Bố “kiều nữ Hải Dương” giãi bày chuyện con gái gây sốc dư luận
“Thời gian qua, con gái tôi bị bệnh đã không làm chủ được hành vi, gây xôn xao dư luận…”, ông Phạm Ngọc Châu, bố đẻ “kiều nữ Hải Dương” Phạm Thị Thanh Ngọc giải bày.
Ngày 23/6, ông Phạm Ngọc Châu (SN 1944, ngụ ở số nhà 187 Điện Biên Phủ, thành phố Hải Dương), bố đẻ và cũng là người giám hộ cho bà Phạm Thị Thanh Ngọc – người được báo chí và dư luận gọi là “kiều nữ Hải Dương” – đã gửi đơn thông báo kèm theo tài liệu, bệnh án tâm thần của con gái đến các cơ quan báo đài.
Bà Phạm Thị Thanh Ngọc.
Trước đó, ngày 15/1/2014, ông Châu cũng gửi đơn yêu cầu tới Công ty Luật TNHH Một thành viên QTC (Hà Nội) đề nghị cử luật sư tư vấn, làm việc với các tổ chức, cơ quan nhà nước và báo đài liên quan về những vụ việc liên quan đến bà Ngọc gây sốc dư luận thời gian gần đây.
Công ty Luật QTC, đơn vị bảo vệ quyền lợi ích hợp pháp cho gia đình bà Ngọc, cho biết, trước đây và hiện nay, bà Phạm Thị Thanh Ngọc bị bệnh tâm thần, có bệnh án số 788, mã y tế 107/01/09 ngày 12/6/2009 của Bệnh viện Tâm thần tỉnh Hải Dương. Bà Ngọc đã nhiều lần đến Bệnh viện Tâm thần tỉnh Hải Dương điều trị nhưng hiện nay vẫn không có khả năng điều khiển hành vi của mình, gây ra những sự việc không theo ý muốn, gây xôn xao dư luận xã hội.
Video đang HOT
Bệnh án tâm thần của “kiều nữ Hải Dương”.
“Vì vậy, sau khi QTC chúng tôi là đơn vị bảo vệ quyền lợi hợp pháp cho gia đình bà Ngọc đã cung cấp thông tin về tình trạng tâm thần của bà Phạm Thị Thanh Ngọc, theo yêu cầu hợp pháp của người giám hộ đương nhiên của bà Ngọc đề nghị được bảo vệ danh dự, nhân phẩm (Theo quy định Điều 20 Hiến pháp 2013: Mọi người có quyền bất khả xâm phạm về thân thể, được pháp luật bảo vệ về sức khỏe, danh dự và nhân phẩm; không bị tra tấn, bạo lực, truy bức, nhục hình hay bất kỳ hình thức đối xử nào khác xâm phạm thân thể, sức khỏe, xúc phạm danh dự, nhân phẩm. Theo quy định Điều 37 Bộ luật Dân sự: Danh dự, nhân phẩm, uy tín của cá nhân được tôn trọng và được pháp luật bảo vệ)”, Công ty Luật QTC giải thích.
“Thời gian qua, con gái tôi bị bệnh đã không làm chủ được hành vi, gây xôn xao dư luận. Nay tôi làm thông báo này tới các cơ quan chức năng, các cá nhân, tổ chức khác bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho con gái tôi khi cháu tham gia các sinh hoạt ngoài xã hội”, ông Phạm Ngọc Châu, bố đẻ bà Ngọc nêu mong muốn.
Theo Kiến thức
Liên tục đưa lái xe taxi đi cấp cứu vì 'quá sức', 'Kiều nữ Hải Dương' có phạm tội?
Người phụ nữ này là bà Phạm Thị Thanh Ngọc (quốc tịch Mỹ), nhân vật được mệnh danh là "Kiều nữ Hải Dương" gây ồn ào báo chí thời gian qua.
Bà Phạm Thị Thanh Ngọc
Ngày 8/6, Công an TP Đà Lạt (Lâm Đồng) nhận được tin báo về trường hợp ông H.V.Q (44 tuổi, hành nghề lái taxi, HKTT tại Ninh Hòa, Khánh Hòa) nhập viện cấp cứu tại Bệnh viện Đa khoa Lâm Đồng trong tình trạng hôn mê sau khi vào khách sạn với một người phụ nữ. Người phụ nữ này là bà Phạm Thị Thanh Ngọc (quốc tịch Mỹ), nhân vật được mệnh danh là "Kiều nữ Hải Dương" gây ồn ào báo chí thời gian qua.
