Bỏ kỷ niệm ngày cưới để đãi tiệc sinh nhật nhân tình
Hôm nay là kỷ niệm 4 năm ngày cưới của chúng tôi, nhưng chồng tôi không hề nhớ một chút nào về cái ngày trọng đại ấy của hai vợ chồng, bởi anh còn đang ngủ vùi sau một ngày đêm tưng bừng vui vẻ tổ chức tiệc sinh nhật cho nhân tình của mình.
Ảnh minh hoạ: Internet
Tôi 28 tuổi, còn chồng nhỏ hơn tôi một tuổi. Chúng tôi quen nhau khi cả hai tham gia chung một đề tài khảo sát xã hội của trường đại học. Yêu nhau được gần hai năm thì chúng tôi về chung một nhà. Gia đình cả hai bên đều không mấy khá giả nên cuộc sống của vợ chồng trẻ như chúng tôi cũng khá chật vật. Hai vợ chồng phải đi thuê nhà và chưa dám sinh con để lo làm việc, mong muốn mua được nhà riêng để ổn định cuộc sống.
Nếu như không phát hiện ra sự việc tày trời của chồng, có lẽ không bao giờ tôi nghĩ rằng người đàn ông mà mình hết lòng yêu thương bấy lâu nay lại có thể phản bội vợ một cách trơ trẽn đến như thế. Bởi từ ngày yêu nhau đến khi cưới, chưa khi nào anh quên những ngày kỷ niệm của chúng tôi, từ sinh nhật, lễ tết, 8-3, 20-10, đặc biệt là ngày chúng tôi yêu nhau, ngày cưới.
Dù không phải là những món quà tặng đắt tiền, hay tổ chức hoành tráng ở những nơi sang trọng, nhưng chồng tôi luôn khiến tôi cảm thấy mình là một người phụ nữ may mắn, được yêu thương và được hưởng niềm hạnh phúc thật sự của một tổ ấm gia đình.
Video đang HOT
Vậy mà chính mắt tôi phải chứng kiến cảnh chồng mình tay trong tay âu yếm, hạnh phúc với một người phụ nữ khác, đứng ra đón khách rồi tiếp đãi linh đình để tổ chức tiệc sinh nhật cho cô ta. Chuyện bắt đầu từ một cô bạn gái thân của tôi đi tìm hiểu vị trí tổ chức đặt tiệc cưới cho em trai của cô ấy.
Khi đến nhà hàng nằm trong khuôn viên một khu du lịch sinh thái, cô bạn gặp chồng tôi đang làm việc với người quản lý nhà hàng nên cô ấy tránh ra ngoài để chờ đến lượt gặp người quản lý.
Sau khi chồng tôi ra về, cô bạn gặp người quản lý kia để tham khảo, tìm hiểu về giá cả các mâm tiệc, thuê sân khấu và người dẫn chương trình. Khéo léo tìm hiểu cô bạn tôi biết rằng chồng tôi vừa đến đây để đặt tiệc sinh nhật, anh đặt ở phòng vip và còn đặt trước cả tuần. Không những thế, chồng tôi còn đưa ra khá nhiều yêu cầu với nhà hàng và đương nhiên, để có được những yêu cầu được phục vụ đúng theo sở thích ấy, anh phải bỏ ra một số tiền không nhỏ.
Được cô bạn thông báo sự việc, tôi đau đớn vô cùng nhưng phải cố gắng hết sức để giữ bình tĩnh trước mặt chồng. Đúng ngày hẹn, tôi được cô bạn dẫn đến nhà hàng kia và tận mắt chứng kiến cảnh chồng mình trong vai trò “chủ lễ”, tất bật đón tiếp khách.
Tôi về nhà, cơm cũng chẳng muốn ăn, nằm khóc hết nước mắt nghĩ đến cuộc sống gia đình của mình. Chồng tôi đi cả đêm ấy không về với lý do có việc bận đột xuất phải đi tiếp đối tác quan trọng cùng với sếp. Gần trưa muộn hôm sau anh mới về nhà, chẳng kịp tắm rửa, lăn ra ngủ mà không hề nhớ rằng hôm nay là kỷ niệm 4 năm ngày cưới của vợ chồng tôi.
Theom Tienphong
"Trào lưu" mở ngành Y, Dược
ANTĐ - Đào tạo bác sĩ, dược sĩ vốn là một lĩnh vực yêu cầu cao khiến cho nhiều người không thể yên tâm với việc các cơ sở tư thục cũng muốn tham gia đào tạo các ngành này. Tuy nhiên, với thực trạng hơn 90 triệu dân trên cả nước nhưng lại chỉ có hơn 20 trường đào tạo bác sĩ, các nhà quản lý đang lo ngại về sự chênh lệch giữa nhu cầu và khả năng chăm sóc sức khỏe của người dân.
Nhu cầu mở ngành đào tạo Y - Dược đang gia tăng
Khối tư thục được "bật đèn xanh"?
Sự việc trường ĐH Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội được phép mở ngành đào tạo Y, Dược khiến dư luận đặc biệt quan tâm do ngành này từ trước tới nay gần như là "độc quyền" của số ít trường công lập. Đây là ngành đào tạo cao giá nhất với mức điểm đầu vào cao ngất ngưởng. Việc tham gia đào tạo ngành Y, Dược cũng được cho là đem lại doanh thu cao vì nhu cầu lớn, học phí cũng ở mức cao nhất trong tất cả các khối ngành.
