Bộ lạc kỳ lạ không có thói quen mặc quần áo
Giữa thế giới hiện đại nhưng ngày nay, một số bộ lạc vẫn còn giữ nguyên nếp sống như người nguyên thủy. Nằm trong rừng rậm Amazon, Yawalapiti, bộ lạc da đỏ sống tách biệt với bên ngoài và có thói quen ở trần.
Cuộc sống người dân bộ lạc Yawalapiti hàng trăm năm qua gần như không có gì thay đổi. Săn bắt và hái lượm vẫn là hai phương thức tồn tại của họ. Người dân tại đây vẫn duy trì phong tục đặc biệt: không mặc quần áo. Trang phục truyền thống của người Yawalapiti rất đơn giản. Với người đàn ông, họ dùng mảnh vải với dây quấn buộc quanh người. Trong khi đó, người phụ nữ để ngực trần và che cơ thể bằng lá cây.
Ngoài ra, người phụ nữ trong bộ tộc thường có thói quen bôi một loại hạt của cây lên người để da có màu đỏ. Vẽ họa tiết hay bôi màu trên cơ thể là một trong những nét văn hóa của người Yawalapiti. Những màu sắc này cũng thường thấy trong các dịp lễ hội.
Nhà của người Yawalapiti là những túp lều lớn lợp bằng lá. với một cửa lớn ra vào. Đàn ông trong bộ lạc được truyền nghề săn bắt điêu luyện ngay từ nhỏ. Đây cũng là phương thức giúp họ duy trì cuộc sống. Người dân sử dụng một loại giáo dài tẩm nhựa độc để bắt mồi. Thực phẩm chủ yếu của người Yawalapiti là cá, chim, khỉ, lợn rừng.
Trẻ em trong bộ lạc được học cách săn mồi từ nhỏ.
Các thanh niên thi đấu vật trong ngày lễ Quarup.
Một trong những ngày lễ trọng đại với người Yawalapiti chính là nghi lễ Quarup – tôn vinh cái chết của người quan trọng với họ. Ngày lễ thường tổ chức vào tháng 8 hàng năm và kéo dài vài ngày. Dù là dịp lễ dành cho người đã khuất nhưng đây cũng là dịp những người đang sống nhảy múa ăn mừng. Thanh niên trong bộ lạc sẽ tham gia những trận đấu vật. Bên cạnh đó, đây là dịp để các cô gái tuyển chọn chồng.
Video đang HOT
Hiện tại ở khu vực rừng rậm Amazon có khoảng gần 80 bộ lạc cách ly hoàn toàn với thế giới văn minh bên ngoài. Cuộc sống của họ đang bị đe dọa bởi bệch dịch và không gian sống dần bị thu hẹp.
Hoàng Hà
Tổng hợp
Theo Dantri
Thăm nhà sàn cổ trên 100 năm tuổi của vua săn voi Buôn Đôn
Nhà sàn cổ 130 năm tuổi độc đáo của vùng đất Buôn Đôn (Đắk Lắk) với chất liệu làm hoàn toàn bằng gỗ được thiết kế tinh xảo đậm chất Tây Nguyên. Trải qua thăng trầm của lịch sử, căn nhà sàn vẫn giữ được những nét đặc trưng và ngày nay đây là một trong những điểm đến không thể bỏ qua của du khách khi đến khám phá với vùng đất huyền thoại này.
Căn nhà sàn cổ được khởi công xây dựng vào tháng 10/1883 do ông Tha Vi Nông Khăm sao (một nghệ nhân điêu khắc gỗ người Lào) chịu trách nhiệm thiết kế và làm thợ cả. Căn nhà gồm 3 gian, thiết kế theo kiến trúc chùa tháp của phong tục Lào - Thái với mái hình chop nhọn, toàn bội căn nhà đều được làm bằng gỗ, cả phần mái cũng được lợp bằng gỗ cà chít vô cùng công phu, tỉ mỉ.
Căn nhà sàn cổ 130 năm tuổi
Tương truyền, để hoàn thành ngôi nhà phải nhờ đến 18 con voi đực khai thác và kéo gỗ. Để làm đủ căn nhà, người ta phải đẽo 8.726 thanh gỗ để làm ngói lợp (trung bình 2cm x 12 cm x 35cm) được làm bằng gỗ cà chít - là loại gỗ quý, giúp căn nhà mát vào mùa hè ấm vào mùa đông. Cùng với 14 người thợ lành nghề thi công liên tục trong vòng hơn 1 năm đến tháng 2/1885 căn nhà được hoàn thành, để làm lễ mừng nhà mới chủ nhân căn nhà phải làm thịt hết 22 con trâu để đãi buôn làng. Riêng trị giá của cả căn nhà vào thời điểm năm 1885 phải đổi 12 con voi có cặp ngà dài.
