Bỏ làng đi tha phương vì dự án nghìn tỷ ‘chết yểu’
Dự án nhà máy xi măng Thanh Sơn nằm “đắp chiếu” nhiều năm nay khiến người dân nơi đây mất đất sản xuất, hàng trăm con em trong xã được đưa đi học nghề để về làm việc cho nhà máy lại không lấy được bằng, rơi vào cảnh thất nghiệp.
Học xong thất nghiệp
Thời điểm nhà máy xi măng Thanh Sơn về đầu tư xây dựng tại xã Thúy Sơn (huyện Ngọc Lặc, Thanh Hóa) thì địa phương này bị thu hồi 36ha đất hai lúa trên địa bàn 4 thôn Thanh Sơn, Lương Sơn, Hồng Sơn và Vân Sơn.
Ngày đó, theo chủ trương, nhà nào có đất bị thu hồi, nhà máy sẽ cho một suất đi học nghề sau về làm công nhân tại nhà máy.
Chính vì vậy mà ở xã Thúy Sơn có tới 260 người được nhà máy đưa đi học, có nhà được 2, 3 suất.
Ông Hòa đang kể về việc hai đứa con mình đi học về mà không có việc làm
Ông Hoàng Văn Toản (trưởng thôn Vân Sơn) cho biết, thôn có 65 hộ, 261 nhân khẩu. Trước khi họ chưa về xây dựng nhà máy thì thôn này được coi là thôn có diện tích đất nông nghiệp lớn nhất nhì xã, với diện tích khoảng 15ha.
Nhưng khi nhà máy về, diện tích đất đó bị thu hồi đến nay chỉ còn vỏn vẹn khoảng 3ha.
Thôn Vân Sơn thời điểm đó có 11 người trong diện được nhà máy cho đi học nghề, số người này cũng là con số tương đương với số hộ bị thu hồi đất.
Trung bình, mỗi nhà có diện tích đất bị thu hồi sẽ được một suất đi học, nhiều nhà bị thu cả đất ở lẫn đất ruộng thì được ưu ái hơn cho 2 suất.
Video đang HOT
Nhà máy xi măng mới xây dựng đã “đắp chiếu”
Như nhà ông Phạm Đình Hòa, cả gia đình có hơn 4 sào ruộng đã bị thu hồi hết. Không những thế, đất ở của ông cũng nằm trong diện di dời. Hai đứa con ông được đưa đi học nghề với hi vọng sau này về làm trong nhà máy.
Ai ngờ, ‘tiền mất tật mang’, học hành xong xuôi hai đứa con ông lại quay về cảnh thất nghiệp.
“Con tôi được cho đi học trong hai năm, vị chi hết hơn 50 triệu đồng. Vậy là toàn bộ tiền đền bù đất đai của gia đình giờ lại quay về con số không. May hai vợ chồng còn kịp vay mượn thêm mua được đôi bò để chăn thả, làm vốn”, ông Hòa chia sẻ.
Nhiều gia đình muốn con cái sau này có công ăn việc làm ổn định, gần nhà đã không ngần ngại từ bỏ việc học hành hoặc có những trường hợp đang làm cán bộ xã cũng quay về đi học nghề của nhà máy xi măng. Cuối cùng, cũng rơi vào cảnh thất nghiệp.
Như gia đình anh Lê Ngọc Chức có con gái đang theo học CĐ Y Thanh Hóa. Thời điểm nhà máy xi măng về khởi công rầm rộ, ông Chức đã gọi con về đi học nghề cho bằng được để sau này làm công nhân nhà máy xi măng. Nhưng khi học xong, nhà máy “đắp chiếu”, việc chẳng có, con của ông lại phải đi làm thuê kiếm sống.
Bỏ làng tha phương
Ở xã vùng cao Thuý Sơn này, người vui nhất ở thời điểm đó phải kể đến nhà ông Đỗ Xuân Tám, Chủ tịch Hội nông dân xã.
Ông có tới 3 người con được công ty chấp nhận cho đi đào tạo để làm công nhân cho nhà máy.
Lúc đó nhiều người xì xào, có người còn ghen tỵ bởi nhà ông có tới 3 người sau này sẽ ‘được làm trong nhà máy, hưởng lương cao ngất’. Thế nhưng niềm vui chẳng trọn vẹn khi dự án “ chết yểu”, con cái thất nghiệp, vợ chồng ông khốn đốn lo trả nợ số tiền trên 80 triệu vay mượn cho các con ăn học.
