Bỏ học vì Covid-19: Nguy cơ về một thế hệ nghèo đói ở Philippines
Philippines sắp mở cửa thử nghiệm 120 trường học nhưng với Jonathan Mapa, 12 tuổi, và 2,3 triệu trẻ em bỏ học từ tháng 3 năm ngoái, mọi thứ đã quá muộn.
Ban đầu, khi các trường mới học online, Jonathan dùng điện thoại của chị gái để học. Tuy nhiên, người chị sau đó chuyển đến một thành phố khác làm việc. Gia đình Jonathan không thể mua chiếc điện thoại khác cho em, nhất là khi họ phải vật lộn cơm áo gạo tiền lúc thành phố phong tỏa.
“Nhà em còn không có tiền để mua thức ăn. Em ghen tị với các bạn khác vì mọi người có điện thoại di động”, cậu bé bật khóc. Trước tình cảnh khốn khó của gia đình, cách đây 9 tháng, Jonathan bắt đầu nhặt rác và các đồ nhựa tái chế, phụ bố mẹ kiếm tiền.
Nếu chăm chỉ và thêm chút may mắn, mỗi buổi chiều, Jonathan có thể kiếm được 0,4 USD. Ngay khi cậu bé 12 tuổi tiết kiệm được 29,5 USD, gia đình em vấp phải một khó khăn khác. Mẹ em bị ốm và viêm khớp, số tiền đó được dùng để giúp mẹ.
Trước khi đại dịch xảy ra, Jonathan Mapa Sr. – bố của Jonathan – đủ khả năng để mua thức ăn, chi trả học phí và cho con trai 0,2 USD mỗi ngày từ việc chạy xe ôm. Tuy nhiên, giờ đây, anh không thể trả tiền thuê nhà hay hóa đơn điện, nước.
Dù nhiều trẻ em tại Tondo, Manila, bắt đầu nhặt rác và đồ tái chế để kiếm sống, người cha 47 tuổi vẫn không muốn con trai làm công việc nguy hiểm này. “Thằng bé không hề xin phép tôi. Nó còn quá trẻ, có thể gặp tai nạn hoặc bị chính quyền bắt”, người cha nói.
Khi thành phố phong tỏa, chính phủ Philippines hỗ trợ 78 USD một tháng cho các gia đình như Mapa. Tuy nhiên, con số này quá ít, chỉ bằng một nửa số tiền Mapa kiếm được. Lúc nhà chức trách quyên góp và ủng hộ máy tính bảng để học online, dù đã xếp hàng rất lâu, Mapa vẫn không thể xin được một chiếc cho con trai mình.
Jonathan Mapa, 12 tuổi, đã bỏ học hơn một năm vì gia đình không đủ điều kiện mua thiết bị học online. Ảnh: CNA
Theo các chuyên gia, chính phủ đã bỏ qua tác động của đại dịch với thanh thiếu niên và việc đóng cửa trường học sẽ làm tổn thương cả một thế hệ.
“Tôi không muốn quá bi quan, nhưng thực lòng nghĩ rằng chúng ta đang đối mặt với một cuộc khủng hoảng, không chỉ liên quan đến học tập mà sẽ ảnh hưởng đến mọi thành phần của xã hội”, Tiến sĩ Edilberto De Jesus, thành viên nghiên cứu cấp cao tại trường Ateneo (Đào tạo về hành chính công) nói.
Tháng 5 năm ngoái, Tổng thống Philippine Rodrigo Duterte từng tuyên bố “không cho học sinh trở lại trường đến khi có vaccine”. Cho đến nay, nước này ghi nhận hơn 2,7 triệu người nhiễm bệnh và 40.000 trường hợp tử vong. Hơn 1/4 dân số đã được tiêm vaccine.
De Jesus cảnh báo nếu chính phủ không quan tâm đến 26 triệu học sinh, nhiều em sẽ bỏ học và sau này trở thành “lực cản cho sự phát triển xã hội”. Việc đóng cửa trường học cả nước không phải là cách tiếp cận đúng đắn vì mức độ ảnh hưởng của Covid-19 tại các khu vực không giống nhau.
Jonathan Mapa đi nhặt rác và các đồ nhựa tái chế, mỗi chiều có thể kiếm 0,4 USD. Ảnh: CNA
Ngoài những đứa trẻ phải bỏ học như Jonathan, ngay cả với những học sinh có thể duy trì học tập, kết quả vẫn rất ảm đạm.
