Bỏ iPhone dùng điện thoại “nghe gọi chọi”: Mọi chuyện liệu sẽ ổn?
Chua Hong Ko, một biên tập viên về công nghệ trên trang South China Morning Post đã mua một chiếc điện thoại di động chỉ có thể nghe gọi và nhắn tin để thay thế cho iPhone. Tại sao anh lại từ chối những tiện ích của một chiếc smartphone?
Dưới đây là lời chia sẻ của Chua Hong Ko được mình dịch lại. Mời các bạn cùng xem để biết lý do anh Ko làm điều “lạ lùng” như vậy nhé.
Tháng trước, trong khi đi nghỉ, tôi đã đặt hàng một chiếc điện thoại cơ bản từ công ty Punkt Tronics AG có trụ sở tại Lugano, Thụy Sĩ. Sản phẩm có tên gọi MP02, nằm bên trong một hộp đen nhỏ gọn, được DHL gửi đến tôi một tuần sau đó.
Punkt MP02
Ngoài chức năng nghe gọi và nhắn tin, MP02 chỉ có thêm một số ít ứng dụng như lịch, đồng hồ, ghi chú và máy tính. Nó cũng hỗ trợ 4G để người dùng có thể truy cập internet trên laptop hoặc iPad thông qua kết nối 4G trên điện thoại trong trường hợp cần kiểm tra email hoặc đăng ảnh kỳ nghỉ lên Instagram.
Về cơ bản, với số lượng ứng dụng hạn chế, MP02 gần như là một “cục gạch” đúng nghĩa.
Nhưng trong thực tế, sự quan tâm dành cho điện thoại “cục gạch” tuy ít nhưng ngày càng tăng, từ những người ở tuổi trung niên hoài cổ vẫn còn nhớ về điện thoại nắp gập Nokia 5110 hoặc Motorola StarTAC cho đến những người muốn nghỉ ngơi, tránh khỏi hàng đống thông báo điện thoại thông minh, rời xa mạng xã hội và hàng loạt phương tiện truyền thông.
Đối với tôi, dành ít thời gian cho điện thoại nghĩa là tôi sẽ có thêm thời gian để làm những việc khác.
Video đang HOT
Smartphone có thể khiến chúng ta tốn nhiều thời gian vô ích vào web, game, mạng xã hội, trang chia sẻ video…
Sau một tuần sử dụng MP02 trong kỳ nghỉ và bây giờ quay trở lại với công việc, tôi nhận ra rằng trước đây mình đã lãng phí quá nhiều thời gian cho smartphone mà không có mục đích. Tôi đã kiểm tra Twitter hoặc Facebook theo thói quen thay vì với một nhu cầu cụ thể.
Với chiếc điện thoại của Punkt, tôi có thể từ bỏ thói quen xấu – kiểm tra điện thoại theo phản xạ, ngay cả khi tôi muốn. MP02 không có Twitter, Facebook, LinkedIn, YouTube, Instagram hay Netflix. Nó cũng không có Gmail, Slack hoặc WeChat. Tôi không phải mất nhiều thời gian cho những ứng dụng ấy.
Thậm chí, có lẽ tôi đã tiết kiệm được một vài đô la vì không thể vào Amazon hoặc Taobao để mua sắm chỉ bằng vài thao tác lướt ngón tay mỗi lần di chuyển trên tàu điện ngầm.
Trong vài ngày đầu tiên, tôi rút điện thoại MP02 ra khỏi túi một cách bản năng trong khi chờ tàu hoặc đứng xếp hàng trước khi nhận ra rằng nó không thể làm bất cứ điều gì ngoại trừ thực hiện cuộc gọi và gửi tin nhắn văn bản. Vì vậy, tôi đặt điện thoại vào lại trong túi và ngắm nhìn xung quanh.
Không có bất kỳ mạng xã hội nào cũng có nghĩa là tôi đã không lãng phí thời gian để lướt qua vô số bức ảnh của những gia đình hạnh phúc trên sườn núi ở Nhật Bản – dữ liệu lấp đầy bảng tin Facebook của tôi vào thời điểm này trong năm.
Với MP02, tôi không có màn hình cảm ứng, không có phản hồi xúc giác, nhưng không phải lướt ngón tay cuộn trang vô tận mà không biết đến khi nào mới dừng lại.
Sau vài ngày lo lắng, tôi bắt đầu quen với việc không kiểm tra điện thoại theo bản năng sau mỗi năm phút. Tôi phát hiện ra một điều quan trọng: “Ngày tận thế” sẽ không đến chỉ vì tôi không trả lời email hoặc tin nhắn ngay lập tức. Nếu thông tin quan trọng, họ có thể nhấc điện thoại lên và gọi cho tôi.
Đó lẽ ra là cách công nghệ nên hoạt động, nhưng trải qua thời gian, chính chúng ta đã cho phép công nghệ nhầm lẫn giữa tính tức thời và tầm quan trọng.