Sau kết luận ĐH Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội chưa đủ điều kiện tuyển sinh ngành Y, Dược, nhiều ý kiến lo ngại về năng lực đào tạo của những trường mới mở ngành này. Sự việc lại càng đáng nói hơn khi mới đây, Công ty TNHH Y tế Hoa Lâm cũng tuyên bố lập dự án đầu tư thành lập trường ĐH Y dược quốc tế Hoa Lâm tại Khu y tế kỹ thuật cao ở quận Bình Tân TP.HCM. Công ty này cho biết, họ có đủ điều kiện về đất đai, nhân sự và nguồn vốn đầu tư xây dựng nên đã gửi công văn tới Bộ GD-ĐT đề xuất thành lập trường.
Khi được hỏi quan điểm của Bộ GD-ĐT về việc liệu có cấp phép cho việc thành lập trường này hay không, bà Nguyễn Thị Kim Phụng - Quyền Vụ trưởng Vụ Giáo dục Đại học, Bộ GD-ĐT cho biết, việc thành lập trường Y dược phải dựa trên các quy định chung và không phân biệt là trường công lập hay tư thục. Trước đề xuất của TP.HCM, Bộ GD-ĐT sẽ xem xét về hạn mức quy hoạch và quy hoạch đào tạo nhân lực y tế, đồng thời trường cũng phải đảm bảo đầy đủ các tiêu chí hiện hành đối với đào tạo ngành Y, Dược. Tuy nhiên, không ít người lo ngại về "trào lưu" mở ngành Y, Dược có đảm bảo chất lượng đầu ra hay không khi mà chính Bộ GD-ĐT đã từng phải tạm dừng mở mới ngành này để chấn chỉnh chất lượng đào tạo.
Đặt "ngưỡng" đảm bảo chất lượng đầu ra
Trước băn khoăn về việc có nên "thả" cho các trường đa ngành, trường ngoài công lập đào tạo nghề mang tính đặc thù cao như bác sĩ, dược sĩ, PGS.TS Nguyễn Đức Hinh - Hiệu trưởng trường ĐH Y Hà Nội đưa ra so sánh: "Trên thế giới thì cứ 2-3 triệu dân là có 1 trường Y. Nước Pháp 60 triệu dân có 32 trường, nước Mỹ có tới 151 trường Y. Đất nước chúng ta hiện nay 90 triệu dân, nhưng chỉ có khoảng 20 trường đào tạo bác sĩ. Với ngân sách có hạn thì việc mở thêm một trường Y rất khó khăn. Vậy làm sao để mở thêm trường mà vẫn đảm bảo chất lượng là một bài toán".
Một trong những định hướng để mở rộng đào tạo ngành Y, Dược mà ông Nguyễn Đức Hinh gợi mở là việc thành lập các phân hiệu tại nhiều tỉnh. Trên cơ sở hoạt động có sự đảm bảo về chuyên môn cao, các phân hiệu này sẽ dần dần trở thành trường Y, Dược. Hiệu trưởng ĐH Y Hà Nội dẫn chứng, nhà trường được thành lập năm 1902, sau đó ĐH Y Thái Bình, ĐH Y Dược - ĐH Thái Nguyên, ĐH Y Hải Phòng đều là phân hiệu của ĐH Y Hà Nội. Bên cạnh đó, việc đảm bảo chất lượng đầu vào và chuẩn đầu ra của ngành Y, Dược cũng đang được các nhà quản lý đề xuất nhiều phương án.
"Hội đồng Hiệu trưởng các trường đại học Y, Dược đã họp và đưa ra đề xuất kỳ tuyển sinh năm 2016, các trường đại học Y, Dược sử dụng kết quả của kỳ thi THPT quốc gia, phải áp dụng điểm ngưỡng cho ngành Dược học (học 5 năm) và Y đa khoa (6 năm). Mặc dù Luật Giáo dục Đại học cho phép các trường tự chủ tuyển sinh nhưng Y, Dược là ngành đặc biệt, cần có sự quản lý của Nhà nước. Ý kiến đề xuất này được 100% sự ủng hộ của Hội đồng" - ông Nguyễn Đức Hinh cho biết.
Cùng quan điểm này, ông Nguyễn Minh Lợi, Phó Cục trưởng Cục KHCN và Đào tạo - Bộ Y tế cho biết, Bộ đã ban hành chuẩn năng lực cơ bản cho các ngành: Bác sĩ đa khoa, hộ sinh, điều dưỡng. Đặc biệt, Bộ GD-ĐT đã ban hành Thông tư số 33 làm căn cứ cho chuẩn đầu ra của các cơ sở đào tạo Y, Dược. "Trong tương lai, chứng chỉ hành nghề y khoa được cấp không phân biệt đào tạo trường công hay tư. Người đăng ký cấp chứng chỉ hành nghề phải thi ở quốc gia, tái cấp trong 5 năm làm việc tại cơ sở hành nghề. Tỷ lệ sinh viên tốt nghiệp có chứng chỉ hành nghề sẽ là căn cứ để đánh giá chất lượng đào tạo của trường" - ông Nguyễn Minh Lợi khẳng định.
Theo ANTĐ
Bộ Giáo dục trần tình việc tiền hậu bất nhất vụ mở ngành y, dược Bà Nguyễn Thị Kim Phụng chủ trì buổi họp báo chiều 28/12. (Ảnh: Phạm Mai/Vietnam ) Trong kết luận của đoàn kiểm tra liên ngành giữa Bộ Giáo dục và Đào tạo và Bộ Y tế đối với điều kiện mở ngành Y đa khoa và Dược học của Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội vừa được đoàn kiểm tra...