Trong hai tháng 6 và 7, tổ chức SEQuRe Education Movement đã khảo sát gần 6.000 giáo viên, học sinh và phụ huynh. Kết quả cho thấy, 73% trong số 1.299 học sinh được hỏi xác nhận “không tham gia các lớp học trực tuyến”. Còn đa số học sinh học trực tuyến cho biết bản thân học kém hơn so với lớp trực tiếp.
Video đang HOT
Judith Damiar, 14 tuổi, sống tại Wawa, tỉnh Rizal, là nơi đường truyền Internet lúc được lúc mất. Em chọn cách nhận phiếu bài tập hàng tuần từ giáo viên nhưng không có ai để hỏi nếu gặp bài tập khó hoặc vấn đề không hiểu. Judith cảm thấy đau lòng và bất lực khi kết quả học tập bị ảnh hưởng trong khi cha mẹ đã cố hết sức để em được tiếp tục học.
Giáo sư Lizamarie Campoamor-Olegario, trưởng nhóm nghiên cứu của SEQuRE, cho rằng những cảm xúc này có thể gây hại cho sức khỏe tinh thần của học sinh, bao gồm căng thẳng, lo lắng, trầm cảm và hoảng loạn.
Judith Damiar nhận phiếu bài tập hàng tuần từ giáo viên vì không thể tham gia các lớp online. Ảnh: CNA
Tháng trước, Cơ quan Kinh tế và Phát triển Quốc gia Philippines ước tính trong 40 năm tới, nước này sẽ thiêt hại 220 tỷ USD, hệ quả của gián đoạn học tập.
Trước khi đại dịch xảy ra, gia đình Juriel Natividad, 19 tuổi, đủ sức để hỗ trợ tài chính khi em vào đại học tư thục. Đáng lẽ Juriel đã trở thành một sinh viên điện ảnh nhưng em quyết định bỏ học vì mẹ không còn việc làm.
Chàng trai trẻ mong muốn chính phủ sớm cho học sinh trở lại trường và hỗ trợ những người như em tìm việc làm. “Thế hệ của chúng em đang phải chịu đựng những bất ổn tinh thần tồi tệ nhất. Em không thể tránh khỏi cảm giác lo lắng, chán nản về những khó khăn hiện tại”, Juriel nói.
Trong tháng này, 59 trường công lập đã vượt qua đánh giá của cơ quan y tế để thí điểm dạy trực tiếp, đảm bảo giãn cách lớp học. Tuy nhiên, sau đó 29 trường rút lui vì chính quyền địa phương hoặc phụ huynh không ủng hộ học trực tiếp. Theo quy định, tối đa 100 trường công lập và 20 trường tư thục có thể ứng tuyển mở cửa, thời điểm kết thúc thử nghiệm là 31/1 năm sau.
Bộ trưởng Giáo dục Leonor Briones cho biết, nếu việc dạy trực tiếp được chứng minh là an toàn và hiệu quả, số lượng trường học được phép mở cửa có thể tăng lên.
De Jesus cho rằng cái giá của việc đóng cửa trường học là tiếp tục khiến những đứa trẻ này mắc kẹt trong đói nghèo. “Không có hy vọng nào để trẻ em nghèo cải thiện vị thế của mình trong xã hội nếu không được giáo dục”, ông nói.
“Nếu số phận tốt đẹp, tôi ước Jonathan sẽ có bằng sư phạm, trở thành một giáo viên hoặc chỉ đơn giản là miễn thằng bé có thể học xong. Đó là điều duy nhất tôi có thể đem lại cho Jonathan”, Mapa nói.
Judith, cô bé với ước mơ trở thành cảnh sát, nói một cách đơn giản “Em hy vọng mình có thể hoàn thành việc học. Sau đó, em mong Covid sẽ bị tiêu diệt”.
COVID-19 tại ASEAN hết 6/9: Ca mắc mới ở Philippines cao kỷ lục; Thái Lan cảnh báo đợt lây nhiễm mới
Theo trang thống kê worldometers.info, trong ngày 6/9, 10 quốc gia thành viên ASEAN ghi nhận 72.414 ca mắc COVID-19 và 1.501 ca tử vong.
Tổng số người mắc bệnh tại ASEAN từ đầu dịch đã là 10.547.626 ca, trong đó 233.757 người tử vong.
Nhân viên y tế lấy mẫu xét nghiệm COVID-19 cho người dân tại Selangor, Malaysia ngày 14/8/2021. Ảnh: THX/TTXVN
Trong ngày 6/9, quốc gia ghi nhận nhiều ca mắc nhất là Philippines với 22.415 ca. Tổng số ca mắc tại quốc gia này đã là 2.103. 331 ca.
