Bộ luật Hình sự năm 2015, quy định chặt chẽ hơn về hành vi mua bán người
Bộ luật Hình sự (BLHS) năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) đã quy định rõ các hành vi, bổ sung các tình tiết định khung … về tội mua bán người, tạo tiền đề pháp lý cho các hoạt động phòng ngừa và đấu tranh đối với tội phạm mua bán người…
Tuyên truyền pháp luật phòng, chống tội phạm mua, bán người cho đồng bào vùng cao
Tính từ đầu năm 2011 đến tháng 6-2017, cả nước xảy ra 2.748 vụ mua bán người, liên quan đến 4.110 đối tượng, lừa bán 5.984 nạn nhân (trung bình mỗi năm có trên 900 người là nạn nhân của tội phạm mua bán người).
Tội phạm mua bán người xảy ra trên phạm vi 63 tỉnh, thành phố trong cả nước. Để đấu tranh phòng ngừa tội phạm mua bán người, Nhà nước ta đã ban hành nhiều văn bản quy phạm pháp luật, trong đó có đề cập đến vấn đề đấu tranh phòng chống tội phạm mua bán người. Các văn bản này đã tạo dựng một khung pháp lý quan trọng làm cơ sở cho cuộc đấu tranh phòng chống tội phạm mua bán người. Tuy nhiên, thực tiễn khách quan luôn biến đổi không ngừng dẫn đến việc văn bản quy phạm điều chỉnh về tội phạm này tồn tại một số bất cập, hạn chế.
Do đó, việc nghiên cứu các quy định của pháp luật hình sự Việt Nam hiện hành về tội mua bán người và thực tiễn áp dụng xử lý là cần thiết để đưa ra những giải pháp hoàn thiện pháp luật, nâng cao hiệu quả trong công tác phòng chống tội phạm buôn bán người.
Ngày 29-3-2011, Quốc hội đã thông qua Luật Phòng, chống mua bán người. Các Bộ, ngành chức năng cũng ký kết 2 Thông tư liên tịch trong các năm 2013 và 2014 nhằm hướng dẫn thực hiện Luật Phòng, chống mua bán người trong lĩnh vực điều tra, truy tố, xét xử. Đặc biệt, với BLHS năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) đã quy định rõ các hành vi, bổ sung các tình tiết định khung… về tội mua bán người, đã tạo tiền đề pháp lý cho các hoạt động phòng ngừa và đấu tranh đối với các tội phạm nói chung và tội phạm mua bán người nói riêng.
Theo BLHS năm 2015, mua bán người bao gồm hai hành vi mua và bán, tuy nhiên trong hành vi mua bán này bao gồm rất nhiều công đoạn khác nhau như tuyển dụng, vận chuyển, lưu giữ, tiếp nhận, chuyển giao. BLHS năm 1999 chỉ quy định hành vi mua bán người nói chung mà không bao quát hết nội hàm của hành vi này. BLHS năm 2015 quy định cụ thể hành vi mua bán người như sau:
Nhóm hành vi chuyển giao hoặc tiếp nhận (hành vi chuyển giao là hành vi giao cho người khác nhận; hành vi tiếp nhận là hành vi đón nhận cái từ người khác, nơi khác chuyển đến). Nhóm hành vi này quy định hai hành vi tách biệt nhau “Chuyển giao hoặc tiếp nhận”.
Video đang HOT
Nhóm hành vi tuyển mộ, vận chuyển, chứa chấp (tuyển mộ là lựa chọn, tuyển dụng những người đáp ứng các yêu cầu điều kiện để sử dụng cho một công việc hoặc mục đích khác; vận chuyển là sự di chuyển từ nơi này đến nơi khác; chứa chấp là chứa một cách trái phép).
Nhóm hành vi này đều nhằm các mục đích để giao, nhận tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác; để bóc lột tình dục, cưỡng bức lao động, lấy bộ phận cơ thể của nạn nhân hoặc vì mục đích vô nhân đạo khác. Như vậy, nếu hành vi chuyển giao; tiếp nhận; tuyển mộ; vận chuyển; chứa chấp người không thỏa mãn các mục đích trên thì không cấu thành tội phạm.
Về hình phạt, mức hình phạt tù đối với khoản 1 áp dụng là từ 5 năm đến 10 năm (BLHS năm 1999 là từ 2 năm đến 7 năm); tại khoản 2 từ 08 năm đến 15 năm (BLHS năm 1999 là 5 năm đến 20 năm); khoản 3 từ 12 năm đến 20 năm; khoản 4 phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt quản chế, cấm cư trú từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản (BLHS năm 1999 từ 5 triệu đồng đến 20 triệu đồng).
Đồng thời, BLHS năm 2015 bổ sung thêm một số tình tiết như: tại khoản 2 bổ sung các tình tiết: b) Vì động cơ đê hèn; c) Gây thương tích, gây tổn hại cho sức khỏe hoặc gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%, nếu không thuộc trường hợp quy định tại điểm b khoản 3 Điều này; d) Đưa nạn nhân ra khỏi biên giới của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; đ) Đối với từ 02 người đến 05 người;”
Bổ sung tại khoản 3 các tình tiết: a) Có tính chất chuyên nghiệp; b) Đã lấy bộ phận cơ thể của nạn nhân; c) Gây thương tích, gây tổn hại cho sức khỏe hoặc gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên; d) Làm nạn nhân chết hoặc tự sát; đ) Đối với 06 người trở lên; e) Tái phạm nguy hiểm.
Đỗ Phương
Theo phapluatxahoi
'Dân chiếm đoạt 5 triệu đồng đã xử lý hình sự, còn ở đây chiếm đoạt cả tỷ đồng thì không bị làm sao?'
