Bộ lạc Amazon sẵn sàng cung tên tẩm độc đối phó người ngoài xâm lấn
Các thành viên bộ lạc thiểu số Brazil đang phải đối mặt với viễn cảnh người ngoài xâm nhập, chiếm đất sau khi tân Tổng thống Brazil Jair Bolsonaro lên nắm quyền.
Bộ lạc Uru-eu-wau-wau sẵn sàng chống trả những kẻ xâm nhập.
Theo Reuters, ông Bolsonaro đã lên tiếng tuyên bố mở cửa lãnh thổ vốn thuộc về người bộ lạc thiểu số, phục vụ chiến lược phát triển. Các thợ săn trang bị vũ khí coi tuyên bố này là sự đồng thuận để họ “chiếm lấy những gì có thể”.
Các thành viên bộ lạc the Uru-eu-wau-wau là người cảm nhận rõ sự thay đổi nhất. Họ không ngừng nhận được những lời cảnh báo của những kẻ lạ mặt, nói rằng cả ngôi làng sẽ bị thiêu rụi.
Các thành viên bộ lạc không còn cách nào khác ngoài việc chuẩn bị sẵn vũ khí, bao gồm cả cung tên tẩm độc. Những kẻ xâm nhập đành phải rút lui, nhưng để lại những vết đạn khắp nơi. Uru-eu-wau-wau là một trong số các bộ lạc nguyên thủy sinh sống ở khu vực rừng rậm Amazon.
Thành viên bộ lạc đứng trên một thân cây bị chặt lấy gỗ.
“Đó là lời cảnh báo rằng chúng sẽ còn quay trở lại”, một thành viên bộ lạc nói với Reuters.
Ngày nay, bộ lạc Uru-eu-wau-wau chỉ còn khoảng 150 người sống trong một khu bảo tồn rộng 1,9 triệu hécta gần biên giới Bolivia. Khu vực này còn rộng lớn hơn cả bang Connecticut của Mỹ.
Trong khi một số thành viên bộ lạc đã biết mặc quần áo của người hiện đại, sử dụng điện thoại, số khác vẫn sống như thời nguyên thủy, tức là dựa vào săn bắn và hái lượm.
Bộ lạc Uru-eu-wau-wau muốn duy trì cuộc sống nguyên thủy hoang sơ.
Bộ lạc Uru-eu-wau-wau từng phải đối mặt với những kẻ săn trộm, chặt cây từ lâu. Nhưng kể từ tháng Giêng năm nay, mọi thứ đã thay đổi.
Video đang HOT
Những kẻ xâm nhập trở nên bài bản, quy mô hơn. Chúng đánh dấu một khu vực rộng 60 hécta để có thể chặt cây, khai thác tài nguyên và bán đất cho những người khác.
Bộ lạc ngay lập tức kêu gọi thành viên sống tại 6 ngôi làng về họp khẩn cấp. Các thành viên trong lạc mặc trang phục, thể hiện các điệu nhảy như sắp chiến đấu.
Thành viên bộ lạc trưng một mảnh gỗ ghi dấu những kẻ xâm nhập.
Họ viết thư gửi chính phủ Brazil, và cảnh báo rằng những kẻ xâm nhập sẽ có kết cục với cây cung và mũi tên tẩm độc.
“Chúng tôi muốn vùng đất này, mọi người, cây cối phải được giữ trọn vẹn”, Tangae Uru-eu-wau-wau, thủ lĩnh bộ lạc nói với Reuters.
Franklimberg Ribeiro, một cựu tướng quân đội, mới đây trở thành giám đốc FUNAI – cơ quan chuyên bảo vệ người bản địa, nói rằng họ sẽ đảm bảo an toàn cho người Uru-eu-wau-wau
Tình trạng xâm nhập vào khu bảo tồn, chặt cây hay khai thác tài nguyên diễn ra ngày càng nhiều ở Amazon.
“Chúng tôi sẽ có hành động ngăn chặn những kẻ xâm nhập”, Ribeiro nói.
Nhưng vài tuần sau, không ai bị trừng phạt, còn người Uru-eu-wau-wau phải đối mặt với điều tồi tệ nhất. Bộ lạc chụp được ảnh kẻ xâm nhập và gửi cho cảnh sát, nhưng tòa án từ chối cấp lệnh bắt giữ.
Brazil là nhà của 850.000 người bản địa với 300 bộ lạc lớn nhỏ. Những người này sống trong các khu vực bảo tồn tương đương 13% lãnh thổ Brazil.
Thành viên bộ lạc cho phóng viên Reuters thấy một vỏ đạn.
Kể từ khi lên nắm quyền, tân Tổng thống Brazil Jair Bolsonaro đã tỏ ý muốn sử dụng phần lãnh thổ này để thu hút đầu tư và khai thác khoáng sản.
Theo Danviet
Bên trong thế giới của những bộ lạc nguyên thủy ở rừng Amazon
Khu vực rừng Amazon là mái nhà của các bộ lạc nguyên thủy chưa từng liên hệ và không biết gì về thế giới bên ngoài.
