Bỏ lúa trồng hoa đào, nông dân Thường Tín có thu nhập mơ ước
Sau 6 năm triển khai xây dựng nông thôn mới (NTM), huyện Thường Tín (Hà Nội) đã có 24/28 xã được công nhận đạt chuẩn. Năm 2019, huyện tập trung mọi nguồn lực giúp các địa phương còn lại “cán đích”.
Nhiều điểm sáng
Từ 3 tiêu chí đạt và cơ bản đạt là điện, bưu điện và nhà ở (năm 2012), sau 6 năm triển khai thực hiện Chương trình xây dựng NTM, diện mạo xã Nguyễn Trãi giờ đây đã thay đổi rõ rệt, đời sống của nhân dân được nâng cao, 9/9 thôn được công nhận danh hiệu làng văn hóa… Kinh tế – xã hội phát triển, thu nhập bình quân đầu người năm 2018 của xã đạt trên 43 triệu đồng/người/năm, tỷ lệ hộ nghèo giảm chỉ còn 0,97%.
Đến hết năm 2018, cùng với xã Nguyễn Trãi, huyện Thường Tín còn có 4 xã khác là Văn Tự, Vân Tảo, Hiền Giang và Dũng Tiến cũng về đích NTM, nâng tổng số xã đạt chuẩn NTM của huyện lên 24/28 xã.
Còn tại xã Vân Tảo, dù đã đạt chuẩn NTM, nhưng chính quyền và nhân dân đã xác định không dừng lại. Theo Bí thư Đảng ủy xã Vân Tảo Bùi Công Thản, xã đang tiếp tục công tác tuyên truyền, nâng cao chất lượng tiêu chí NTM, tập trung chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi, ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất, quan tâm đến công tác vệ sinh môi trường với mục tiêu xây dựng xã Vân Tảo đạt chuẩn NTM nâng cao.
Người dân cắt tỉa, tạo tán cho các gốc đào cổ thụ trước khi đưa đi trồng ở xã Vân Tảo (huyện Thường Tín, TP.Hà Nội). (ảnh: Hải Đăng)
Được biết, Vân Tảo là một trong những xã có bước phát triển nhanh về nông nghiệp, trong đó phải kể tới việc chuyển đổi các diện tích trồng lúa kém hiệu quả sang trồng hoa đào, với gần 1.000 hô tham gia trồng trên diện tích hơn 100ha, tâp trung chu yếu tai thôn Đông Thai va Nôi Thôn.
Video đang HOT
Theo tính toan sơ bộ của xã Vân Tảo, mỗi ha trồng hoa đao mang lại thu nhâp trung bình tư 900 triệu đến 1,2 ty đồng/năm. Việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng hợp lý đã góp phần tăng thu nhập, góp phần làm giảm tỷ lệ hộ nghèo của xã còn 0,78%.
Phấn đấu nâng chuẩn
Hiện, toàn huyện Thường Tín đang tập trung đầu tư hạ tầng phục vụ phát triển sản xuất của người dân; vận động các hộ sản xuất, các trang trại liên kết, chuyển đổi ruộng đất để hình thành các khu nông nghiệp tập trung, thuận lợi cho sản xuất.
Thường Tín đã hình thành các vùng sản xuất chuyên canh như lúa hàng hóa ở các xã Thắng Lợi, Nghiêm Xuyên; Vùng sản xuất rau an toàn tại các xã Hà Hồi, Tân Minh, Thư Phú; Vùng cây ăn quả tại các xã Chương Dương, Tự Nhiên; Vùng nuôi trồng thủy sản ở xã Nghiêm Xuyên, Dũng Tiến… Trong năm 2019, Thường Tín đang phấn đấu đưa 4 xã còn lại là Hòa Bình, Tiền Phong, Thư Phú, Lê Lợi đạt chuẩn, nâng tổng số xã hoàn thành xây dựng NTM lên 100%. Cả 4 xã này đều là những xã khó khăn nhất của huyện trong thực hiện chương trình xây dựng NTM và hiện mới đạt từ 15 – 16 tiêu chí/xã.
Ông Hoàng Văn Thắng – Bí thư Đảng ủy xã Hòa Bình cho hay, để về đích NTM trong năm 2019, xã đang huy động các nguồn lực để thực hiện 2 tiêu chí chưa đạt. Cụ thể, đối với tiêu chí trường học, xã đang đầu tư xây dựng trường mầm non trung tâm ở thôn Quần Hiền và xây dựng mở rộng trường THCS Hòa Bình.
Đối với tiêu chí về vệ sinh và an toàn thực phẩm, xã đã có kế hoạch đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động và yêu cầu các cơ sở sản xuất kinh doanh, nuôi trồng thủy sản, làng nghề thực hiện các quy định về môi trường.
Ông Kiều Xuân Huy – Chủ tịch UBND huyện Thường Tín cho rằng, mặc dù còn nhiều khó khăn, nhưng huyện và các xã xác định quyết tâm đạt mục tiêu đưa 4 xã còn lại về đích NTM trong năm 2019, trở thành huyện NTM vào năm 2020.
Để hiện thực hóa mục tiêu đó, ông Huy cho biết, huyện sẽ tập trung đôn đốc các xã hoàn thiện và giữ vững các tiêu chí mềm, đặc biệt là 4 xã đang phấn đấu về đích. Bên cạnh đó, huyện sẽ bố trí nguồn vốn các dự án trọng tâm, trọng điểm, hỗ trợ các xã thực hiện đấu giá quyền sử dụng đất để tạo nguồn thu, về đích đúng hẹn.
Theo Danviet
Vĩnh Phúc xây dựng nông thôn mới: Sông Lô gặp khó với 2 xã cuối
Tính đến nay, huyện Sông Lô, tỉnh Vĩnh Phúc đã có 14/16 xã về đích nông thôn mới (NTM). Còn 2 xã là Tứ Yên và Như Thụy gặp khó ở nhiều tiêu chí. Huyện đang nỗ lực "gỡ khó" để 100% số xã đạt chuẩn NTM vào cuối năm 2019 này.
Tứ Yên nhọc nhằn đường về đích
Là một trong hai xã cuối cùng của huyện Sông Lô đăng ký về đích NTM trong năm 2019, nhưng đến thời điểm này, xã Tứ Yên mới đạt 12/19 tiêu chí NTM, còn 7 tiêu chí chưa đạt. Đó là những tiêu chí cần nhiều thời gian và nguồn vốn lớn để hoàn thành, vì vậy để Tứ Yên "cán đích" NTM theo đúng lộ trình đề ra còn rất nhiều khó khăn...
Xã Tứ Yên (Sông Lô, Vĩnh Phúc) đang đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu cây trồng, phát triển kinh tế để về đích NTM. Ảnh: T.S
Ông Nguyễn Tiến Dũng - Bí thư Đảng ủy xã Tứ Yên cho biết: Hiện Tứ Yên vẫn còn rất nhiều hạng mục cơ sở vật chất, hạ tầng kinh tế - xã hội cần phải đầu tư xây dựng để đạt chuẩn NTM năm 2019. Việc bố trí vốn còn thiếu và gặp nhiều khó khăn. Phần lớn dựa vào nguồn ngân sách hỗ trợ của cấp trên phân bổ cho xã; việc huy động từ nhân dân rất khó, vì đa phần, người dân sống dựa vào sản xuất nông nghiệp.
Cụ thể, việc quy hoạch bãi rác của xã, người dân đã đồng thuận, nhưng do khâu tổ chức thực hiện chậm, dẫn đến người dân phản ứng, không đồng thuận... Để giải quyết vấn đề trên, Đảng ủy, chính quyền xã Tứ Yên đã huy động cả hệ thống chính trị vào cuộc; triển khai nhiều giải pháp đồng bộ.
Đến nay, đường giao thông trục xã, ngõ, xóm ở Tứ Yên cơ bản đã cứng hóa xong. Về tiêu chí "cơ sở vật chất văn hóa", sau khi được phê duyệt, xã sẽ tiến hành làm thủ tục thu hồi đất và giải phóng mặt bằng trung tâm thể thao; 9 nhà văn hóa thôn đang tiến hành xây dựng mới và mở rộng khuôn viên các nhà văn hóa theo đúng tiêu chí NTM.
Để Như Thụy "cán đích" đúng hẹn
Tương tự xã Tứ Yên, xã Như Thụy cũng đang gặp rất nhiều khó khăn trên đường về đích NTM. Ông Lưu Thế Toàn - Bí thư Đảng ủy xã Như Thụy cho biết: Khi triển khai xây dựng NTM, xã chỉ đạt 4/19 tiêu chí, Đảng ủy, chính quyền xã xác định để xây dựng thành công NTM, công tác tuyên truyền là rất quan trọng; phát huy quy chế dân chủ, công khai, minh bạch các nguồn lực...
Bên cạnh đó, chỉ đạo bà con tập trung phát triển kinh tế, triển khai có hiệu quả đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp... Nhờ đó, thu nhập bình quân đã đạt trên 27 triệu đồng/người/năm; tỷ lệ hộ nghèo giảm còn hơn 4%".
Tính đến nay, Như Thụy đã đạt 14/19 tiêu chí NTM; còn 5 tiêu chí chưa đạt gồm: Giao thông, cơ sở vật chất văn hóa, môi trường và an toàn thực phẩm, trường học và tổ chức sản xuất. Với tiêu chí "Giao thông", xã đã cứng hóa được 3,4km đường trục xã, 5,7km đường trục thôn, 74% đường ngõ, xóm và km đường giao thông nội đồng. Xã cần cứng hóa 12,8km đường trục xã, 3,4km đường trục thôn và 1,6km đường nội đồng để đạt chuẩn.
Để đạt chuẩn tiêu chí trường học, cần phải xây dựng trường mầm non và trường THCS đạt chuẩn quốc gia. Về tiêu chí "Tổ chức sản xuất", trên địa bàn xã có 1 HTX thành lập từ năm 2012 hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp và môi trường, liên tục có lãi trong những năm gần đây. Tuy nhiên, chưa có mô hình liên kết gắn với tiêu thụ nông sản chủ lực đảm bảo bền vững. Trong tiêu chí "Môi trường và an toàn thực phẩm", xã còn 4/8 chỉ tiêu chưa hoàn thành.
Theo Danviet
TT-Huế: Trồng đậu bắp chữa tiểu đường, mỡ máu, có thu nhập đều tay Thực hiện chủ trương chuyển đổi cơ cấu cây trồng, nhiều nông dân tỉnh Thừa Thiên - Huế đã phát triển diện tích trồng đậu bắp, mang lại hiệu quả kinh tế cao. Trên cánh đồng xã Quảng Thọ (huyện Quảng Điền) phủ một màu xanh bát ngát của đậu bắp. Người dân địa phương cho biết, đây là loại cây khá dễ...