Bộ LĐ-TB-XH rà soát người tiếp xúc với F1 đến F5 để phòng Covid-19
Trước diễn biến phức tạp của dịch Covid-19, từ hôm nay, 9.3, Bộ LĐ-TB-XH yêu cầu hoãn tất cả các cuộc họp, hội nghị; rà soát những người tiếp xúc trực tiếp với bệnh nhân như F1, tiếp xúc gần với F2 – F5.
Bộ LĐ-TB-XH hoãn tất cả các cuộc họp từ hôm nay, 9.3 – Ảnh Molisa
Theo công văn của Bộ LĐ-TB-XH, ngoài đẩy mạnh công tác tuyên truyền, cảnh báo và thực hiện biện pháp phòng, chống dịch bệnh Covid-19, các đơn vị của Bộ thực hiện rà soát toàn bộ công chức, viên chức và người lao động sinh sống ở khu vực có thể tiếp xúc với những người đã được công bố bị nhiễm bệnh (nếu có) để yêu cầu nghiêm túc thực hiện việc cách ly theo hướng dẫn của cơ quan y tế địa phương và kịp thời báo cáo Bộ.
Cụ thể, xác định các đối tượng sau: những người tiếp xúc gần với bệnh nhân như F1; tiếp xúc gần với F1, F2; tiếp xúc gần với F2, F3; tiếp xúc gần với F3, F4; tiếp xúc gần với F4, F5…
Người tiếp xúc gần với bệnh nhân phải cách ly tại bệnh viện và lấy mẫu xét nghiệm như một ca bệnh Covid-19. Các trường hợp F4 và F5 cách ly tại nhà 14 ngày và kiểm tra thân nhiệt 1 ngày 2 lần.
Video đang HOT
Trong trường hợp có công chức, viên chức và người lao động thuộc trường hợp như vừa nêu hoặc nghi nhiễm, bị nhiễm bệnh Covid-19, đơn vị cần thông báo kịp thời cho cơ quan y tế để tiến hành khử trùng cơ quan và thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch bệnh Covid-19 theo quy định.
Thực hiện nghiêm nguyên tắc chống dịch là ngăn chặn, phát hiện, cách ly, khoanh vùng và dập dịch, từ hôm nay, 9.3, Bộ LĐ-TB-XH tạm hoãn các cuộc họp, các hội nghị, hội thảo tập trung đông người cho đến khi có thông báo mới.
Các đơn vị tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin để vừa đảm bảo công tác phòng, chống dịch bệnh Covid-19, vừa đảm bảo thực hiện đầy đủ, đúng tiến độ, đạt chất lượng công tác chuyên môn của đơn vị và của Bộ. Thường xuyên nắm bắt tình hình, diễn biến dịch Covid-19 để kịp thời báo cáo và đề xuất với Bộ các biện pháp phù hợp.
Theo Thanh niên
Việt Nam đã sớm thực hiện nhiều biện pháp hiệu quả
Tổng Giám đốc WHO Tedros Adhanom đánh giá cao việc Việt Nam đã tiến hành ngay từ sớm nhiều biện pháp hiệu quả, đặc biệt là các cam kết chính trị của Lãnh đạo cấp cao và sự quyết tâm, vào cuộc quyết liệt của các ngành, các cấp và các địa phương, nhờ đó giúp kiểm soát dịch bệnh.
Tổng Giám đốc WHO Tedros Adhanom đánh giá cao việc Việt Nam đã tiến hành ngay từ sớm nhiều biện pháp hiệu quả.
Theo TTXVN, trong khuôn khổ chuyến công tác tại Geneva, Thụy Sĩ, Trợ lý Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Quang Hiệu ngày 6/3 đã có cuộc gặp và làm việc với Tổng Giám đốc Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) Tedros Adhanom Ghebreyesus tại trụ sở của WHO ở Geneva.
Trong cuộc gặp, Trợ lý Bộ trưởng Phạm Quang Hiệu bày tỏ cảm ơn sự hợp tác chặt chẽ và hỗ trợ to lớn của WHO cho ngành y tế Việt Nam, nhất là trong các lĩnh vực chăm sóc sức khỏe nhân dân, phòng chống dịch bệnh, đào tạo và nâng cao năng lực cán bộ y tế ở các tuyến.