Đứng số 2 ASEAN về ca mắc hàng ngày là Malaysia với 17.352 ca. Tới nay, Malaysia đã ghi nhận tổng cộng 1.862.187 ca mắc COVID-19.
Thái Lan đứng thứ 3 ASEAN về ca mắc trong ngày 6/9 với 13.988 ca, nâng tổng số ca từ đầu dịch lên 1.294.522 ca.
Tiếp đó là Việt Nam với 13.137 ca, Indonesia với 4.413 ca mắc, Campuchia với 528 ca, Singapore với 241 ca, Brunei với 135 ca, Lào với 125 ca và Timor -Leste với 80 ca.
Về số ca tử vong, có 8 quốc gia ghi nhận ca tử vong mới: Indonesia (612 ca), Việt Nam (311 ca), Malaysia (272 ca), Thái Lan (187 ca), Philippines (103 ca), Campuchia (13 ca), Timo-Lester (2 ca) và Brunei (1 ca).
Philippines ghi nhận số ca mắc mới tăng cao nhất từ trước đến nay
Nhân viên y tế tiêm vaccine COVID-19 cho người dân tại Manila, Philippines. Ảnh: AFP/TTXVN
Bộ Y tế Philippines ngày 6/9 thông báo thêm 22.415 ca mắc COVID-19 trong 24 giờ qua, mức cao nhất từ trước đến nay, đưa tổng số ca mắc ở nước này lên 2.103.331 ca. Đây là ngày thứ tư liên tiếp số ca mắc mới ở Philippines vượt ngưỡng 20.000 ca.
Cũng trong 24 giờ qua, số ca tử vong vì dịch COVID-19 ở Philippines cũng tăng 103 ca lên 34.337 ca.
Vùng đô thị Manila và các khu vực phụ cận chịu ảnh hưởng nặng nề nhất, chủ yếu do biến thể Delta. Phát biểu họp báo, Thứ trưởng Y tế Maria Rosario Vergeire cho biết tình hình dịch COVID-19 và hệ thống y tế nước này "vẫn đang trong tình trạng rủi ro cao". Hiện 95% số tỉnh, thành ở Philippines đang được đặt trong tình trạng báo động cấp độ 3 và 4, trong khi hệ thống y tế tại hơn 50% khu vực có rủi ro cao. Riêng vùng đô thị Manila, có tới 16/17 thành phố phải áp dụng tình trạng báo động cấp độ 4. Bà Vergeire cảnh báo số ca mắc COVID-19 ở nước này có thể sẽ còn tăng trong vài tuần tới do biến thể siêu lây nhiễm Delta.
Cùng ngày, người phát ngôn của Tổng thống Philippines, Harry Roque cho biết sẽ dỡ bỏ lệnh phong toả tại thủ đô Manila vào ngày 8/9 tới trong bối cảnh quốc gia này tiến hành thử nghiệm chỉ phong toả cục bộ nhằm ngăn chặn dịch bệnh lây lan và phục hồi nền kinh tế.
Theo ông Roque, các biện pháp phong toả cục bộ sẽ được thực hiện thí điểm ở vùng đô thị Manila. Một hộ gia đình, một toà nhà hay một khu phố có thể là mục tiêu bị áp đặt phong toả. Các biện pháp hạn chế ở mức nhẹ hơn này sẽ giúp nhiều cơ sở kinh doanh vốn chịu thiệt hại nặng nề do tác động của đại dịch COVID-19 có thể hoạt động trở lại và thúc đẩy ngành du lịch địa phương. Theo các hướng dẫn ban hành trước đây, các nhà hàng sẽ được phép tiếp nhận thực khách đến ăn tối và các tiệm làm đẹp được phép mở cửa trở lại với công suất hoạt động giảm. Các tín đồ tôn giáo sẽ được phép tham dự các hoạt động của nhà thờ, song với số lượng hạn chế.
Số ca nhập cảnh ở Campuchia tiếp tục tăng
Nhân viên y tế tiêm vaccine COVID-19 cho người dân tại Phnom Penh, Campuchia, ngày 26/8/2021. Ảnh: THX/TTXVN
Ngày 6/9, Bộ Y tế Campuchia cho biết nước này ghi nhận 528 ca mới và 13 ca tử vong vì dịch COVID-19 trong 24 giờ qua, trong đó có 188 ca nhập cảnh và 340 ca lây nhiễm cộng đồng. Số ca nhập cảnh vẫn ở mức cao khi lao động Campuchia tại Thái Lan tiếp tục đổ về nước.
