Bờ kè 80 tỷ/km xuất hiện hố sâu có thể ‘nuốt’ người
Hơn 1 năm nay bờ kè được xây dựng với kinh phí 80 tỷ đồng/km tại huyện Tháp Mười xuất hiện tình trạng sụt lún, tạo hố sâu.
Đầu tháng 12/2018, nhiều người dân sống cạnh khu vực chợ Trường Xuân, huyện Tháp Mười, Đồng Tháp lo sợ tai nạn khi đi qua bờ kè cạnh khu dân cư bởi hàng loạt điểm sụt lún, tạo hố sâu. Có hố diện tích lớn tới gần 2m có thể “nuốt” được cả người lớn xuống.
“Bờ kè này thấy phía trên còn gạch chứ ở dưới bị rỗng, bước đi mạnh sẽ bị sụp liền. Dân ở đây đâu ai dám cho các bé ra bờ kè chơi” – một người dân ở Ấp 5A, Trường Xuân cho biết.
Phía dưới các điểm bị sụt lún là “hang rỗng lớn” dễ gây sụt lún tiếp.
Theo thông tin từ người dân phản ánh, dự án được xây dựng xong từ tháng 3/2016, thời hạn bảo hành 2 năm nhưng từ giữa năm 2017 đã xuất hiện nhiều điểm sụt lún trên dự án này. Mặc dù vậy, không thấy nhà thầu sửa chữa khiến cho các điểm sụt lún ngày càng trầm trọng.
Ông Đinh Minh Dũng – Chủ tịch UBND huyện Tháp Mười cho biết, dự án trên có tổng chiều dài 1.000m thuộc Dự án nạo vét kênh Đồng Tiến – Lagrange do Ban Quản lý Đầu tư và Xây dựng Thủy lợi 10 của Bộ NN&PTNT làm chủ đầu tư, với tổng nguồn vốn hơn 80 tỷ đồng.
Đơn vị trúng thầu thi công bờ kè là liên danh giữa Công ty TNHH Xây dựng và Khảo sát công trình Thanh Tuấn và Công ty Xây dựng Cadaco.
Video đang HOT
Những cái hố như “chiếc bẫy”
Nói về nguyên nhân dẫn đến tình trạng bờ kẹ xuất hiện điểm sụt lún, Chủ tịch UBND huyện Tháp Mười nói: “Do việc đổ bê tông thi công bờ kè còn có các khe hở ở thân kè nên cát lọt ra ngoài sông, gây sụt lún vỉa hè”.
Giám đốc Sở NN&PTNT Đồng Tháp Nguyễn Văn Công, cho biết, hiện tại tình hình sạt lở trên địa bàn tỉnh diễn ra khá phức tạp. Tùy vào tính chất và mức độ của các vụ sạt lở ở các địa phương mà có cách xử lý. Nếu vụ việc nhỏ thì địa phương tự xử lý, còn vụ việc nghiêm trọng, tỉnh sẽ có hướng xử lý từ Quỹ Phòng chống thiên tai của tỉnh hoặc báo cáo lên Trung ương.
Ngọc Mai (Tổng hợp)
Theo Dantri
Lũ lên cao đe doạ đê bao, nhà nông thấp thỏm lo mất ăn lúa thu đông
Tại xã Thạnh Lợi, huyện Tháp Mười, tỉnh Đồng Tháp, áp lực nước từ thượng nguồn đổ về khu nội Đồng Tháp Mười đã làm vỡ đê bao, khiến gần 150ha lúa bị chìm trong nước, ước tính thiệt hại gần 4 tỷ đồng. Trong khi đó, nước lũ vẫn đang lên, đe dọa hàng loạt tuyến đê bao khác ở các tỉnh miền Tây, khiến nhà nông lo sợ cho sự an toàn của những đồng lúa vụ thu đông.
Thu hoạch lúa chạy lũ
Ông Phan Văn Sóc ở ấp 2 (xã Thạnh Lợi, huyện Tháp Mười, tỉnh Đồng Tháp) cho biết: Gia đình có 1,3ha lúa bị nhấn chìm trong dòng nước lũ. Để "vớt được đồng nào đỡ đồng nấy", gia đình ông đã lặn hụp cắt từng bông lúa đem về nhà. Sự vụ vừa xảy ra khiến cuộc sống gia đình thời gian tới vô cùng khốn khó bởi nguồn thu xem như bế tắc, trong khi đó gia đình có đến 6 nhân khẩu.