Ông Toản trưởng thôn đang thống kê những hộ bỏ làng đi làm ăn xa
Nhâm nhi chén nước chè, ông Hoàng Văn Toản (trưởng thôn Vân Sơn) chua xót nói, các cháu trong làng chạy đua theo học nghề, đến bây giờ tiền mất, tật mang.
Sở dĩ ông nói như vậy là vì trong số 260 người được nhà máy đưa đi học nghề, chẳng ai ra trường mà cầm được cái bằng trong tay.
Nghe đâu, Cty xi măng đang nợ tiền học phí ở nhà trường, vì vậy ai muốn lấy được bằng thì phải đóng vào 6 triệu nữa.
Chính vì vậy, ông Toản ví von, ở huyện Ngọc Lặc này chẳng có xã nào mà nhiều con em đi học nghề như Thúy Sơn, có điều học xong lại chẳng ai có bằng cả.
Chỉ khổ các bậc phụ huynh, nhà hai ba đứa con đi học, phải vay mượn khắp nơi chu cấp cho con. Đến bây giờ, chẳng ai có việc, họ lại phải nai lưng trả số tiền cả trăm triệu vay mượn trước đó.
Ông Toản bảo, bây giờ người dân thôn mình bần cùng, khốn khổ lắm. Đất không còn để sản xuất, con cái không có việc làm. Chính vì vậy mà từ khi nhà máy “đắp chiếu”, thôn đã có 7 hộ gia đình rời bỏ địa phương kéo nhau đi tha phương.
Trong số 147 người trong độ tuổi lao động, có tới gần 50% đi làm ăn xa.
Chia tay chúng tôi, người dân Thúy Sơn chỉ biết nói rằng: mong chờ và hi vọng nhà máy hoạt động trở lại, có như vậy thì họ mới bớt khổ được.
Lê Dương
Theo VNN
Vì sao Vinaxuki chết yểu?
Chưa thể coi Vinaxuki là hình mẫu phát triển của công nghiệp sản xuất ôtô Việt Nam. Không đáp ứng được nhu cầu xã hội thì dừng lại là bình thường.
GS.TS Nguyễn Khắc Trai, nguyên giảng viên Bộ môn ôtô và xe chuyên dụng, Đại học Bách khoa chia sẻ quan điểm cá nhân xung quanh số phận của Công ty CP ôtô Xuân Kiên (Vinaxuki) đang phải bán nhà máy sản xuất ôtô khẩn cấp để trả nợ.
Đừng coi là hình mẫu
GS.TS Nguyễn Khắc Trai cho rằng, không nên coi Vinaxuki là hình mẫu phát triển của ngành công nghiệp sản xuất ôtô Việt Nam bởi khi định hướng phát triển, họ đã chọn một hướng đi chưa ổn, đó là tập trung phát triển công nghệ khung, vỏ. Với cách làm này, dự báo tài chính khó khăn là rất rõ ràng, vấn đề là doanh nghiệp tồn tại ở mức độ nào.
Theo GS Trai, Vinaxuki đã chọn hướng đi chưa hợp lý khi tập trung vào khung, vỏ. Ảnh: Infonet.
"Trong công nghệ chế tạo ôtô có mấy mảng rất lớn: Công nghệ hệ thống truyền lực và động cơ; công nghệ khung, vỏ. Trong hai loại công nghệ đáng đi vào để hình thành công nghiệp ôtô thì công nghệ khung, vỏ là công nghệ luôn luôn phải thay đổi vì nó gắn liền với lượng tiêu thụ nhiên liệu và ô nhiễm môi trường. Các hãng ôtô chỉ khoảng 5 đến 6 tháng là phải cho ra một mẫu mới đáp ứng các tiêu chuẩn về khí thải, lượng tiêu thụ nhiên liệu.
