Bộ Lao động: ‘Quy định phi công nghỉ việc phải báo trước 4 tháng là vi hiến’
Lãnh đạo Bộ Lao động cho rằng, quy định của Bộ Giao thông vi phạm Luật Lao động và Hiếp pháp 2013.
Thứ trưởng Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội Doãn Mậu Diệp vừa có công văn trả lời Bộ Tư pháp về việc đánh giá tính hợp pháp của thông tư 21 của Bộ Giao thông Vận tải.
Thông tư 21 nêu việc nhân viên hàng không trình độ cao nếu đơn phương chấm dứt hợp đồng phải thông báo bằng văn bản ít nhất 120 ngày trước ngày dự kiến chấm dứt hợp đồng, để người khai thác tàu bay lập kế hoạch duy trì hoạt động theo kế hoạch đã được phê duyệt.
Ngoài ra, việc đơn phương chấm dứt hợp đồng nếu kết thúc vào tháng 6, tháng 7 thì hợp đồng sẽ kéo dài đến hết tháng 7 của năm đó. Trường hợp thời hạn kết thúc hợp đồng vào tháng 1 hoặc tháng 2 thì thời hạn hợp đồng sẽ kéo dài đến hết tháng 2 của năm đó.
Theo Bộ Lao động, quy định này là không phù hợp Bộ luật Lao động năm 2012 và Hiến pháp năm 2013.
Cụ thể, tại điều 37 của Bộ luật Lao động năm 2012, thời hạn người lao động phải báo trước khi đơn phương chấm dứt hợp đồng tùy thuộc vào loại hợp đồng sẽ có các thời hạn: ít nhất 3 ngày làm việc; ít nhất 30 ngày; ít nhất 45 ngày; hoặc theo thời hạn quy định tại Điều 156 Bộ luật Lao động.
Cũng theo Bộ Lao động, hợp đồng lao động bị kéo dài thêm từ 1 đến 2 tháng khi kết thúc thời hạn báo trước là vi phạm các quy định về hợp đồng lao động. Đó là quy định người lao động phải tiếp tục làm việc khi hợp đồng lao động đã chấm dứt.
Video đang HOT
Ngoài ra, theo Hiến pháp năm 2013, việc hạn chế quyền của con người phải được quy định trong trường hợp cần thiết vì lý do an ninh quốc phòng. Thông tư 21 của Bộ Giao thông đã hạn chế quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động của người lao động mà không phải vì lý do trên.
Một số phi công không đồng tình quy định đơn phương nghỉ việc phải báo trước 4 tháng. (Ảnh: VnExpress)
Trong công văn trả lời, lãnh đạo Bộ Lao động cũng nhấn mạnh, trước đây, khi Bộ Giao thông xây dựng thông tư số 21, Bộ Lao động đã góp ý về quy định thời hạn báo trước 180 ngày là không phù hợp Luật Lao động.
Dù vậy, Bộ Lao động thừa nhận tính chất đặc thù của ngành hàng không và để đảm bảo tính nghiêm ngặt về an toàn, an ninh hàng không (thuộc danh mục cấm đình công) và kế hoạch bay đã được duyệt, nhằm có thêm thời gian tuyển dụng, Bộ Lao động thấy rằng vấn đề này phải nghiên cứu và đánh giá tác động đầy đủ, thấu đáo với các ngành, nghề đặc thù và lấy ý kiến của chính người lao động.
Trên cơ sở đó, Bộ Lao động đề nghị các cơ quan có thẩm quyền xem xét sửa đổi Bộ luật Lao động, pháp luật cho phù hợp thực tiễn.
Trước đó, trong tháng 5, một nhóm phi công Vietnam Airlines (VNA) đã gửi kiến nghị đến Phó thủ tướng Trương Hòa Bình về các nội dung của thông tư 41 và thông tư 21 của Bộ Giao thông. Trong đơn kiến nghị, các phi công đã phân tích những bất cập và cho rằng các thông tư đã vi phạm Luật Lao động, gây khó dễ cho những người muốn thôi việc.