Đại biểu Nguyễn Mai Bộ nêu vấn đề dân chiếm đoạt 5 triệu đồng thì xử lý hình sự, còn ở đây chiếm đoạt quỹ bảo trì chung cư cả tỷ đồng nhưng không bị làm sao.
Chất vấn Bộ trưởng Phạm Hồng Hà, đại biểu Nguyễn Mai Bộ (đoàn An Giang) đặt vấn đề, theo điều 176 của Luật Nhà ở, thanh tra xây dựng có trách nhiệm thanh tra việc quản lý nhà ở, Bộ Xây dựng chịu trách nhiệm chỉ đạo, tổ chức thực hiện thanh tra chuyên ngành về nhà ở.
Đại biểu đặt vấn đề cơ quan thanh tra xây dựng đã thanh tra và phát hiện để làm 2 việc sau: Yêu cầu ký lại hợp đồng mua, bán tòa nhà chung cư vì vốn dĩ hợp đồng này đã bị vô hiệu hóa do phần diện tích sử dụng chung vốn là của cư dân nhưng hiện nay chủ đầu tư đã chiếm.
Việc làm thứ 2 là chuyển cho cơ quan điều tra hình sự xử lý về tội lạm dụng tín dụng quỹ bảo trì tòa chung cư.
Đại biểu Nguyễn Mai Bộ (đoàn An Giang).
Trả lời vấn đề này, Bộ trưởng Phạm Hồng Hà cho rằng một trong những nguyên nhân gây ra tranh chấp trong quản lý nhà chung cư là một số chủ đầu tư năng lực kém nên cố tình dây dưa không bàn giao quỹ bảo trì nhà chung cư để kiếm lợi nhuận bất hợp pháp, chậm nộp hồ sơ, chậm bàn giao hồ sơ, quỹ bảo trì, không thực hiện tốt nghĩa vụ bảo hành của mình,...
"Đây là những hiện tượng có thực. Thời gian tới, giải pháp kiểm soát ngay từ khâu chúng ta giao cho đấu thầu hoặc giao thầu cho chủ đầu tư thì phải kiểm soát năng lực của chủ đầu tư theo đúng quy định" - ông Phạm Hồng Hà nói.
Theo Luật Kinh doanh bất động sản, năng lực của chủ đầu tư tham gia xây dựng bất động sản đã được quy định rất đầy đủ nên người đứng đầu ngành xây dựng đề nghị các địa phương trong quá trình thực hiện việc này phải kiểm soát tốt hơn để bảo đảm năng lực của nhà đầu tư khi tham gia xây dựng các công trình bất động sản.
Bộ trưởng Phạm Hồng Hà.
Bộ trưởng Phạm Hồng Hà cũng cho biết, trong năm 2018 và 6 tháng năm 2019, Thanh tra Sở Xây dựng Hà Nội và TP.HCM tiến hành kiểm tra 92 dự án chung cư và phạt vi phạm hành chính với số tiền 5,5 tỷ đồng, yêu cầu biện pháp khắc phục hậu quả với 20 chủ đầu tư về hành vi tự ý chuyển đổi công năng, mục đích sử dụng phần sở hữu chung.
Cũng qua thanh tra ở hai thành phố lớn trên xử phạt vi phạm hành chính 1,3 tỷ đồng, yêu cầu áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả với 11 chủ đầu tư không bàn giao, chậm bàn giao, hoặc bàn giao không đầy đủ quỹ bảo trì chung cư cho ban quản trị. Hiện nay, các địa phương chưa chuyển vụ việc nào sang cơ quan điều tra.
Tuy nhiên sáng 5/6, đại biểu Nguyễn Mai Bộ giơ biển tranh luận và nhấn mạnh hành vi chiếm đoạt quỹ bảo trì chung cư đã cấu thành tội phạm trong Bộ luật hình sự. Việc thanh tra không phát hiện ra là do năng lực yếu hoặc không làm hết trách nhiệm.
"Nếu thanh tra xây dựng không phát hiện được thì có thể mời ít nhất 3 đại biểu nêu vấn đề này tham gia đoàn thanh tra, chúng tôi sẽ chỉ rõ" - ông Nguyễn Mai Bộ nói và đề nghị Bộ trưởng nhìn nhận lại vấn đề này "để bảo vệ người nghèo".
"Dân chiếm đoạt 5 triệu đồng đã xử lý hình sự, còn ở đây chiếm đoạt cả tỷ đồng thì không bị làm sao?" - ông Nguyễn Mai Bộ băn khoăn.
Liên quan đến vấn đề này, trong phần trả lời chất vấn và phát biểu làm rõ một số vấn đề đại biểu quan tâm, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng yêu cầu Bộ Xây dựng phối hợp với Bộ Công an, các địa phương, đặc biệt là Hà Nội và TPHCM - nơi có nhiều dự án chung cư chỉ đạo thực hiện nghiêm Chỉ thị 29 của Chính phủ về tăng cường quản lý Nhà nước với công tác quản lý vận hành nhà chung cư.
"Xử lý nghiêm trường hợp vi phạm theo đúng quy định, nhất là vi phạm quỹ bảo trì để bảo vệ lợi ích của cư dân" - Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng nhấn mạnh.
MINH ĐỨC
Theo VTC
Có được đăng ảnh ông Nguyễn Hữu Linh mặc trang phục ngành kiểm sát? Hình ảnh bị can Nguyễn Hữu Linh tràn ngập trên báo chí, các trang mạng xã hội luôn đi cùng với trang phục ngành kiểm sát là không phù hợp. Hình ảnh ông Linh dâm ô bé gái trong tháng máy Bị can Nguyễn Hữu Linh, nguyên là Viện Phó VKSND Thành phố Đà Nẵng đã bị cơ quan CSĐT Công an Quận...