Người dân xã Vĩnh Gia, huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang thu hoạch lúa vụ thu đông chạy lũ. Ảnh: H.X
Không chỉ có diện tích lúa của ông Sóc bị ngập mà có hơn 100ha khác trong vùng lúa của xã Thạnh Lợi này bị mất trắng. Theo người dân địa phương, tối 12.9, tuyến đê bao dài 25m nơi đây bị vỡ trước áp lực của nước lũ dâng cao và mưa nhiều ngày gây ra. Mặc dù khi phát hiện vụ việc, địa phương đã huy động 4 máy đào và trên 200 người dân cùng dân quân tiến hành gia cố nhưng không thể gia cố, cứu vãn được tình thế.
Theo ông Đoàn Văn Tuấn - Phó Chủ tịch UBND xã Thạnh Lợi, số diện tích lúa bị thiệt hại còn khoảng 1 tuần nữa là thu hoạch dứt điểm. Do vụ việc việc xảy ra vào ban đêm nên công tác gia cố khó khăn và không thành công. Xã đã đề nghị UBND huyện và tỉnh có chính sách hỗ trợ người dân khắc phụ hậu quả; đồng thời huy động lực lượng kiểm tra thường xuyên các tuyến đê, để kịp thời xử lý các tình huống không mong muốn.
Được biết, hiện xã Thạnh Lợi còn trên 3.000ha lúa thu đông, trong đó có nhiều khu vực có nguy cơ vỡ đê rất cao. Vì vậy, người dân tranh thủ thu hoạch lúa càng sớm càng tốt, tránh để xảy ra những thiệt hại đáng tiếc trong thời gian tới.
Không riêng gì Đồng Tháp, nhiều người dân ở An Giang cũng bị thiệt hại nặng những diện tích lúa nằm ngoài đê bao khi nước lũ dâng cao kết hợp với triều cường. "Gia đình tôi bỏ ra 80 triệu đồng để trồng 1,8ha lúa, gần đến ngày thu hoạch thì bị nước nhấn chìm mất trắng chỉ trong một đêm" - ông Cao Văn Tuấn ở ấp Vĩnh Cầu (xã Vĩnh Gia, huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang) buồn so nói.
Theo ông Tuấn, lũ năm nay về sớm, chảy nhanh, áp lực nước rất lớn nên ông và người dân địa phương đều không kịp trở tay. Trước mắt, ông sẽ nói các cửa hàng phân bón mà ông mua trước đó cho ghi nợ, thiếu đến vụ sau sẽ trả.
Còn ông Mai Văn Lành (ấp Vĩnh Cầu, xã Vĩnh Gia, huyện Tri Tôn) thì bị thiệt hại nặng hơn bởi có đến 15ha bị ngập nước, với vốn đầu tư trên 300 triệu đồng. Theo ông Lành, tưởng lũ nhỏ như những năm trước, năm nay người dân trong ấp tự liên kết lại làm bờ bao để sản xuất lúa thu đông. Không ngờ nước lũ từ phía Campuchia đổ về rất mạnh, nước lên nhanh làm cho bờ bao bị vỡ gây ngập lúa mặc dù trước đó, bà con đã đầu tư gần 130 triệu đồng để thuê cơ giới gia cố đê bao.
Túc trực giữ đê bao
Hiện nay, huyện Tháp Mười (Đồng Tháp) có trên 8.000ha diện tích lúa thu đông chưa thu hoạch bị nước lũ đe dọa, tập trung nhiều ở các xã: Hưng Thạnh, Thạnh Lợi và Trường Xuân. Để chủ động phòng chống lũ, huyện Tháp Mười đã thành lập 107 tổ, đội phòng chống và bảo vệ đê với gần 900 người tham gia tại 13/13 xã, thị trấn. Theo đó, những tổ, đội này sẽ thực hiện phần việc gia cố, tôn cao đê bao, phân công tuần tra, kiểm tra...
