dịu lại cuộc chiến tranh lạnh đã âm ỉ cả tuần nay?”. Tôi cười cười: “Vợ chồng bất đồng chuyện này, chuyện kia có gì quan trọng đâu. Nước nóng để lâu thì tự nó cũng nguội. Cứ sinh con đi đã, mọi việc hạ hồi phân giải”. Bạn gãi đầu: “Biết thế, nhưng vì không xuôi theo lý của tớ, vợ “cấm vận” luôn rồi”.
Ảnh minh họa
Video đang HOT
Một khi vợ đã tung chiêu cấm vận, chuyện có con chẳng thể thực hiện. Mâu thuẫn đôi bên khó giải quyết vì cái lý của bên nào nghe cũng thuận tai. Trong mớ bùng nhùng, nếu khéo léo, vẫn có thể tìm cách tháo gỡ.
Có nhiều cách dọn dẹp căng thẳng vợ chồng. Như cô gái trong ca dao: “Chồng giận thì vợ làm lành/ Miệng cười chúm chím: thưa anh giận gì?/ Thưa anh, anh giận em chi/ Muốn lấy vợ bé em thì cưới cho”. Cô nàng “lật bài ngửa”, chuyển tải cả hai thông điệp: cô đã biết tỏng quan hệ ngoài luồng của chồng, nên chớ có giấu giếm, tìm cớ “đá thúng đụng nia”, gây bất hòa, ảnh hưởng đến “hòa bình thế giới”. Muốn gì, cứ nói toẹt ra, “đây” giải quyết cho. Mấy câu “thưa anh” lặp đi lặp lại nghe cung kính, nhẹ nhàng đấy, nhưng khó nhai lắm chứ chẳng đùa. Đấy là cách giải quyết khôn ngoan của người vợ biết rõ mình có lý, nhưng vẫn sử dụng cái tình.
Khi bảo: “Chồng giận thì vợ bớt lời/ Cơm sôi nhỏ lửa, một đời không khê”, chẳng phải ai đã chịu thua ai, mà có thể trước mắt, họ xếp lại câu chuyện, chờ cơ hội khác bàn lại, với một tâm thế khác. Nếu ngay lúc đó, cứ khăng khăng đấu lý thì hãy xem đó, “Chồng giận thì vợ bớt lời/ Chồng giận, vợ giận thì dùi nó quăng”.
Trở lại câu chuyện của anh bạn. Sau này, khi bạn đã có con, tôi hỏi phải chăng bạn đã cầu cứu đến họ hàng hai bên hay bạn bè nói giúp, bạn bĩu môi: “Ai lại vạch áo cho người xem lưng. Do “thông minh đột xuất”, tớ nghĩ ra cách nhờ người bạn đến nhà tặng cho vợ chồng cặp vé du lịch. Vợ tớ hớn hở ra mặt, vì bỗng dưng nhận được món quà như ý. Chúng tớ lên kế hoạch đi chơi, chuyện gì cũng đồng ý với nhau hết”.
Những ngày đi du lịch, nghỉ dưỡng, do không vướng víu, bận rộn chuyện áo cơm hay công việc thường nhật khiến người ta trở nên dễ chịu và mở lòng nhiều hơn. Nơi non xanh nước biếc, khung cảnh hữu tình, lòng người cũng trở nên nhẹ nhàng, dễ tính hơn. Nhờ đó, những căng thẳng trước đó của vợ chồng bạn đã được nhìn nhận lại, tháo gỡ một cách bình tĩnh hơn, và họ đã làm lành nhanh chóng để cùng hợp tác… sản xuất em bé.
Cái tình của vợ chồng dành cho nhau là gì? Chỉ đơn giản là người này nhín một chút, người kia lùi một bước để tìm tiếng nói chung. Thế nên, khi giải quyết những việc khó khăn, không nên cứng nhắc chuyện ai có lý. Đã là vợ chồng thì cái lý đúng nhất là sự đồng thuận, hòa hợp của đôi bên, chứ chẳng cần phải đúng theo lý lẽ thông thường. Thuận vợ thuận chồng mới là cái lý vững chắc nhất – cái lý được xây dựng từ cái tình đối với nhau.
Theo Báo Phụ Nữ
Muốn tìm đến cái chết vì kém cỏi trong mắt bố mẹ
Không ít lần con muốn tìm đến cái chết. Bởi, từ nhỏ, con biết mình chẳng có giá trị gì trong mắt bố mẹ. Con là đứa kém cỏi, ngu si, ngốc nghếch, làm việc gì cũng không vừa mắt bố mẹ. Con đã cố gắng làm mọi thứ tốt nhất để bố mẹ vui lòng. Thế nhưng, điều con nhận được chỉ là những lời chê bai, coi thường.
