Bố làm chủ tịch hội đồng xét tuyển, con trúng tuyển vị trí viên chức duy nhất
Sở VH-TT-DL tỉnh Thanh Hóa đã giao các phòng chuyên môn kiểm tra lại quy trình xét tuyển viên chức tại Bảo tàng tỉnh Thanh Hóa, khi có phản ánh về việc bố là giám đốc bảo tàng làm chủ tịch hội đồng xét tuyển, còn người trúng tuyển là con trai ruột.
Ngày 18-3, bà Vương Thị Hải Yến, Phó giám đốc phụ trách Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VH-TT-DL) tỉnh Thanh Hóa cho biết, sở đã nắm được thông tin về việc xét tuyển viên chức vào Bảo tàng tỉnh Thanh Hóa (đơn vị trực thuộc sở) được cho là chưa khách quan và đang giao cho Thanh tra sở phối hợp với Phòng Tổ chức cán bộ của sở thẩm định lại quy trình xét tuyển xem như thế nào.
Bảo tàng tỉnh Thanh Hóa, nơi ông Trịnh Đình Dương làm giám đốc
Theo phản ánh, việc xét tuyển viên chức năm 2020 của Bảo tàng tỉnh Thanh Hóa là thiếu khách quan, không trung thực, khi người đứng đầu cơ quan này là ông Trịnh Đình Dương, Giám đốc Bảo tàng tỉnh Thanh Hóa, lại làm Chủ tịch Hội đồng xét tuyển viên chức, còn người ứng tuyển và đậu vào vị trí viên chức duy nhất của đơn vị là ông Trịnh Tiến Dũng (SN 1990), con trai ruột ông Trịnh Đình Dương.
Đáng nói, ông Trịnh Tiến Dũng đang làm cán bộ hợp đồng của Ban Quản lý di tích lịch sử Lam Kinh (thuộc Sở VH-TT-DL) từ năm 2012, khi đi dự tuyển cũng không báo cáo cơ quan. Đây cũng chính là nơi ông Trịnh Đình Dương làm Trưởng ban nhiều năm, trước khi chuyển về làm lãnh đạo Bảo tàng tỉnh Thanh Hóa vào cuối năm 2017.
Về việc này, ông Trịnh Đình Dương, Giám đốc Bảo tàng tỉnh Thanh Hóa, cũng cho biết, ông chính là Chủ tịch Hội đồng xét tuyển và người có kết quả trúng tuyển vào vị trí viên chức duy nhất của đơn vị là ông Trịnh Tiến Dũng, con trai ruột của ông. Ngoài ra, ông Dương cũng cho biết, Phó chủ tịch Hội đồng xét tuyển, các ban giúp việc đều là người thuộc cấp dưới của ông.
“Theo quy định xét tuyển viên chức thì không cấm việc bố làm Chủ tịch hội đồng khi có con xét tuyển viên chức. Tôi cũng đã nghiên cứu hồ sơ, không thấy cấm việc này trong khi cơ quan không có cấp phó mà quy định chủ tịch hội đồng phải là thủ trưởng cơ quan”- ông Dương trần tình.
Video đang HOT
Thông báo dánh sách trúng tuyển vào Bảo tàng tỉnh Thanh Hóa có ông Trịnh Tiến Dũng, con trai ông Trịnh Đình Dương, Giám đốc Bảo tàng, Chủ tịch Hội đồng xét tuyển
Cũng theo ông Dương, trước đây việc xét tuyển là do Giám đốc Sở VH-TT-DL tỉnh Thanh Hóa làm Chủ tịch Hội đồng, tuy nhiên, việc xét tuyển lần này tỉnh giao cho đơn vị thực hiện. “Đợt xét tuyển này có 1 người nộp hồ sơ vào vị trí lao động hợp đồng 68 và có 3 người ứng tuyển vào vị trí viên chức, hôm phỏng vấn có 2 người tham gia và người trúng tuyển là con trai tôi. Để cho khách quan, tôi cũng đã mời công an (PA03), cán bộ của Sở VH-TT-DL và Sở Nội vụ tham gia giám sát”- ông Dương nói.
Theo tìm hiểu, ngày 13-11-2019, Sở VH-TT-DL tỉnh Thanh Hóa được Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa cho phép tuyển dụng 20 công chức sự nghiệp và 1 hợp đồng lao động theo Nghị định 68. Trong đó, Bảo tàng tỉnh Thanh Hóa được tuyển 1 vị trí viên chức và 1 lao động hợp đồng 68. Việc tuyển dụng phải thực hiện xong trước tháng 2-2020.
Do thời điểm này, ông Phạm Duy Phương, Giám đốc Sở VH-TT-DL tỉnh Thanh Hóa, đã có thông báo chờ nghỉ chế độ (nghỉ hưu ngày 1-2-2020) nên việc tuyển dụng viên chức tại các đơn vị trực thuộc sở này được Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa giao cho các đơn vị (trừ Trung tâm Bảo tồn di sản Thành nhà Hồ) xây dựng phương án tuyển dụng.
Về phương thức tuyển dụng, Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa yêu cầu thực hiện theo Nghị định 161/2018 ngày 29-11-2018; Thông tư 03 của Bộ Nội vụ và Quyết định số 1942 của UBND tỉnh Thanh Hóa ngày 7-6-2017.