Còn lãnh đạo Bộ Giao thông khẳng định thông tư 21 đáp ứng thực tiễn, Luật Hàng không quy định, phi công là lao động đặc thù. Để tuyển phi công có kinh nghiệm thì mất ít nhất 4 tháng. Trước đây, các hãng hàng không đề báo trước 6 tháng, sau đó Bộ Giao thông đã rút ngắn xuống 120 ngày. Ngoài ra, phi công bỏ hãng vào dịp cao điểm hè hoặc Tết thì đề nghị lùi thêm một tháng, để tránh rối loạn.
Nguồn: VnExpress
Sốc: Máy bay Indonesia lao xuống biển vì bị đánh bom?
Một quả bom có thể đã khiến chiếc máy bay chở 189 người của Indonesia lao thẳng xuống biển ngay sau khi vừa cất cánh hơn 10 phút, báo Anh Daily Mail dẫn lời một chuyên gia hàng không phỏng đoán.
Một mảnh vỡ từ chiếc máy bay xấu số.
Chuyến bay JT610 của hãng hàng không Indonesia Lion Air đang trên đường bay đến Pangkal Pinang, một hòn đảo phía bắc thủ đô Jakarta thì mất liên lạc với kiểm soát không lưu vào lúc 6h33 sáng thứ Hai (29.10 theo giờ địa phương). Chỉ 13 phút sau khi cất cánh, chiếc máy bay đã gặp nạn, lao thẳng xuống biển khiến toàn bộ 189 người trên khoang được cho là đã thiệt mạng.
"Một máy bay như thế thường khó có thể rơi. Không có gì trên máy bay, kể cả các động cơ máy bay có thể gây ra một bi kịch thảm khốc như thế. Vì vậy, chúng tôi đang xem xét khả năng, chẳng hạn, một quả bom đã nổ trên máy bay", phi công John Nance đưa ra giả thiết đồng thời nói thêm rằng, sơ xuất của phi công hoặc một vụ tự sát cũng có thể là nguyên nhân dẫn đến thảm kịch.Một phi công tên là John Nance nhận định, thảm kịch JT610 rất bất thường, và đã đưa ra giả thiết sốc về nguyên nhân dẫn đến vụ tai nạn.
Thợ lặn đang tìm kiếm xác máy bay và các nạn nhân xấu số.
Trong khi đó, chuyên gia hàng không Úc kiêm cựu phi công của hãng Emirates, Byron Bailey cho biết, ông tin rằng việc phi công chưa được đào tạo đầy đủ là nguyên nhân gây ra vụ tai nạn
Một quan chức Indonesia đã xác nhận rằng, ngay trước thảm họa, cơ trưởng JT610, Bhavye Suneja, người Ấn Độ đã thông báo về "những sự cố kỹ thuật" và vài phút sau khi cất cánh, vị cơ trưởng đã yêu cầu được quay đầu về sân bay."Không phải lỗi tại máy bay, tôi chắc chắn về điều đó. Bạn thực sự phải nhìn vào các hãng hàng không giá rẻ và việc đào tào phi công của các hãng này. Thông thường các phi công sẽ được đào tạo thông qua một chuyến bay giả lập 6 tháng/lần để thực hành các kỹ năng. Nhưng nếu làm cho các hãng hàng không giá rẻ, họ sẽ không được tham gia các khóa đào tạo giả lập",ông Bailey bình luận với Nine News .
Kiểm soát không lưu đã cho phép máy bay quay đầu nhưng chiếc máy bay sau đó biến mất khỏi màn hình radar và lao xuống biển. Trước đó, chiếc máy bay của hãng Lion Air đã được báo cáo gặp các vấn đề về kỹ thuật ngày hôm trước chuyến bay. Tuy nhiên, Lion Air cho biết, các vấn đề đó đã được xử lý và máy bay đủ điều kiện cất cánh.
Theo Danviet
Bộ Giao thông kiến nghị xe Grab phải gắn mào như taxi Bộ Giao thông đề nghị ô tô dưới 9 chỗ kinh doanh vận tải; có lịch trình, sử dụng phần mềm để đặt xe sẽ phải gắn hộp đèn TAXI. Bộ Giao thông Vận tải vừa trình Chính phủ dự thảo (lần 6) Nghị định thay thế Nghị định 86 về kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải bằng ô tô,...