Đồng thời, Trợ lý Bộ trưởng đã thông báo các nỗ lực và biện pháp đồng bộ của Việt Nam, hợp tác của ASEAN trong việc phòng chống và kiểm soát dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp COVID-19. Bên cạnh đó, Trợ lý Bộ trưởng đề nghị WHO tiếp tục chia sẻ thông tin, hỗ trợ kỹ thuật và cung cấp trang thiết bị y tế giúp phòng ngừa và kiểm soát dịch bệnh.
Về phần mình, Tổng Giám đốc WHO Tedros Adhanom đánh giá cao việc Việt Nam đã tiến hành ngay từ sớm nhiều biện pháp hiệu quả, đặc biệt là các cam kết chính trị của Lãnh đạo cấp cao và sự quyết tâm, vào cuộc quyết liệt của các ngành, các cấp và các địa phương, nhờ đó giúp kiểm soát dịch bệnh.
Việt Nam đã chữa khỏi 16 ca bệnh, chưa có bệnh nhân nào tử vong vì COVID-19.
Tổng Giám đốc WHO hoan nghênh sự phối hợp hiệu quả giữa các nước ASEAN và vai trò Chủ tịch tích cực của Việt Nam trong lĩnh vực này là rất quan trọng, đã góp phần kiểm soát dịch COVID- 19 trong khu vực. Bên cạnh đó, Tổng Giám đốc WHO cho biết đã khuyến nghị Liên minh châu Phi tham khảo mô hình phối hợp của ASEAN nhằm kiểm soát dịch tại châu Phi.
Về triển vọng, Tổng Giám đốc WHO cho rằng, tình hình diễn biến của dịch COVID-19 sẽ còn rất phức tạp, do đây là một chủng virus hoàn toàn mới, các nhà khoa học đang làm việc rất tích cực để phân tích về đặc tính của chủng virus này và cũng cần thời gian để đánh giá chủng này có tính chất theo mùa hay không, nhằm tìm ra phương pháp điều trị và phòng ngừa. Chính vì vậy, hiện chưa thể đánh giá được khi nào dịch bệnh COVID-19 có thể được khống chế.
Ông khẳng định WHO sẵn sàng tiếp tục hợp tác, chia sẻ với các nước những thông tin, đánh giá và kết quả nghiên cứu liên quan đến COVID-19 để góp phần phòng chống hiệu quả dịch bệnh này.
Trong một diễn biến liên quan, ngày 7/3, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho biết việc áp đặt các biện pháp kiềm chế và kiểm soát nghiêm ngặt có thể giúp giảm đáng kể tốc độ lây lan hoặc ngăn chặn hoàn toàn sự lây lan của dịch viêm đường hô hấp cấp (COVID-19) trong bối cảnh trên toàn cầu đã ghi nhận hơn 100.000 trường hợp bị nhiễm dịch bệnh này.
Theo WHO, nhiều nước đang chứng minh cho cả thế giới về việc có thể hạn chế tốc độ lây lan và những ảnh hưởng do COVID-19 bằng việc thực hiện các biện pháp kiềm chế và kiểm soát nghiêm ngặt như huy động toàn xã hội tìm kiếm những người bị ốm và đưa họ đi chữa trị, theo dõi các cuộc tiếp xúc, chuẩn bị các bệnh viện và các phòng khám chữa bệnh, đào tạo đội ngũ y tế để ứng phó trong trường hợp số bệnh nhân gia tăng. Việc kiềm chế và làm chậm tốc độ lây lan sẽ giúp có nhiều thời gian hơn để chuẩn bị cho việc ứng phó với dịch bệnh hay tìm ra những phương pháp điều trị.
Để đối phó với COVID-19, WHO khẳng định sẽ tiếp tục hợp tác với tất cả các nước, các đối tác và các chuyên gia y tế để phối hợp các hoạt động, đưa ra những khuyến nghị, phân phối các nguồn cung ứng, chia sẻ kinh nghiệm và thông tin cho công chúng để họ có thể tự bảo vệ mình cũng như thực hiện các biện pháp phòng chống dịch bệnh khác./.
Theo baochinhphu
Thực hư chuyện "thổi" giá 30 triệu đồng/khóa thi bằng lái xe ôtô Kể từ đầu năm 2020, số lượng người đăng ký học lái xe bỗng dưng tăng đột biến khiến nhiều trung tâm đào tạo rơi vào tình trạng quá tải. Đặc biệt, nắm bắt được nhu cầu tăng mạnh, không ít kẻ môi giới, cò mồi đã "thổi" giá học phí lên mức cao chót vót 30 triệu đồng/khóa. Nhiều thay đổi trong...