Theo tường trình của tài xế Q, trên đường chở bà Ngọc đi du lịch Đà Lạt, bà Ngọc có gạ ông vào khách sạn nghỉ. Tới gần sáng, bà Ngọc đưa cho ông Q 4 viên thuốc, sau khi uống xong thì ông này bất tỉnh, nhập viện trong tình trạng hôn mê. Khi được mời đến Công an TP Đà Lạt để làm rõ vụ việc, bà Ngọc thừa nhận có "quan hệ" với ông Q nhiều lần.
Trước đó, rạng sáng 30/5, anh Nguyễn Đức T (30 tuổi, quê Giao Thủy, Nam Định, là tài xế của hãng taxi Thanh Nga) cũng được "Kiều nữ Hải Dương" đưa vào cấp cứu ở Bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội) trong tình trạng bất tỉnh, khỏa thân. Theo lời kể của anh T, tối 29/5, anh chở bà Ngọc đến một khách sạn ở Hà Nội. Bà Ngọc chủ động bảo anh đi mua xôi về khách sạn ăn rồi đề nghị anh ở lại đó để sáng hôm sau đi Nghệ An sớm. Ở phòng chỉ có 1 chiếc giường to, anh nằm 1 bên xem bóng đá rồi ngủ thiếp đi. Sáng hôm sau tỉnh dậy đã thấy mình đang ở bệnh viện. Các bác sĩ ở Bệnh viện Bạch Mai cho biết, nguyên nhân sự bất tỉnh của anh T ban đầu được xác định là do thuốc kích dục.
Tối 4/5, tài xế T.H.N (SN 1989, lái xe của hãng taxi Vinasun) chở bà Phạm Thị Thanh Ngọc từ TP.HCM đi Buôn Ma Thuột. Khi xe đến một nhà nghỉ ở tỉnh Bình Phước, bà Ngọc bảo tài xế vào nhà trọ nghỉ ngơi 1 tiếng rồi đi tiếp. Anh N kể lại: "Khi mang chiếc valy cuối cùng vào phòng, bà Ngọc từ trong nhà tắm bước ra với tình trạng trần truồng và bảo tôi "phục vụ" bà ta. Quá bất ngờ và hoảng sợ, tôi đóng cửa bỏ ra ngoài xin nhân viên cây xăng cho số điện thoại di động của công an xã để gọi nhờ can thiệp". Trong lúc anh N đang nói chuyện với nhân viên cây xăng thì bà Ngọc ra sân ngoắc tay gọi anh N đến và nói: "Chị đã đập xe em rồi". Chiếc xe taxi do tài xế N cầm lái đã bị bà Ngọc đập vỡ kính vì anh này không chịu "phục vụ" kiều nữ.
Vấn đề cần trao đổi là bà Phạm Thị Thanh Ngọc có phạm tội không, và nếu có thì theo tội danh nào?
Bình luận của luật sư
Theo tình tiết vụ việc, trước hết cần khẳng định, các trường hợp đã quan hệ tình dục với bà Ngọc đều khẳng định là tự nguyện. Các lái xe cũng khẳng định tự nguyện uống thuốc kích dục, vì vậy tôi đồng ý với ý kiến bạn đọc là bà Ngọc không phạm tội hiếp dâm theo Điều 111, Bộ luật Hình sự. Tội hiếp dâm: Người nào dùng vũ lực, đe doạ dùng vũ lực hoặc lợi dụng tình trạng không thể tự vệ được của nạn nhân hoặc thủ đoạn khác giao cấu với nạn nhân trái với ý muốn của họ.
Về hành vi cho uống thuốc dẫn đến phải đi cấp cứu làm ảnh hưởng đến sức khỏe của lái xe, chúng ta cần quan tâm đến chi tiết: trước khi cho nạn nhân uống thuốc, các lái xe có biết đó là thuốc kích dục không? Theo tình tiết và thực tế vụ án, chúng tôi khẳng định các lái xe có biết đó là thuốc kích dục được dùng với mục đích khôi phục khả năng tình dục sau khi đã quan hệ nhiều lần. Nếu các lái xe đã biết mà vẫn uống thì đó là lỗi lái xe, không phải lỗi bà Ngọc và bà Ngọc không chịu trách nhiệm. Nếu lái xe không biết là thuốc gì, hoặc bà Ngọc nói dối là thuốc bổ, hoặc bà Ngọc dùng vũ lực bắt các nạn nhân uống thuốc gây tổn hại sức khỏe, cần phải xác định loại thuốc ấy có những hoạt chất nào gây ảnh hưởng đến sức khỏe và tỷ lệ thương tật là bao nhiêu? Nếu tỷ lệ thương tật tới trên 11%, bà Ngọc sẽ bị truy tố theo Điều 104. Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác với nội dung: Người nào cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ thương tật trên 11% thì chịu mức hình phạt tù từ 6 tháng đến chung thân tùy tình tiết tăng nặng.
