Bộ Kế hoạch và Đầu tư hiện đại hóa cải cách hành chính
Theo Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Trần Duy Đông, trong bối cảnh cách mạng công nghiệp lần thứ tư, hiện đại hóa hành chính là một trong những yếu tố tiên quyết trong công tác cải cách hành chính.
Trụ sở Bộ Kế hoạch và Đầu tư. Ảnh: mpi.gov.vn
Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Trần Duy Đông cho biết, trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư, hiện đại hóa hành chính là một trong những yếu tố tiên quyết trong công tác cải cách hành chính. Theo đó, Bộ luôn chú trọng thực hiện chuyển đổi số.
Cụ thể, Bộ đã xây dựng Hệ thống thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp là hệ thống cốt lõi trong xây dựng Chính phủ điện tử, góp phần minh bạch hóa thông tin về đăng ký doanh nghiệp.
Đặc biệt, trong giai đoạn 2011-2020, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã tham mưu báo cáo Chính phủ, trình Quốc hội thông qua 17 dự án Luật, với nhiều cơ chế, chính sách then chốt có tính chất tiên phong, định hướng.
Về cải cách thủ tục hành chính, hằng năm, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đều ban hành phương án đơn giản hóa thủ tục hành chính, cắt giảm điều kiện kinh doanh và các hoạt động kiểm tra chuyên ngành, tổ chức tốt việc tiếp nhận, giải quyết tốt các hồ sơ thủ tục hành chính thuộc phạm vi, lĩnh vực quản lý.
Video đang HOT
Đặc biệt, năm 2020, Bộ đã tham mưu xây dựng, soạn thảo Luật Doanh nghiệp và Luật Dầu tư với nhiều cải cách mạnh mẽ.
Luật Đầu tư năm 2020 đã bãi bỏ 16 ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện. Theo đó, khoảng 400 điều kiện kinh doanh tương ứng với 23 ngành, nghề này đã được cắt giảm.
Căn cứ danh mục ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện đã được điều chỉnh tại Luật Đầu tư năm 2020, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã nghiên cứu, rà soát và trình Chính phủ danh mục các điều kiện kinh doanh cần tiếp tục bãi bỏ, đơn giản hóa.
Trong đó có các điều kiện kinh doanh liên quan tới một số ngành nghề như: kinh doanh dịch vụ kiểm định kỹ thuật an toàn lao động; kinh doanh dịch vụ bưu chính; hoạt động của nhà xuất bản; kinh doanh dịch vụ phát thanh, truyền hình trả tiền; các quy định về chứng chỉ…
Không những thế, Luật Doanh nghiệp năm 2020 bãi bỏ các thủ tục hành chính không còn cần thiết, gồm: thủ tục thông báo mẫu dấu; đồng thời, quy định doanh nghiệp có thể sử dụng dấu “số” thay cho dấu “truyền thống”, thủ tục báo cáo thay đổi thông tin người quản lý doanh nghiệp, thủ tục xin phép cơ quan đăng ký kinh doanh để ra hạn họp đại hội đồng cổ đông thường niên…
Bên cạnh đó, để tiếp tục tạo thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp, hướng tới một dịch vụ hành chính công hiện đại, Hệ thống đăng ký doanh nghiệp qua mạng điện tử đã được triển khai xây dựng và đưa vào vận hành.
Hệ thống này đáp ứng yêu cầu dịch vụ công trực tuyến cấp độ 4, giúp giảm thời gian, chi phí thành lập doanh nghiệp, đồng thời góp phần xây dựng một hệ thống đăng ký kinh doanh minh bạch, hạn chế tối đa những tiêu cực có thể phát sinh từ sự can thiệp của con người.