Tính đến ngày 6/9, Campuchia có tổng cộng 95.828 ca mắc COVID-19, trong đó 91.131 người đã khỏi bệnh và 1.970 người tử vong.
Trước đó, ngày 5/9, Bộ Y tế Campuchia cũng thông báo phát hiện thêm 251 ca nhiễm biến thể Delta, nâng tổng số ca nhiễm biến thể này lên 2.647 ca, trong đó nhiều nhất ở Phnom Penh.
Bộ trưởng Y tế Campuchia Mam Bunheng một lần nữa kêu gọi người dân thận trọng hơn với biến thể Delta, đồng thời thích ứng với trạng thái bình thường mới bằng cách đeo khẩu trang, rửa tay thường xuyên, duy trì giãn cách, tránh đám đông và tiêm vaccine ngay khi đến lượt.
Trong khi đó, kể từ khi bắt đầu chiến dịch tiêm phòng COVID-19 ngày 10/2/2021 đến nay, Campuchia đã tiêm cho hơn 95% dân số trong độ tuổi trưởng thành.
Campuchia đang nỗ lực hoàn thành tiêm phòng COVID-19 cho thanh thiếu niên sớm nhất có thể để đạt mục tiêu miễn dịch cộng đồng và để học sinh, đặc biệt từ lớp 9 đến lớp 12, có thể sớm quay lại trường học.
Thái Lan cảnh báo về đợt lây nhiễm mới nếu người dân hạ thấp cảnh giác
Nhân viên y tế tiêm vaccine ngừa COVID-19 cho người dân tại Bangkok, Thái Lan, ngày 23/8/2021. Ảnh: THX/TTXVN
Trung tâm Xử lý Tình hình COVID-19 của Chính phủ Thái Lan (CCSA) ngày 6/9 đã cảnh báo về một đợt lây nhiễm mới vào tháng tới nếu người dân hạ thấp cảnh giác do các hạn chế được nới lỏng và sự tự mãn do số ca mắc mới ngày càng giảm.
Phát biểu tại cuộc họp báo sau khi thảo luận với Bộ Y tế, người phát ngôn CCSA Taweesilp Visanuyothin cho biết các ca mắc mới COVID-19 ở nước này có thể lên tới 30.000 ca/ngày trong tháng tới nếu người dân nới lỏng giản cách xã hội và các biện pháp khác.
Người dân Thái Lan đã có thể đến các trung tâm mua sắm và nhà hàng kể từ ngày 1/9 khi một số hạn chế được nới lỏng. Số lượng các ca mới tiếp tục giảm trong những ngày gần đây và Bộ Y tế cho rằng điều đó là nhờ việc phong tỏa từng phần nhằm khống chế làn sóng COVID-19 thứ ba bùng phát từ đầu tháng 4. Theo người phát ngôn, CCSA sẽ đánh giá tác động của việc nới lỏng các hạn chế vào ngày 10/9 hoặc vào đầu tuần tới.
Số ca mới hàng ngày tại Thái Lan ngày 6/9 đã lần đầu tiên giảm xuống dưới ngưỡng 14.000 ca sau khi đạt đỉnh 23.418 ca hôm 13/8. Bộ Y tế Thái Lan sáng 6/9 thông báo có thêm 13.988 ca mắc và 187 ca tử vong trong 24 giờ qua, nâng tổng số từ đầu dịch tới nay lên 1.294.522 ca, trong đó có 13.042 người không qua khỏi. Thủ đô Bangkok vẫn là địa phương có số ca mắc mới và các ca tử vong cao nhất nước, với 3.660 ca mắc mới và 24 ca tử vong được ghi nhận trong ngày 6/9.
Chuyên gia y tế Malaysia cảnh báo về biến thể Mu
Nhân viên y tế lấy mẫu xét nghiệm COVID-19 cho người dân tại Kuala Lumpur, Malaysia. Ảnh: AFP/TTXVN
Ngày 6/9, giới chuyên gia y tế Malaysia cảnh báo cần theo dõi chặt chẽ biến thể mới của virus SARS-CoV-2 có tên "Mu" vì biến thể này có khả năng lây nhiễm cao hơn, độc lực mạnh hơn và có thể vô hiệu hóa vaccine ngừa COVID-19. Biến thể Mu, còn được gọi là biến thể B.1.621, lần đầu tiên được phát hiện ở Colombia vào tháng 1.