Về hành vi đập kính cửa ô tô taxi, bà Ngọc chưa có tiền án, chưa bị xử phạt hành chính về hành vi này, tài sản bị phá hỏng cũng chỉ hơn 500.000 đồng một chút, hơn nữa, bà Ngọc cũng đã thỏa thuận đền bù cho lái xe, vì vậy, với hành vi này, bà Ngọc xứng đáng bị phạt hành chính.
Bà Ngọc là người Mỹ gốc Việt nếu phạm tội vẫn bị các tòa án Việt Nam xét xử như mọi kẻ phạm tội khác. Theo quy định tại Điều 171 Bộ Luật Tố tụng hình sự, Bộ luật Hình sự được áp dụng đối với mọi hành vi phạm tội thực hiện trên lãnh thổ nước CHXHCN Việt Nam. Mọi người phạm tội đều bình đẳng trước pháp luật, không phân biệt nam, nữ, dân tộc, tôn giáo, thành phần và địa vị xã hội. Việc áp dụng hình phạt nào là theo quy định pháp luật, căn cứ vào tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội của bị can, bị cáo và do cơ quan tố tụng quyết định, bảo đảm xét xử đúng người, đúng tội, đúng pháp luật. Trường hợp của bà Ngọc, không phải là quan chức ngoại giao được quyền miễn trừ, nếu phạm tội, thì bị xét xử như mọi kẻ phạm tội khác. Dĩ nhiên khi xét xử tòa án sẽ mời đại diện Đại sứ quán Mỹ tới dự phiên xét xử.
Tuy nhiên trong trường hợp này, bà Ngọc đã từng điều trị bênh tâm thần, hành vi của bà Ngọc cũng có dấu hiệu tâm thần, theo quy định tại khoản 1 Điều 13 Bộ luật Hình sự về các trường hợp không có năng lực trách nhiệm hình sự, đã thừa nhận một người không có năng lực trách nhiệm hình sự khi họ mắc một trong các bệnh sau: bệnh tâm thần kinh niên, bệnh loạn thần, bệnh si ngốc, các bệnh gây rối loạn tinh thần tạm thời. Thực tiễn xét xử cho thấy chỉ người nào thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội trong tình trạng họ đang bị bệnh tâm thần hoặc một bệnh khác làm mất khả năng nhận thức thì mới không bị truy cứu trách nhiệm hình sự (loại trừ trách nhiệm hình sự). Trường hợp của bà Ngọc rất có thể rơi vào trường hợp này.
Theo quan điểm cá nhân, chúng tôi cho rằng: Cách xử lý tốt nhất đối với trường hợp của bà Ngọc là lập biên bản vi phạm hành chính, phạt hành chính và trục xuất bà Ngọc ra khỏi lãnh thổ Việt Nam. Theo Điều 32 Bộ luật Hình sự 1999 thì trục xuất là hình phạt chính hoặc hình phạt bổ sung do Tòa án áp dụng với người phạm tội là người nước ngoài. Người bị áp dụng hình phạt này sẽ bị buộc rời khỏi lãnh thổ Việt Nam trong thời hạn nhất định do tòa án quyết định. Ngoài ra, trục xuất còn được áp dụng như một biện pháp hành chính. Theo Điều 17 Nghị định số 21/2001/NĐ-CP ngày 28/5/2001 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh Nhập cảnh, xuất cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam thì Bộ trưởng Bộ Công an có thẩm quyền trục xuất người nước ngoài trong những trường hợp sau: Vi phạm nghiêm trọng pháp luật Việt Nam, bị xử phạt hành chính; Phạm tội nhưng được miễn truy cứu trách nhiệm hình sự; Vì lý do bảo vệ an ninh quốc gia và trật tự an toàn xã hội.
Luật sư Nguyễn Văn Hướng (Đoàn Luật sư TP Hà Nội)
Theo Xahoi
Xử lý hình sự hành vi của 'kiều nữ Hải Dương'? Theo LS Binh, nêu xac đinh "kiêu nư Hai Dương" bo thuôc mê, gây mât năng lưc cua tai xê để thưc hiên hanh vi cá nhân thi co thê xư ly hinh sự. Co thê xư ly hinh sư hanh vi cua 'kiêu nư Hai Dương'? Như chúng tôi đã đưa tin, rạng sáng ngày 30/5, anh Nguyễn Đức T. (30 tuổi),...