Bỏ học vào rừng chặt đót
Sau Tết, nhiều học sinh ở miền núi Quảng Ngãi tranh thủ giờ nghỉ, thậm chí bỏ học để vào rừng sâu chặt đót, bán lấy tiền.
Những ngày đầu năm, người dân tộc Cor tại các huyện Trà Bồng và Tây Trà (Quảng Ngãi) vui mừng bởi giá thu mua đót năm này cao gần gấp đôi năm ngoái, đạt 4.000 – 6.000 đồng/kg.
Vợ chồng anh Hồ Văn Thanh thôn Trà Lum, xã Trà Sơn (huyện Trà Bồng) từ ngày mùng 4 tết đã đi cắt đót. Đót năm nay đẹp, giá thu mua cao nên mỗi ngày 2 vợ chồng cắt được cả trăm cân đót tươi, nhập cho dân buôn với giá 5.000 đồng/kg. Trung bình mỗi ngày, họ kiếm được 300.000 – 500.000 ngàn đồng.
Học sinh đi cắt đót kiếm tiền
“Trước Tết, cả nhà vay mượn gần chục triệu đồng để ăn Tết, sắm đồ. Ra Tết, nhờ đót được giá nên 2 vợ chồng tranh thủ đi cắt để trả nợ”, anh Thanh nói. Theo anh Thanh, để có đót, phải đi vào rừng sâu mới có, bởi đất đồi, đất nương rẫy gần làng đã được trồng keo hết. Để có được trăm cân đót mỗi ngày, hai vợ chồng anh phải dậy thật sớm, đi bộ vào rừng gần 2 tiếng mới có đót.
Video đang HOT
Em Hồ Văn Linh, học sinh lớp 8 Trường THCS Trà Lâm, tranh thủ giờ nghỉ học lên rừng chặt đót đem bán kiếm tiền học. Dáng người gầy gò, ốm yếu, vác bó đót gần 30kg trên vai, Linh vẫn nở nụ cười tươi. Số tiền khoảng 150.000 đồng bán đót, sẽ giúp em có thêm tiền ăn học.
“Nhà em nghèo lắm. Nên ngày nửa buổi em lên rừng chặt đót cùng bạn để kiếm tiền ăn học. Nhiều bạn học của em, nghỉ học để đi chặt đót kiếm tiền”, Linh nói.
Một giáo viên trường Tiểu học và THCS Trà Lâm (Trà Bồng) cho biết: “Chuyện học sinh miền núi nghỉ học theo kiểu giã gạo vào mùa đót vẫn thường xuyên xảy ra. Năm nay, giá đót cao, nhiều học sinh nghèo nghỉ học luân phiên để phụ giúp gia đình, kiếm tiền ăn học. Giáo viên, nhà trường nỗ lực vận động học sinh chỉ đi chặt đót vào giờ không lên lớp, tránh tình trạng bỏ học không theo kịp chương trình”.
Thôn Trà Linh, xã Trà Lãnh (huyện Tây Trà) nằm ngay dưới chân đèo Eo Chim. Mọi năm, sau Tết thanh niên đổ xô vào Nam tìm việc. Năm nay, đót được giá nên hầu hết thanh niên nán lại ở nhà chặt đót kiếm tiền.
“Chặt đót sướng hơn làm công nhân”, Hồ Văn Đạt (20 tuổi), một thanh niên trong thôn, nói. Đạt từng vào Nam làm công nhân may mặc. Mỗi ngày vào rừng cật lực, Đạt cũng kiếm được từ 50 – 70 kg đót tươi. Nhiều thanh niên Trà Lãnh và các xã khác ở huyện Tây Trà và Trà Bồng đến nay vẫn còn nán lại quê nhà chờ thu hoạch hết mùa đót đầu năm rồi mới tính chuyện vào Nam kiếm việc.
Ông Hồ Văn Hùng, trưởng thôn Trà Linh cho biết: Mùa đót chỉ kéo dài khoảng 1 tháng là hết. Sau mùa đót, thanh niên trai trẻ sẽ lại kéo vào Nam hết, chỉ còn người già, phụ nữ và trẻ nhỏ ở lại mà thôi”.
Theo Nguyễn Thành (Tiền Phong)
Kỷ luật học sinh, mỗi nơi mỗi kiểu
Hiệu trưởng, nhân danh hội đồng kