Bỏ lỡ đà phát triển của đất nước là có tội với nhân dân
“Hiện nay, thế và lực của Việt Nam đã khác nhiều so với mấy chục năm về trước, chúng ta đã có đà để đưa đất nước phát triển giàu mạnh, bởi vậy nếu bỏ lỡ cơ hội này là có tội với nhân dân.
Tôi hy vọng Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII sẽ có nhiều quyết sách chiến lược và từ đà này, đất nước ta sẽ cất cánh, bước tới giai đoạn phát triển mới”.
Đó là chia sẻ của PGS. TS Trần Hậu, nguyên Giám đốc Trung tâm nghiên cứu lý luận (Uỷ ban Trung ương MTTQ Việt Nam) về niềm tin, kỳ vọng và những trăn trở trước thềm Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII.
Quyết tâm cao, động lực mạnh mẽ
Mới đây, trong bài viết với tiêu đề: “Chuẩn bị và tiến hành thật tốt Đại hội XIII của Đảng, đưa đất nước bước vào một giai đoạn phát triển mới”, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng đã đề cập nhiều vấn đề, trong đó nhấn mạnh đến những bài học kinh nghiệm và phương hướng, nhiệm vụ trong nhiệm kỳ tới. Các nội dung này đã nhận được sự đồng tình, ủng hộ của nhân dân và nhiều cán bộ, đảng viên.
Theo PGS. TS Trần Hậu, nhân dân rất kỳ vọng vào Đại hội Đảng lần thứ XIII. Đây là đại hội đánh dấu bước chuyển quan trọng trong công tác xây dựng Đảng. Chúng ta đã đi qua chặng đường 35 năm đổi mới. Nếu trước đây, Đảng và Nhà nước phải lo cho dân được ăn no, mặc ấm; bây giờ đủ ăn rồi thì lo cho phát triển, giàu mạnh.
Từ chỗ đói ăn, Đảng và Nhà nước còn lo được – mặc dù đây là nhiệm vụ rất khó khăn – nhưng từ chỗ đủ ăn để lo cho đất nước cất cánh thì con đường còn dài, còn khó khăn, thử thách hơn gấp bội. Bởi vậy Đại hội XIII của Đảng phải có quyết tâm rất cao, trách nhiệm rất nặng nề.
Ngay từ tháng 12/1986, ại hội lần thứ VI của Đảng đã đánh dấu sự đổi mới quan trọng của ảng trong lãnh đạo chính trị, tư tưởng. Với tinh thần “nhìn thẳng vào sự thật, đánh giá đúng sự thật, nói rõ sự thật”, Đại hội đã nêu khẩu hiệu: “Đổi mới hay là chết”. Bây giờ quyết tâm phải cao hơn thế.
Muốn đất nước giàu mạnh, Đảng phải có quyết tâm cao, động lực mạnh mẽ, phải có sự đoàn kết, đồng lòng. “Để huy động được sức mạnh của gần 100 triệu dân, trước hết phải có đoàn kết trong Đảng, từ đó mới có thể khơi dậy được sức mạnh đoàn kết, đồng lòng của toàn dân tộc và mở rộng đoàn kết quốc tế…
Muốn thế Đảng phải thực sự trong sạch, vững mạnh theo tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Tôi tin Đảng ta có thể làm được, vì Đảng ta đã trưởng thành, nhân dân cũng trưởng thành, dân tộc ta đang lớn mạnh lên”- PGS.TS Trần Hậu khẳng định.
Phải có cơ chế phù hợp, đội ngũ cán bộ đủ năng lực
Video đang HOT
Nhắc lại câu nói của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng: “Với tất cả sự khiêm tốn, chúng ta vẫn có thể khẳng định, đất nước ta chưa bao giờ có được cơ đồ, tiềm lực, vị thế và uy tín quốc tế như ngày nay”, ông Hậu cho rằng, để có được thành quả này là nhờ vào sự lãnh đạo sáng suốt và đường lối đúng đắn, sáng tạo của Đảng.