Bộ lạc nguyên thủy bắn cung tên mỗi khi thấy máy bay xuất hiện.
Theo News.com.au, sâu trong khu rừng Amazon là hàng trăm bộ lạc bí ẩn sống theo kiểu thời nguyên thủy. Họ chưa từng nhìn thấy và chưa từng biết về thế giới hiện đại bên ngoài.
Sự xâm lấn của con người đang đẩy các bộ lạc này đến nguy cơ bị tận diệt. Gần đây nhất, một thành viên cuối cùng trong bộ lạc nguyên thủy được nhìn thấy sau hơn 2 thập kỷ sống hoàn toàn đơn độc trong rừng.
Người đàn ông đó là thành viên cuối cùng của một bộ lạc chưa từng liên hệ với thế giới bên ngoài. 6 thành viên khác trong gia đình đã bị giết bởi những người khai hoang, nông dân.
Các thành viên bộ lạc nguyên thủy thường bắn cung tên vào trực thăng và máy bay mỗi khi nó bay thấp qua khu vực mà họ sinh sống.
Những bộ lạc nguyên thủy sống tách biệt
Đây là những người chưa từng liên hệ với xã hội hiện đại, sống theo bộ lạc hoặc theo nhóm nhỏ.
Họ sống bằng cách tự cung, tự cấp. Một số sống theo hình thức du mục, xây nhà tạm chỉ trong vài giờ và rời đi sau vài ngày. Số khác xây dựng khu định cư, trồng cây hoa màu và đi săn bắt, đánh cá.
Người thuộc bộ lạc nguyên thủy vẫn đi săn bắt, hái lượm như cách đây hàng ngàn năm.
Ước tính hiện còn khoảng 100 bộ lạc nguyên thủy sống ở vùng rừng Amazon thuộc Brazil. Số lượng người trong 100 bộ lạc này vào khoảng 3.000.
Số ít bộ lạc nguyên thủy khác sống ở Colombia, Ecuador, Peru và phía bắc Paraguay.
Người thuộc bộ lạc nguyên thủy tin rằng rừng nhiệt đới là mái nhà của đời sống tâm linh, trong đó cây cỏ, động vật hoang dã đều có linh hồn. Nhiều người đã chiết xuất ra loại thuốc gây ảo giác từ cây cỏ như một cách để "nhìn thấy linh hồn".
Mối đe dọa thường trực
Các bộ lạc nguyên thủy thường phản ứng tiêu cực với thế giới hiện đại bên ngoài. Họ có thể nhận ra điều bất thường nghe thấy hoặc nhìn thấy tiếng trực thăng, máy bay trên bầu trời.
"Nỗi sợ khiến họ càng lẩn trốn sâu vào trong rừng, trước sự xâm lấn của người hiện đại", Kim Hill, nhà nhân chủng học tại Đại học Arizona, người từng tiếp xúc với các bộ lạc nguyên thủy nói.
Người đàn ông được cho là đã sống một mình trong 22 năm vì các thành viên trong bộ lạc đều đã qua đời.
Theo thống kê, hầu hết những lần người nguyên thủy chạm trán với thế giới bên ngoài đều là thảm họa. Có trường hợp một nửa bộ lạc chết sau một năm vì bị lây bệnh sởi và cúm từ người hiện đại.
Bên cạnh bệnh dịch, bạo lực cũng là nguyên nhân khiến số lượng người nguyên thủy càng ngày giảm sút. Điển hình là chuyện 10 thành viên trong bộ lạc Amazon bị giết chết bởi những kẻ đào vàng vào năm ngoái.
Trong quá khứ, chính phủ Brazil từng tìm cách liên kết một cách hòa bình với các bộ lạc. Nhưng kết quả không mấy khả quan nên cách tốt nhất cho đến nay là "để họ sống yên ổn".
Nhưng Robert Walker, nhà nhân chủng học tại Đại học Missouri nói đây chưa phải là giải pháp khả dĩ.
"Những kẻ buôn lậu ma túy, chặt phá rừng, khai thác khoáng sản đã nhìn thấy nguồn lợi từ những nơi có bộ lạc nguyên thủy sinh tồn. Điều này tạo ra các mối đe dọa rõ rệt", Walker nói. "Điều tôi lo ngại là nếu cứ để họ như vậy, sẽ có ngày họ bị tuyệt diệt".
Theo Danviet
Thanh niên Mỹ biết trước mình sẽ bị hại khi gặp bộ lạc "thấy người lạ là giết" John Allen Chau, 27 tuổi, đã bị bắn tên khi lần đầu lên đảo của người Sentinel, nhưng anh vẫn tiếp tục tìm gặp họ. John Chau quyết tâm gặp bộ lạc nguyên thủy bất chấp lời cảnh báo. Theo The Sun, gia đình John Chau đã nhận thông tin thanh niên này bị sát hại và gửi thông điệp qua mạng xã...