Mặc dù các Quyết định, Nghị định, Thông tư trên không có điều khoản quy định cấm người đứng đầu đơn vị làm Chủ tịch Hội đồng xét tuyển khi có người thân ứng tuyển, tuy nhiên, việc Bảo tàng tỉnh Thanh Hóa chỉ tuyển có 1 viên chức duy nhất không khỏi khiến dư luận nghi ngờ thiếu khách quan, trung thực khi thí sinh Trịnh Tiến Dũng đăng ký ứng tuyển và đậu vào đơn vị do bố đứng đầu, làm Chủ tịch Hội đồng xét tuyển.
Theo Tuấn Minh (Người lao động)
Một người được dự thi công chức ở nhiều nơi
Theo quy định này không cấm một người đăng ký dự thi công chức ở nhiều nơi cũng như nếu đang làm công chức thì cũng không bị cấm đăng ký thi công chức ở vị trí khác hoặc ở địa phương khác
Hiện nay, tuyển dụng công chức được thực hiện qua hình thức thi tuyển và xét tuyển.
Được thi ở nhiều nơi
Theo điều 37 Luật Cán bộ, công chức hiện hành, công chức được tuyển dụng thông qua thi tuyển trừ một số trường hợp thì được tuyển dụng qua xét tuyển. Qua đó để chọn được người có phẩm chất, trình độ và năng lực đáp ứng được yêu cầu tuyển dụng.
Theo quy định này không cấm một người đăng ký dự thi công chức ở nhiều nơi cũng như nếu đang làm công chức thì cũng không bị cấm đăng ký thi công chức ở vị trí khác
Trong khi đó, điều 36 Luật này quy định về điều kiện đăng ký dự tuyển công chức có nêu rõ, những đối tượng không được đăng ký dự tuyển công chức gồm: Người không cư trú tại Việt Nam; Mất hoặc bị hạn chế năng lực hành vi dân sự; Đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự; Đang chấp hành hoặc đã chấp hành xong bản án, quyết định về hình sự của Tòa án mà chưa được xóa án tích; Đang bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở chữa bệnh, cơ sở giáo dục.
Như vậy, theo quy định này không cấm một người đăng ký dự thi công chức ở nhiều nơi cũng như nếu đang làm công chức thì cũng không bị cấm đăng ký thi công chức ở vị trí khác hoặc ở địa phương khác miễn chỉ cần đáp ứng điều kiện của vị trí tuyển dụng: Có một quốc tịch là quốc tịch Việt Nam; Đủ 18 tuổi trở lên; Có đơn dự tuyển, có lý lịch rõ ràng; Có văn bằng, chứng chỉ phù hợp; Có phẩm chất chính trị, đạo đức tốt; Có đủ sức khỏe để thực hiện nhiệm vụ...
Không được bảo lưu cho lần thi sau
Hiện nay, theo quy định tại Nghị định 24/2010/NĐ-CP, thi tuyển công chức được thực hiện theo 2 vòng:
Vòng 1: Thi trắc nghiệm trên máy tính các môn kiến thức chung, ngoại ngữ và tin học với thời gian lần lượt là 60 phút, 30 phút và 30 phút. Nếu trả lời đúng từ 50% số câu hỏi trở lên của từng phần thi thì người dự tuyển sẽ được thi tiếp vòng 2.
Nếu không trúng tuyển thì kết quả thi tuyển sẽ không được bảo lưu cho lần thi sau
Vòng 2: Thi môn nghiệp vụ chuyên ngành. Trong vòng này, người dự thi sẽ thi kiến thức, năng lực, kỹ năng thực thi công vụ theo yêu cầu của vị trí việc làm cần tuyển dụng. Hình thức thi vòng này là phỏng vấn hoặc thi viết.
Thang điểm để chấm là 100 điểm và nếu thi bằng hình thức phỏng vấn thì không thực hiện phúc khảo. Sau khi thi vòng 2, cơ quan tuyển dụng sẽ chọn người có số điểm từ cao xuống thấp trong phạm vi chỉ tiêu tuyển dụng gồm điểm thi vòng 2 (đạt từ 50 điểm trở lên) cộng với điểm ưu tiên (nếu có).
Nếu có 2 người trở lên có kết quả bằng nhau và chỉ cần tuyển 1 vị trí thì sẽ chọn người có kết quả điểm thi vòng 2 cao hơn. Nếu vẫn không xác định được người trúng tuyển thì người đứng đầu cơ quan tuyển dụng sẽ quyết định.
Đặc biệt, về việc bảo lưu kết quả thi tuyển cho các kỳ thi lần sau, khoản 3, điều 11 Nghị định 24/2010/NĐ-CP được sửa đổi bởi khoản 5 Điều 1 Nghị định 161/2018/NĐ-CP nêu rõ: "Người không trúng tuyển trong kỳ thi tuyển công chức không được bảo lưu kết quả thi tuyển cho các kỳ thi tuyển lần sau"
Vì vậy, theo quy định hiện hành, một người vẫn được dự thi công chức ở nhiều nơi và nếu không trúng tuyển thì kết quả thi tuyển sẽ không được bảo lưu cho lần thi sau.
H.Lê
Theo nld.com.vn
Yêu cầu rà soát công chức, viên chức ở khu vực có người nhiễm Covid-19 Bộ LĐTB&XH yêu cầu các đơn vị trực thuộc rà soát toàn bộ công chức, viên chức và người lao động của đơn vị sinh sống ở khu vực có thể tiếp xúc với những người nhiễm Covid-19. Sáng 9/3, Chánh văn phòng Bộ LĐTB&XH Nguyễn Bá Hoan có văn bản gửi đến Bộ trưởng, các đơn vị trực thuộc để thông báo,...