Từ một nước nhỏ bé, nghèo nàn, lạc hậu, ngày nay Việt Nam đã vươn lên trở thành một nước đang phát triển, có thu nhập trung bình, có quan hệ với hầu hết các nước trên thế giới. Thế và lực của Việt Nam hiện nay đã khác nhiều so với mấy chục năm về trước, chúng ta đã có đà để đưa đất nước phát triển giàu mạnh.
Bởi vậy nếu bỏ lỡ cơ hội này là có tội với nhân dân. Tôi hy vọng Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII sẽ có nhiều quyết sách chiến lược và từ đà này, đất nước ta sẽ cất cánh để bước vào giai đoạn phát triển mới.
Nhưng để làm được điều này, theo PGS.TS Trần Hậu, Đảng phải có đội ngũ cán bộ cốt cán đầu tàu, gương mẫu, làm việc gì cũng dựa vào dân. Bác Hồ đã từng căn dặn có việc gì khó cứ đến hỏi dân, vì dân biết hết mọi chuyện.
Trong nhiều việc lớn, các cơ quan nhà nước nghĩ mãi không ra, nhưng khi hỏi dân là biết cách làm. Nhưng hiện nay, một số cán bộ của chúng ta không hỏi dân. Có thể vì ngại, vì không muốn và cũng có thể vì tâm lý cho rằng, “hỏi dân lại thêm phức tạp”… Từ đó ban hành những chủ trương chưa chắc đã hợp lòng dân, rồi rơi vào tình trạng quan liêu, xa dân.
Năm 1951, trong diễn văn bế mạc Đại hội Đảng lần thứ II tại Việt Bắc, Bác Hồ đã nhấn mạnh: Có thể tóm tắt toàn bộ mục đích của Đảng trong 8 chữ: “Đoàn kết toàn dân, phụng sự Tổ quốc”. Trên tinh thần này, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng một lần nữa nhắc lại những bài học kinh nghiệm được rút ra từ các nhiệm kỳ trước, trong đó Đảng phải chăm lo đầy đủ và sâu sắc đến đời sống, lợi ích của nhân dân; xây dựng mối quan hệ gắn bó máu thịt với nhân dân; dựa vào dân để xây dựng Đảng…
Đề ra phương hướng, nhiệm vụ của nhiệm kỳ Đại hội XIII và giai đoạn sắp tới, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước nhấn mạnh, Báo cáo chính trị trình ra Đại hội lần này đề ra mục tiêu tổng quát là nâng cao năng lực lãnh đạo, năng lực cầm quyền và sức chiến đấu của Đảng; xây dựng Đảng và hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh toàn diện; củng cố niềm tin của nhân dân đối với Đảng, Nhà nước, chế độ xã hội chủ nghĩa…
Cho rằng những định hướng mà Tổng Bí thư, Chủ tịch Nguyễn Phú Trọng đề ra đều rất đúng và trúng, nhưng ông Trần Hậu cũng bày tỏ băn khoăn, liệu khi thực hiện có triển khai đúng tinh thần đó hay không? Vừa đây, trong giai đoạn chuẩn bị đại hội Đảng bộ cấp tỉnh và thành phố đã có một số biểu hiện không lành mạnh.
Đơn cử như Tỉnh ủy Quảng Bình thông qua việc tặng quà cho các đại biểu và khách mời dự đại hội Đảng bộ của tỉnh này mỗi người một chiếc cặp trị giá 3,5 triệu đồng, với tổng số tiền dự chi khoảng 2,2 tỷ đồng. Trong khi Đảng ta đang quyết liệt chống lãng phí, tiêu cực mà đề xuất tiêu tiền của dân như thế thì có phải vì nước, vì dân hay không? Mặc dù việc này đã được Tỉnh ủy Quảng Bình dừng lại, nhưng nó đã gây dư luận không tốt trong nhân dân.