Theo UBND huyện Cao Lãnh (Đồng Tháp), nơi đây còn khoảng 19.200ha lúa thu đông chưa thu hoạch và dự kiến sẽ thu hoạch dứt điểm vào cuối tháng 9. Hiện các điểm xung yếu của nhiều đê bao đã và đang được địa phương khắc phục.
Ghi nhận của phóng viên Báo NTNN, huyện Tháp Mười và Cao Lãnh là 2 địa phương có nhiều diện tích lúa thu đông có nguy cơ bị nước lũ đe doạ nhất. Vì vậy, mới đây, lãnh đạo UBND tỉnh Đồng Tháp cùng đại diện các sở, ngành có liên quan đã đến kiểm tra thực tế, đồng thời chỉ đạo lãnh đạo 2 địa phương trên tăng cường gia cố đê bao bảo vệ lúa, nhanh chóng thu hoạch diện tích lúa đã chín, với phương châm "xanh nhà hơn già đồng", huy động lực lượng tuần tra bảo vệ đê bao.
Tại huyện Tri Tôn (An Giang), hiện nay, mực nước lũ đang ở mức cao, nhiều nơi đã ngấp nghé bờ đê ở một số khu vực thuộc xã Lương An Trà, Lạc Quới, Vĩnh Phước, Vĩnh Gia trong đó có nơi mực nước chỉ cách mặt đê từ 0,3-0,4m. Điều mà người dân nơi đây lo ngại là phía bên trong đê có nhiều ruộng lúa chưa thu hoạch, trong khi các đoạn đê phần lớn mới gia cố nên đất mềm, rất dễ sạt lở trước áp lực nước từ kênh Vĩnh Tế đang lên mạnh và trong trường hợp có mưa lớn kéo dài.
Theo thống kê của UBND huyện Tri Tôn, toàn huyện đã có 887ha lúa thu đông bị thiệt hại do lũ và có 2.070ha khu vực ngoài đê bao xung yếu cần tập trung bảo vệ. Một số nơi, người dân đang thu hoạch chạy lũ (những diện tích lúa chưa chín tới nhưng có nguy cơ bị thiệt hại), cụ thể là 431ha ở xã Lạc Quới, 209ha ở xã Vĩnh Gia...
Được biết, để công tác ứng phó với lũ đạt hiệu quả tốt nhất, các địa phương trên địa bàn huyện Tri Tôn đã tổ chức 61 cuộc họp dân để thông báo diễn biến lũ, đưa ra phương án đặt máy bơm chống úng, gia cố đê bao, cống bọng bảo vệ lúa.
"Mấy ngày nay địa phương huy động trên 700 người (bộ đội, biên phòng, dân quân tự vệ) cùng người dân gia cố đê bao. Năm nay lũ về sớm hơn mọi năm gần cả tháng, đồng thời mực nước lên nhanh và cao hơn cùng kỳ gây khó khăn trong công tác bảo vệ, đặc biệt là khu vực ngoài đê bao" - ông Võ Thanh Tuấn - Chủ tịch UBND xã Lạc Quới (Tri Tôn) cho biết.
Ông Lương Hoàng Viễn - Phó Chủ tịch UBND xã Thạnh Mỹ Tây (huyện Châu Phú, tỉnh An Giang) cho biết, vài ngày qua, nhiều người dân và lực lượng chức năng xã cùng nhau gia cố tuyến đê Tây Kênh 8 để bảo vệ khoảng 2.300ha lúa thu đông bên trong. Hiện, mực nước bên trong và ngoài đê đã chênh lệch hơn 1,5m nên không thể lơ là.
Theo Danviet
Sau sự cố vỡ đê, nông dân Đồng Tháp như 'ngồi trên đống lửa' Sự cố vỡ đê khiến 150 ha lúa ở xã Thạnh Lợi, huyện Tháp Mười, tỉnh Đồng Tháp chìm trong biển nước, đã khiến người dân đang canh tác lúa Thu Đông 2018 "đứng ngồi không yên". Cán bộ xã Thạnh Lợi, huyện Tháp Mười, tỉnh Đồng Tháp kiểm tra các ô bao xung yếu. Giữa đầu tháng 9, lũ từ thượng nguồn...