Nhà được làm hoàn toàn bằng gỗ với hình mái chóp nhọn
Căn nhà là nơi ở của vua săn voi nổi tiếng khắp vùng Buôn Đôn Khun Yu Nốp (1828 - 1938) và của cháu của vua voi là ông Ama Kong (1910 - 2012) - được mệnh danh là người săn voi nhiều nhất Việt Nam. Vào năm 1929, căn nhà sàn đã được di chuyển khỏi địa điểm cũ khoảng 1.000m do xảy ra vụ cháy ở khu vực xung quanh; đến năm1954, một cây me già bất ngờ đổ xuống đè sập mất 1 gian của căn nhà, chỉ còn lại 2 gian được lưu giữ cho đến tận ngày nay.
Hiện tại, căn nhà do con gái của Ama Kong là Me Lĩnh trông coi, giữ gìn và mở cửa để tiếp đón các khách đến tham quan, tìm hiểu. Trong ngôi nhà sàn cổ, hiện còn lưu giữ nhiều hình ảnh và hiện vật gắn liền với vua săn voi Buôn Đôn như: dụng cụ săn bắt voi, chiếc mâm đồng đưa từ Lào về trong chuyến săn voi, thanh kiếm do vua Bảo Đại tặng, cùng nhiều vật dụng gắn với chủ nhân của ngôi nhà...
Phần mái nhà được lợp bằng gỗ quý cà chít
Trong đó, thanh kiếm do vua Bảo Đại tặng là kỷ vật trong một chuyến đi săn voi vào khoảng năm 1942 - 1943 cùng với ông Ama Phợ Pho Khăm Súc - là tù trưởng của vùng (cháu ruột của vua săn voi) tại khu rừng Mêvan (nay thuộc huyện Cư M'gar). Trong lúc đang đuổi theo một con trâu rừng, thì bị con voi rừng tấn công con voi nhà đang chở người đi săn, lập tức Ama Phợ Pho Khăm Súc đã rút thanh kiếm vua Bảo Đại đang mang chém trả con voi rừng cứu nguy, trong lúc hỗn chiến thanh kiếm bị gãy mất 1/3, sau đó ông được vua Bảo Đại tặng lại thanh kiếm và đặt tên là thanh kiếm hộ mệnh. Riêng đối với chiếc mâm đồng của vua săn voi, đây là chiếc mâm được dùng trong các dịp lễ cúng thần linh trong mỗi dịp đi săn voi, chiếc mâm được đưa từ Lào sang Việt Nam từ năm 1859.
Gian nhà trưng bày nhiều hiện vật của vua săn voi
Bên cạnh việc tìm hiểu về kiến trúc, nét văn hóa của nơi đây, du khách còn được giới thiệu đến những sản vật quý, những bài thuốc quý của vua săn voi Ama Kong truyền lại cho đời sau, giúp bồi bổ sinh lực trong những chuyến đi săn voi trong rừng trở về. Đồng thời, được những người con cháu của vua voi Ama Kong kể lại những huyền thoại của vua săn voi núi rừng Tây Nguyên.
Chiếc thòng lọng được quấn quanh cổ con voi lúc thuần dưỡng
Dây thừng bện bằng da trâu để săn voi
Thanh kiếm do vua Bảo Đại tặng trong chuyến đi săn
Chiếc mâm đồng được đưa về từ Lào
Chiếc gùi ngày xưa của người Êđê
Lọng che mưa nắng lúc đi săn voi
Túi đựng quần áo của vua săn voi trong lúc đi săn
Nhiều sản vật quý hiếm của Tây Nguyên được giới thiệu đến du khách
Thúy Diễm
Theo Dantri
Hàng ngàn người đổ về lễ hội Chùa Bà Bình Dương Từ trưa ngày 4/3 (tức ngày 14 tháng Giêng âm lịch), hàng ngàn người từ khắp nơi đã đổ về Chùa Bà Thiên Hậu để hành hương, cầu khẩn và tham dự lễ hội lớn nhất trong năm. Tuy không nhiều lễ hội như những nơi khác nhưng tỉnh Bình Dương có nét văn hóa lễ hội rất đặc trưng như lễ hội...