ảnh minh họa
Không biết có phải do con sinh ra không được như kỳ vọng của bố mẹ nên bố mẹ "hắt hủi" con không. Những ngày con học mẫu giáo, ngoài thời gian đến lớp, bố mẹ luôn nhốt con trong nhà, không cho con giao du với mọi người. Bố mẹ thường nói với nhau: Nó chẳng thông minh, khôn ngoan như con người ta. Cho nó ra ngoài, chỉ tổ họ cười vợ chồng mình.
Chính vì con thường xuyên chơi một mình nên tính con rất nhút nhát, sợ sệt. Học Tiểu học, con thường xuyên bị bạn bè bắt nạt. Khóc mếu về mách bố mẹ thì bố chế giễu rằng ngu nên bị đánh là đúng. Lúc ấy, con thấy tổn thương ghê gớm. Con cảm thấy cô độc khi cả thế giới quay lưng lại với con.
Vào tuổi dậy thì, con vẫn chẳng có người bạn thân. Bởi, con không thể hòa đồng với các bạn. Con không được đi chơi, không được điệu đà, thậm chí con là đứa lập dị, chẳng giống ai trong lớp. Con bị bạn đánh vì cứ lủi thủi một mình như thế.
Thế nhưng, bố mẹ chẳng bao giờ hỏi con đi học thế nào, có vui không, có chuyện gì trên lớp không? Tâm sinh lý của con càng ngày càng bất ổn. Nhiều lúc con muốn nổi loạn, nổ tung sau một lớp màng bọc kín bưng suốt bao nhiêu năm qua. Thế nhưng, con hiểu, có làm gì thì điều đó cũng là vô ích. Bởi, trong mắt bố mẹ, con chẳng có nhiều ý nghĩa.
Ảnh minh họa
Cố gắng nhưng bố mẹ lại dửng dưng
Không có bạn bè, không biết chơi với ai, con chỉ biết học. Học với con lúc ấy không phải là niềm vui mà chỉ là cách con giết thời gian nhàm chán của mình. Con cố gắng thi vào trường chuyên để bố mẹ tự hào, để bố mẹ thấy con không vô ích. Thế nhưng, bố mẹ dửng dưng với những nỗ lực của con. Bố mẹ coi chuyện con đỗ trường chuyên như điều hiển nhiên. Có lẽ, ngôi vị thủ khoa, á khoa hay giải thưởng danh giá nào mới khiến bố mẹ "mở mày mở mặt".
Dù con đã lớn, đã ở lứa tuổi biết định hướng nghề nghiệp cho mình, thế nhưng con không được tự quyết mọi việc cho tương lai của con. Kể cả đó là niềm yêu thích hay khả năng thực sự của con. Không muốn cho con theo nghiệp vẽ, bố vứt hết "đồ nghề" của con, thậm chí đốt hết những tác phẩm mà con dành bao nhiêu tâm huyết. Khi nhìn tập tranh vẽ của con hóa tro tàn thì con thấy tim mình đau lắm, có những tế bào đã chết theo đống tro ấy.
Suốt cả tuổi thơ, con đã không có những tháng ngày đẹp đẽ. Suốt cả tuổi dậy thì, những ký ức xấu đã găm vào tim con. Giờ ở tuổi phải quyết định cho tương lai của mình mà con không có quyền. Suốt bao nhiêu năm qua, con đã sống theo bố mẹ, sống vì bố mẹ. Con luôn cố gắng trở thành đứa con ngoan để bố mẹ hài lòng. Con không dám phản kháng, con không được sống với sở thích, niềm đam mê, không được sống với cuộc sống của chính con.
Sống vì bố mẹ nhưng bố mẹ vẫn không coi con ra gì. Bố mẹ vẫn luôn miệng chửi con là ngu si khi con muốn làm theo ý mình. Có những lúc gặp khó khăn, con chẳng biết tìm sự giúp đỡ của ai. Bởi con hiểu rằng nếu bố mẹ biết, bố mẹ sẽ rên lên: Ngu si như mày thì đáng đời! Sao mày ăn gì mà ngu hết phần thiên hạ thế!...
Những lúc ấy, con chỉ muốn được giải thoát khỏi cuộc sống này. Ở đó, con không còn bị nhiếc mắng là ngu si nữa mà con được ôm ấp, vỗ về yêu thương. Đó là điều mà con khát khao trong suốt cuộc đời này!
Theo Phunuvietnam
ĐÀN ÔNG rồi cũng sẽ NGOẠI TÌNH nếu họ cô đơn trong chính tổ ấm của mình Khi nỗi cô đơn của một người có vợ tăng lên, tôi bị sa ngã vào lưới tình của một cô đồng nghiệp. Tôi thấy cuộc sống nở hoa mỗi khi vào công ty và nhìn thấy cô đồng nghiệp ấy. Tôi cảm giác mình sắp phải ngoại tình. Tôi sợ mọi chuyện sẽ lớn hơn nên đã giữ khoảng cách để không...