Bỏ Liên Quân sang Tốc Chiến, đồng hương Faker mới chỉ đạt Rank Kim Cương với lý do khá phũ
Những khác biệt lớn giữa Liên Quân và Tốc Chiến có thể khiến các tuyển thủ chuyên nghiệp cũng phải bất ngờ.
Ở thời điểm hiện tại, khi mà các giải Liên Quân quốc nội đã kết thúc để hướng về sân chơi AIC 2020 thì cũng là lúc mà nhiều tuyển thủ phải xác định hướng đi mới. Đối với những cá nhân có thành tích thi đấu không tốt trong mùa giải vừa qua thì họ buộc phải lựa chọn: tiếp tục đợi lời mời hoặc là chuyển hẳn sang bộ môn eSports, trường hợp xấu nhất thì họ có thể tuyên bố giã từ sự nghiệp để theo đuổi công việc stream. Rush là một điển hình của những tuyển thủ Liên Quân “hết thời” dù kỹ năng vẫn tiệm cận ở nhóm đầu trong số các cá nhân chuyên đi rừng.
Rush từng vô địch Liên Quân thế giới – AWC 2018, lọt sâu ở các giải AIC và AWC sau đó.
Kể từ ngày Riot công bố Open Beta Liên Minh: Tôc Chiến ở một loạt nước Đông Nam Á cũng như Nhật Bản, Hàn Quốc thì người ta chứng kiến một làn sóng “chuyển hướng” chưa từng có. Hàng loạt những KOLs đình đám của làng game MOBA lựa chọn Tốc Chiến như là một hướng đi mới mang lại thêm lượng fan mới. Rush và người đồng hương HAK đều tới từ Hàn Quốc đã trở thành những tuyển thủ AOV nổi tiếng nhất tìm tới Tốc Chiến.
Rush và người đồng hương HAK chơi Tốc Chiến từ đợt Closed Beta.
Video đang HOT
Rush vẫn đi rừng, HAK vẫn đi mid khi luyện Tốc Chiến.
Bảng thành tích của cặp đôi này là quá đỗi ấn tượng: vô địch AWC 2018, liên tục lọt sâu ở những giải như AIC 2018, AWC 2019 cũng như kinh nghiệm lão luyện khi là ngoại binh ở cả GCS lẫn RPL. Thế nhưng theo như chia sẻ từ chính thần rừng Rush thì thành tích của anh chàng này ở bộ môn Tốc Chiến mới chỉ dừng lại ở bậc Kim Cương mà thôi. Đây là thành tích khá khiêm tốn và chính Rush cũng phải thừa nhận, mong rằng quá trình luyện tập sẽ giúp anh nâng cao thứ hạng hơn nữa.
Rush mới đạt mức Rank khá khiêm tốn bên Tốc Chiến.
Trong một bài đăng mới đây, Rush cũng thừa nhận lý do khiến thành tích Rank Tốc Chiến chỉ ở mức Kim Cương sau khi chơi hàng trăm trận đấu.
“Tôi từng là tuyển thủ chuyên nghiệp của ROV, giờ tôi đang thử thách bản thân với Tốc Chiến. Tôi dự tính vẫn sẽ đảm nhận vai trò đi rừng. Nếu như việc đi rừng trong ROV có nhiệm vụ phải gánh cả đội, nhưng trong Tốc Chiến thì người đi rừng phải hỗ trợ nhiều hơn cho các đồng đội. Điều này khiến tôi phải mất thời gian để thay đổi. Vì đang trong giai đoạn bắt đầu chơi nên thứ hạng của tôi chỉ dừng ở bậc Kim Cương. Tôi sẽ cố gắng cải thiện dần và cung cấp các mẹo hữu ích khi chơi cho các bạn.”
Tốc độ phát triển của tướng đi rừng bên Tốc Chiến có sự cân bằng so với các lane khác.
Quả thật, những nhận định của Rush là hoàn toàn chính xác. Vị trí đi rừng ở Tốc Chiến không sở hữu sức mạnh quá “thần thánh” như Liên Quân. Cần nói thêm, lối chơi farm thật nhanh rồi gank bên Liên Quân, kèm cơ chế mua đồ nhanh đã khiến độ chênh lệch sức mạnh giữa người đi rừng và các đồng đội có khoảng cách đáng kể chỉ sau 3 phút đầu. Chính lối chơi phụ thuộc cực lớn vào độ “xanh” của đồng đội đi rừng là nguyên nhân khiến nhiều người chơi Liên Quân ở các vị trí khác cảm thấy ức chế, bất công.