Khả năng tài chính của Việt Nam chưa được đến mức để doanh nghiệp thường xuyên thay đổi mẫu mã. Vì thế, công nghệ khung, vỏ là công nghệ khó. Người không chuyên sâu về ôtô cứ tưởng công nghệ khung, vỏ đơn giản nhưng thực chất nó thay đổi rất nhanh. Còn công nghệ về hệ thống truyền lực và động cơ, muốn thay đổi thì phải sau một quá trình từ 5 đến 7 năm. Lẽ ra Vinaxuki phải giải quyết câu chuyện đó. Thực chất từ trước tới giờ Vinaxuki vẫn đi theo hướng lắp ráp", GS.TS Nguyễn Khắc Trai phân tích.
Ông cũng chỉ rõ, một khi doanh nghiệp lựa chọn đã chọn đầu tư vào khung, vỏ ôtô thì phải đầu tư công nghệ để nó có thể thường xuyên biến động, đáp ứng được các tiêu chuẩn quốc tế ngày càng khắt khe, thị hiếu thường xuyên thay đổi của khách hàng. Vinaxuki định đi theo hướng này, cách đây vài năm, tại một triển lãm ôtô, doanh nghiệp này từng trưng bày mẫu xe 4 chỗ với tuyên bố tỷ lệ nội địa hoá lên đến 50%. Tuy nhiên, bản thân mẫu xe này không hoàn thiện nên không thể coi là hoàn thành công nghệ khung, vỏ.
Chính vì thế, liên quan đến số phận của Vinaxuki, GS Trai cho rằng, các nhà hoạch định chiến lược của doanh nghiệp này đã không đáp ứng được nhu cầu phát triển chung của xã hội, do đó phải dừng lại, âu cũng là chuyện bình thường.
Việt Nam đã làm được gì?
Theo quy hoạch phát triển ngành công nghiệp ôtô, Việt Nam đã làm được nhiều thứ nhưng cũng chỉ "đếm đầu", GS Trai cho biết. Theo đó, doanh nghiệp Việt có thể làm được các phần công nghiệp phụ trợ cho phần nhựa, công nghiệp phụ trợ cho một số chi tiết không quan trọng như thùng, vỏ của xe buýt, xe tải. Những phần hiện nay doanh nghiệp đang muốn làm, như Trường Hải muốn sản xuất động cơ 4 xi lanh nhưng cũng chưa hoàn thiện được.
"Tôi cho rằng, làm ôtô là phải làm động cơ và hệ thống truyền lực chứ không thể làm các thứ khác được. Chỉ có thể làm được các thứ khác sau khi doanh nghiệp ôtô đã phát triển, có đủ tiềm lực kinh tế và trình độ kỹ thuật", ông nói.
Có một điều GS.TS Nguyễn Khắc Trai lưu ý, đó là Việt Nam có gần 20 nhà máy phụ trợ cho công nghiệp ôtô sử dụng vốn đầu tư nước ngoài (FDI). Mỗi năm, các nhà máy này trung bình có thể xuất khẩu các sản phẩm với tổng trị giá lên tới 1,5 tỷ USD.
"Mảng công nghiệp phụ trợ vẫn phát triển nhưng công nghiệp nền móng của ôtô Việt Nam không phát triển nên không thể dùng được những sản phẩm mà các doanh nghiệp của Đức, Nhật Bản... sản xuất tại Việt Nam, thay vào đó chúng buộc phải xuất khẩu ra nước ngoài. Có những thiết bị xuất khẩu rất tinh vi như bộ đôi bơm cao áp, trục trượt của hộp số tự động... nhưng Việt Nam lại không dùng được".
Nhưng một thực trạng vẫn tồn tại, theo GS Trai, khi công nghiệp luyện kim Việt Nam không có, buộc các doanh nghiệp không còn cách nào khác phải đi gia công cho nước ngoài. Theo đó, doanh nghiệp nhập tất cả các linh kiện, chi tiết, sắt thép... của nước ngoài về, gia công tại nước mình rồi bán đi.
Theo_Zing News
Chủ tịch tự sát, hàng loạt dự án của Keangnam có nguy cơ chết yểu Một loạt dự án xây dựng của Keangnam tại Việt Nam, Sri Lanka, Ethiopia và Algeria có thể đổ vỡ, do tập đoàn này bị hủy niêm yết khỏi sàn giao dịch chứng khoán, sau khi các khoản thua lỗ đã lớn hơn cả vốn chủ sở hữu. Keangnam đang đối mặt nguy cơ phá sản (Ảnh: Yonhap) Công ty xây dựng tầm...