PGS.TS Trần Hậu cũng cho biết, ông rất tâm đắc với câu nói của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước cho rằng: không thể đổ lỗi cho cơ chế, bởi cũng cơ chế đó, nhưng có nơi làm tốt, có nơi lại để xảy ra tham nhũng. Do vậy, vai trò của người đứng đầu là vô cùng quan trọng.
“Cơ chế và con người là hai vấn đề luôn gắn kết và bổ sung cho nhau. Phải có cơ chế chặt chẽ, phù hợp và đội ngũ cán bộ đủ năng lực để hoạch định và thực hiện cơ chế đó. Trong thực hiện phải luôn đặt lợi ích nhân dân lên trên hết thì không việc gì không làm được – từ việc to đến việc nhỏ.
Khi đã có cơ chế đúng, đội ngũ cán bộ thực sự vì dân, vì nước thì tôi tin Đảng sẽ luôn vững mạnh để đưa đất nước bước vào một giai đoạn phát triển mới vì mục tiêu “Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”, thực hiện thành công tâm nguyện của Chủ tịch Hồ Chí Minh và ước vọng của toàn dân tộc” – PGS.TS Trần Hậu tin tưởng.
Dân muốn biết nhân sự được giới thiệu vào Trung ương đã làm được gì?
Ông Ngô Văn Sửu nhấn mạnh về việc giới thiệu đúng người, bổ nhiệm đúng vị trí trong công tác nhân sự cho Đại hội Đảng sắp tới.
Công tác cán bộ luôn được dư luận quan tâm, đặc biệt là trước thời điểm Đại hội Đảng khóa 13.
Như Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng trong bài phát biểu mới đây về vai trò của công tác nhân sự đã nhấn mạnh: "Trong bất cứ giai đoạn cách mạng nào, ở bất kỳ lĩnh vực, địa phương nào, cán bộ bao giờ cũng đóng vai trò quyết định; công tác cán bộ không chỉ là khâu then chốt trong công tác xây dựng Đảng mà còn là mắt xích trọng yếu trong toàn bộ hoạt động của Đảng, nhân tố quyết định sự thành bại của cách mạng".
Ông Ngô Văn Sửu - nguyên Vụ trưởng Vụ 1, Ủy viên Ủy ban Kiểm tra Trung ương. Ảnh: giaoduc.net.vn
Với 60 năm tuổi Đảng, nhiều năm gắn bó với vị trí thanh, kiểm tra trong Đảng, ông Ngô Văn Sửu - nguyên Vụ trưởng Vụ 1, Ủy viên Ủy ban Kiểm tra Trung ương bày tỏ sự quan tâm đặc biệt đến việc lựa chọn nhân sự, đặc biệt là các nhân sự được giới thiệu vào Trung ương tới đây
Ông nêu thực tế: "Sự sụp đổ của chế độ xã hội chủ nghĩa tại Liên Xô đã cho chúng ta rất nhiều bài học, trong đó có bài học về việc lựa chọn cán bộ.
Đảng có mạnh hay không thì một trong vấn đề then chốt có ý nghĩa quyết định là xây dựng và thực hiện tốt chiến lược công tác cán bộ, nhất là cán bộ chủ chốt".
Vị nguyên Vụ trưởng Vụ 1, Ủy viên Ủy ban Kiểm tra Trung ương nhấn mạnh, Bác Hồ đã nói "Muôn việc thành, bại đều do công tác cán bộ".
Làm sao lựa chọn được người cán bộ vừa có tài, vừa có đức để phục vụ cho sự nghiệp của Đảng, của đất nước và nhân dân là nhiệm vụ rất khó.
Từ Đại hội Đảng lần thứ XII đến nay, có đến gần 100 cán bộ thuộc diện Trung ương quản lý vi phạm đến mức kỷ luật, kể cả xử lý hình sự.
Thực tế trên cho thấy, dù đã có nhiều thay đổi, cố gắng nhưng chúng ta chưa đạt yêu cầu, hay nói cách khác vẫn còn để lọt vào cơ quan cao cấp của Đảng, Nhà nước những cán bộ không tốt, có biểu hiện suy thoái về đạo đức, đặt lợi ích cá nhân cao hơn lợi ích dân tộc.