Giáo sư dịch tễ học, Tiến sĩ Awang Bulgiba Awang Mahmud của Đại học Malaya cho biết, mặc dù biến thể Mu có thể không phải là Biến thể có hậu quả nghiêm trọng (VOHC), song biến thể này vẫn có thể tàn phá cơ thể bằng cách dễ lây nhiễm hơn hoặc độc hại hơn. Chỉ một trong hai điều này đã có thể khiến biến thể Mu được phân loại là Biến thể đáng lo ngại (VOC). Nếu biến thể dễ lây lan nhanh hơn sẽ làm số ca lây nhiễm tăng nhanh chóng đến mức làm tê liệt hệ thống y tế, dẫn đến các dịch vụ y tế giảm sút dưới mức tiêu chuẩn và do đó, tỷ lệ mắc bệnh và tử vong tăng lên. Nếu biến thể độc hại hơn sẽ khiến mức độ mắc bệnh trầm trọng hơn, gây tử vong nhiều hơn hoặc bệnh kéo dài hơn.
Trao đổi với báo giới, ông Awang cho biết, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) ngày 30/8 vừa qua cho rằng Mu là một Biến thể đáng Quan tâm (VOI) sau khi được phát hiện ở 39 quốc gia và vùng lãnh thổ (bao gồm Ecuador, Mỹ, Anh, châu Âu, vùng lãnh thổ Hong Kong của Trung Quốc và Hàn Quốc), khiến biến thể này trở thành VOI thứ 5 sau Eta, Iota, Kappa và Lambda. Theo xếp loại của WHO, biến thể Alpha, Beta, Gamma và Delta là VOC. Trong Báo cáo cập nhật dịch tễ học hàng tuần COVID-19 được công bố vào ngày 31/8 cho biết biến thể Mu "có một loạt các đột biến cho thấy các đặc tính vô hiệu hóa tác dụng của vaccine".
Còn Tiến sĩ Awang Bulgiba, Chủ tịch Lực lượng đặc nhiệm chiến lược và Phân tích Dịch tễ học COVID-19 thuộc Bộ Khoa học, Công nghệ và Đổi mới Malaysia, cho biết vẫn chưa rõ liệu biến thể Mu có mạnh hơn biến thể Delta hay không, nhưng ở Colombia biến thể này dường như hoạt động mạnh hơn các biến thể Alpha và Gamma. Theo ông, điều đáng quan tâm là khả năng biến thể Mu có thể tránh được kháng thể do vaccine tạo ra. Do đó, Malaysia nên chuẩn bị để thực hiện quy trình kiểm dịch chặt chẽ đối với những người nhập cảnh.
Lào tham vấn WHO về việc tiêm mũi thứ ba vaccine COVID-19
Người dân tập thể dục tại Viêng Chăn, Lào, ngày 5/7/2021. Ảnh: THX/TTXVN
Ngày 6/9, Bộ Y tế Lào thông báo trong 24h qua, nước này ghi nhận 125 ca mắc mới COVID-19, gồm 75 ca nhập cảnh được cách ly ngay và 50 ca lây nhiễm trong cộng đồng. Đến nay, tổng số ca mắc COVID-19 tại Lào đã lên tới 16.058 ca, trong đó có 16 ca tử vong.
Các ca lây nhiễm trong cộng đồng được ghi nhận ở nhiều tỉnh của Lào. Đáng chú ý tuần qua, số ca lây nhiễm COVID-19 trong lực lượng tuyến đầu tại nước này tăng ở mức đáng lo ngại, bao gồm các nhân viên y tế, hải quan, bộ đội và công an, dù nhiều ca trong số này đã tiêm đủ liều vaccine ngừa COVID-19.
Bộ Y tế Lào cho biết thêm gần đây nhiều người ở nước này đang quan tâm đến việc tiêm mũi thứ ba vaccine ngừa COVID-19. Điều này hiện vẫn chưa được phép tại Lào và Bộ Y tế đang tham vấn Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) về tính khả thi của việc tiêm mũi thứ ba vaccine ngừa COVID-19. Hiện tại, WHO chưa cung cấp bằng chứng khoa học nào chứng minh hiệu quả của việc tiêm mũi tăng cường vaccine COVID-19.
Philippines thêm 22.415 ca mắc COVID-19 trong 24 giờ qua Bộ Y tế Philippines ngày 6/9 thông báo thêm 22.415 ca mắc COVID-19 trong 24 giờ qua, mức cao nhất từ trước đến nay, đưa tổng số ca mắc ở nước này lên 2.103.331 ca. Đây là ngày thứ tư liên tiếp số ca mắc mớiở Philippines vượt ngưỡng 20.000 ca. Cảnh sát kiểm tra, nhắc nhở người dân thực hiện các biện...