Bên cạnh đó, tôi đã học được rằng: Mình chắc chắn không cần phải kết nối internet mọi lúc mọi nơi. Sẽ thật thoải mái nếu bạn không dùng điện thoại khi đang đi bộ, ăn uống hoặc trò chuyện cùng gia đình, bạn bè và người thân. Công nghệ nên là một “người hầu”, thay vì là “chủ nhân” của chúng ta trong cuộc sống.
Tất nhiên, có những hạn chế khi không sử dụng điện thoại thông minh. Tôi nhớ ứng dụng bản đồ – công cụ hữu ích cho một người mới đến Hồng Kông như tôi, nhưng tôi có bản đồ ở mỗi ga tàu điện ngầm. Tôi không thể đọc sách trên ứng dụng Kindle, nhưng có thể khắc phục bằng cách mang theo một cuốn sách.
Bạn cũng không có camera để ghi lại những khoảnh khắc thoáng qua trong cuộc sống. Máy ảnh có thể là giải pháp, nhưng nếu bạn không thể mua thêm thiết bị này, trải nghiệm mọi thứ mà không cần đến thao tác chụp ảnh cũng không phải là “ngày tận thế”.
Theo Thế Giới Di Động
Đây là một số tính năng của iPhone mà người dùng Android thèm muốn
Thị trường smartphone hiện nay đang là cuộc cạnh tranh giữa iPhone và các mẫu điện thoại Android.
Mặc dù số lượng điện thoại Android được tiêu thụ lớn hơn iPhone nhưng có nhiều tính năng của iPhone mà người dùng Android đang thèm muốn.
Chủ đề này được thảo luận rất "rôm rả" trên diễn đàn Reddit
Chiếc iPhone đầu tiên được ra mắt vào tháng 6/2007 và 16 tháng sau chiếc điện thoại Android đầu tiên mới trình làng - đó là chiếc T-Mobile G1 của HTC. Dù trình làng muộn hơn nhưng T-Mobile G1 đã cho thấy Android là một nền tảng rất tốt cho điện thoại thông minh. Chiếc Motorola DROID ra mắt vào tháng 11/2009 đã củng cố cho nhận định này. Hiện nay, hệ điều hành Android có mặt trên 85% điện thoại thông minh toàn cầu. Tuy nhiên, vẫn có một số tính năng trên iPhone mà người dùng Android rất muốn có.
Trên diễn đàn Reddit tuần qua đã có một chủ đề được thảo luận rất rôm rả, đó là tính năng nào trên iPhone mà người dùng Android muốn có. Các câu trả lời cho thấy người dùng Android muốn có tính năng chạm vào thanh trạng thái để lập tức trở về đầu trang. Một số người khác nói rằng không nên kéo dài kích thước màn hình điện thoại thông minh.
Một người bình luận nói rằng anh ta ghen tị với cách iPhone kết nối với các thiết bị khác của Apple mà không cần phải thiết lập bất cứ điều gì. Anh ta cũng nói rằng nhiều ứng dụng chạy trên iOS tốt hơn trên Android, cũng như được cập nhật nhanh hơn. Cuối cùng, anh ta ước rằng Android có một tính năng nhắn tin như iMessage của Apple. Ứng dụng nhắn tin của iPhone là một tính năng mà nhiều người dùng Android nói rằng họ ghen tị.
(ảnh minh họa: Mobiscroll)
Một số người dùng Android cũng thích tính năng ghi lại các thao tác trên màn hình với âm thanh, và nhiều người thèm muốn công tắc tắt tiếng trên iPhone. Một chủ sở hữu Samsung Galaxy S8 đã sửa lại nút Bixby để có thể xoay vòng giữa các chế độ im lặng, rung và đổ chuông.
Một người dùng Android khác lại thấy thích các ứng dụng được cài sẵn trên iPhone. Trên một số mẫu điện thoại Android, sẽ không thể xóa ứng dụng Facebook nếu không cài lại máy.
Tất nhiên, con người thường có tâm lý "đứng núi này trông núi nọ", khi dùng Android lại muốn có những tính năng của iOS. Ngược lại, người dùng iPhone cũng sẽ mong ước nhiều tính năng đang có trên điện thoại Android.
Theo viet times
Mỹ lạnh hơn Nam Cực, smartphone ở ngoài trời có thể sụp nguồn Nhiều người dùng tại Mỹ cho biết điện thoại của họ bị tắt nguồn đột ngột khi sử dụng trong thời tiết quá lạnh như hiện tại. Nước Mỹ đang trải qua đợt rét kỷ lục sau ảnh hưởng của bão tuyết. Nhiều nơi có nhiệt độ thấp hơn Nam Cực. Theo CNBC, hàng loạt người dùng cho biết iPhone của họ đã...