Ông Sửu cho rằng: "Cán bộ mà vừa được bổ nhiệm lên vị trí cao hơn đã "tâm tư" về chế độ xe cộ, đãi ngộ thì cũng đủ biết cán bộ đó thế nào?
Cán bộ đối xử với người dân trong khu phố, với gia đình như như thế nào dân cư quanh đó phải biết.
Còn nếu sống ở biệt thự xa hoa, làm quan các vị và gia đình không tiếp xúc với người dân quanh đó thì nó cũng phần nào nói lên con người của các vị ra sao", ông Sửu nói.
Vì thế, theo ông Sửu, phải xem xét rất cụ thể, phân tích rất chi tiết, từng giai đoạn của cán bộ nhân sự được giới thiệu.
"Cán bộ đó được giao nhiệm vụ có hoàn thành không hay báo cáo hoàn thành tốt nhiệm vụ nhưng thực tế ở ngành anh phụ trách thì quản lý yếu kém, dự án triển khai thì bết bát thua lỗ?
Lãnh đạo địa phương thì lùm xùm ưu ái cho doanh nghiệp sân sau trúng thầu dự án...?
Tôi mong rằng, từng nấc thang tiến lên của cán bộ được giới thiệu vào Trung ương sẽ được đánh giá rất cụ thể, chi tiết.
Anh làm chủ tịch, bí thư tỉnh, cả một khóa nhưng dấu ấn không có gì nổi bật. Trong khi đó, địa phương lại tồn tại vi phạm về đất đai, thất thoát nguồn lực thì có nên tiếp tục giới thiệu vào Trung ương không?
Hay có vị "án binh bất động", nói không làm hoặc chỉ "đi nhẹ, nói khẽ", không làm gì hết nhưng vẫn tín nhiệm cao, vẫn hoàn thành nhiệm vụ thì rõ ràng không phản ánh đúng bản chất vấn đề.
Vì thế, nếu không xem xét, phân tích cụ thể thì làm sao đánh giá được con người, làm sao đặt họ đúng vị trí sở trường", ông Sửu phân tích.
Theo ông Sửu, chúng ta đang tiến tới Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII, trong đó công tác nhân sự bao giờ cũng được quan tâm hàng đầu bởi đó là sự kế tiếp của đội ngũ lãnh đạo mới để lãnh đạo sự nghiệp cách mạng trong giai đoạn mới.
Người dân đều mong mỏi việc lựa chọn cán bộ phải dựa vào thực chứng ở từng vị trí cụ thể, chứ không phải những tiêu chí hình thức chung chung.
Cách thức làm công tác nhân sự phải hết sức dân chủ, minh bạch mới có thể chọn được cán bộ phù hợp đủ đức, đủ tài.
Về lâu dài, theo vị nguyên Ủy viên Ủy ban kiểm tra Trung ương: "Việc lựa chọn cán bộ nhân sự trong Đảng cần phải có sự đổi mới thay vì chủ yếu dựa vào quy hoạch như hiện nay. Nếu cứ làm theo quy hoạch, làm tuần tự thì có thể dễ bỏ sót người tài".
Lãnh đạo các nước tiếp tục gửi Điện, Thư mừng nhân dịp kỷ niệm 75 năm Quốc khánh nước ta Nhân dịp kỷ niệm 75 năm Quốc khánh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2/9/1945-2/9/2020), lãnh đạo các nước Singapore, Ukraina, Cộng hòa Bolivariana Venezuela, Cộng hòa Azerbaijan, Cộng hòa Armenia, Cộng hòa Kazakhstan, Cộng hòa Ba Lan, Cộng hòa Estonia, Hungary, Cộng hòa Thổ Nhĩ Kỳ, Rumani đã có Điện và Thư mừng gửi Lãnh đạo Đảng, Nhà nước...