Tuy nhiên, để thực hiện tốt cải cách hành chính trong thời tới, Bộ Kế hoạch và Đầu tư tiếp tục hoàn thiện và nâng cao chất lượng thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa đầy đủ, đồng bộ, hiện đại, hội nhập; đồng thời, tiếp tục nghiên cứu đổi mới thể chế về sở hữu; rà soát hệ thống các quy định pháp luật liên quan đến đầu tư, doanh nghiệp, bảo đảm thực hiện nghiêm minh quyền tự do kinh doanh, quyền sở hữu tài sản, các quyền, nghĩa vụ dân sự của các tổ chức, cá nhân theo quy định của pháp luật…
Bên cạnh đó, phát triển mạnh mẽ khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số để tạo bứt phá về năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh, tạo nền tảng cho cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư…/.
Sẽ báo cáo Chính phủ về gói hỗ trợ cho doanh nghiệp, người dân
Nếu như năm 2020 gần như toàn bộ xã hội bị ảnh hưởng thì năm 2021 nhóm bị ảnh hưởng chủ yếu là du lịch, dịch vụ và giao thông vận tải, còn một số lĩnh vực khác đã dần hồi phục...
Trả lời câu hỏi của báo chí về gói hỗ trợ các đối tượng bị ảnh hưởng do dịch COVID-19, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Trần Quốc Phương nhấn mạnh đây là nhiệm vụ quan trọng được Chính phủ giao.
Nhiệm vụ này chính là xây dựng giải pháp tốt nhất cho nền kinh tế mà cụ thể hơn là các doanh nghiệp , đối tượng khi bị ảnh hưởng bởi COVID-19 trong năm 2021. Báo cáo đánh giá của Bộ Kế hoạch và Đầu tư cũng cho rằng tình hình COVID -19 rất phức tạp, sẽ tiếp tục ảnh hưởng đến nền kinh tế nước ta trong năm 2021 và còn kéo dài thêm một số năm sau.
Ông Phương cho rằng với đợt dịch năm 2021, do các biện pháp phòng, chống đã tiến bộ, phù hợp hơn nên đối tượng bị ảnh hưởng cũng khác so với 2020. Trong khi năm trước gần như toàn bộ xã hội bị ảnh hưởng thì năm 2021 nhóm bị ảnh hưởng chính chủ yếu là du lịch , dịch vụ và giao thông vận tải, trong đó có hàng không là nặng nhất. Một số lĩnh vực khác của thị trường trong nước như nông sản, xuất khẩu đã dần được khôi phục.
Cũng theo ông Phương, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã phối hợp với các Bộ: Công Thương, Tài chính, Lao động Thương binh và Xã hội, Ngân hàng Nhà nước để tiếp tục nghiên cứu giải pháp.
Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã có một số nghiên cứu sơ bộ về nhiệm vụ hỗ trợ doanh nghiệp, người dân và xác định việc tiếp tục hỗ trợ là rất cần thiết trong bối cảnh dịch bệnh vẫn phức tạp. Trong đó, tác động chủ yếu từ các biện pháp phòng, chống dịch như phong tỏa, giãn cách xã hội... ảnh hưởng đến giao thương.
Đơn vị này sẽ tổng hợp để báo cáo Chính phủ cũng như là nghiên cứu sâu hơn ý kiến của chuyên gia và đưa ra kiến nghị để có thể ban hành gói hỗ trợ phù hợp cho người dân và doanh nghiệp, để chính sách đến được đúng các đối tượng...
3 cục hải quan dẫn đầu về chỉ số cải cách hành chính Cục Hải quan Đà Nẵng, Đồng Nai và TP. Hồ Chính Minh cùng đạt số điểm 89/90, dẫn đầu bảng xếp hạng Chỉ số cải cách hành chính các đơn vị thuộc và trực thuộc Tổng cục Hải quan theo Quyết định 3751/QĐ-TCHQ. Cán bộ Hải quan Đà Nẵng hướng dẫn DN hoàn thiện thủ tục nhập khẩu. Ảnh: Nguyễn Sơn Tổng cục...