Ngược lại, Tốc Chiến áp dụng cơ chế mua đồ trái ngược (tướng bị hạ hoặc hồi về). Điều này khiến giai đoạn đầu trận thì việc cạnh tranh ảnh hưởng giữa vị trí đi rừng với các lane khác có sự cân bằng hơn nhiều.
Game thủ Liên Minh: Tốc Chiến sẵn sàng bỏ tận nửa tỷ chỉ để mua nick-name 'Faker'
Giá trị thương hiệu của Faker chưa bao giờ khiến cộng đồng thôi bất ngờ.
Một trong những mối quan tâm lớn nhất của game thủ chính là nick-name trong game. ID của một game thủ không chỉ là nơi thể hiện cá tính của mỗi người chơi. Một trong những thú vui của người chơi LMHT là cosplay các tuyển thủ nổi tiếng. Không ít người chơi sử dụng ID theo tên thần tượng của mình, chẳng hạn như: SKT Faker1, Uzi1, Marin1...
Tuy nhiên, để sở hữu một cái tên "hàng hiệu", tức là nick-name chuẩn tên tuyển thủ mà không phải thêm tiền tố, hậu tố, thì không phải chuyện dễ dàng. Chẳng hạn, nếu ở máy chủ Hàn Quốc, người chơi mặc nhiên sẽ không có cơ hội sở hữu tài khoản mang tên Faker, bởi Riot Games đã cấp sẵn tài khoản này cho Quỷ Vương. Nhưng ở các máy chủ khác thì câu chuyện lại không đơn giản như vậy, việc tranh giành cái tên Faker để "hóa thân" thành huyền thoại số 1 của làng Esports Hàn Quốc gần như là một cuộc chiến không hồi kết.
Nhưng điều thú vị là, cuộc chiến này thậm chí đã lan sang cả Liên Minh: Tốc Chiến. Trong thời gian gần đây, rất nhiều bài đăng trên các diễn đàn MXH của game thủ Trung Quốc đều xuất hiện những nội dung tương tự nhau, đó là đặt tiền để săn nick-name của tuyển thủ LMHT nổi tiếng.
Dù Liên Minh: Tốc Chiến còn chưa ra mắt tại Trung Quốc, nhưng thời gian gần đây, câu chuyện tranh chấp nick-name của cộng đồng game thủ thì đã sôi động lắm rồi. Một trong 2 cái tên bị "tranh giành" nhiều nhất là Uzi và Faker.
Rất nhiều game thủ tuyên bố sẵn sàng bỏ ra tới 10.000 Nhân dân tệ để sở hữu những ID của game thủ nổi tiếng. Thậm chí, mới đây, một game thủ còn chi hẳn 150.000 Nhân dân tệ (khoảng 526 triệu VNĐ) để mua tại ID Faker từ bất kỳ game thủ nào sở hữu cái tên này.
Điều đó có nghĩa là ngay vào thời điểm Liên Minh: Tốc Chiến ra mắt máy chủ Trung Quốc, người chơi nào nhanh tay sở hữu ID Faker có thể bán lại cái tên đó để hưởng số tiền 15 vạn tệ mà chẳng mất một giọt mồ hôi.
Có thể dễ dàng nhận thấy, ngay cả khi Trung Quốc và Hàn Quốc luôn xem nhau như kình địch ở bộ môn LMHT, nhưng sức ảnh hưởng của Faker tại xứ sở tỉ dân thì không hề bị ảnh hưởng bởi vấn đề này. Giá trị thương hiệu của anh từ lâu đã vượt ra ngoài ranh giới của các khu vực, và đôi khi nó được thể hiện ngay từ những câu chuyện nhỏ nhất, điển hình là trường hợp "đặt tiền mua tên" nói trên.
Game thủ Việt giật Top 1 Rank Liên Minh: Tốc Chiến server Sea, số trận leo Kim cương khiến CĐM "đứng tim" Đúng là con đường leo rank của Liên Minh: Tốc Chiến không hề dễ dàng một tí nào. Sự khốc liệt của leo rank trong Liên Minh Huyền Thoại phiên bản PC là đã quá đỗi nổi tiếng và yếu tố này sẽ được giữ nguyên trong phiên bản Mobile là Liên Minh: Tốc Chiến. Tất nhiên, con đường cày rank trong phiên...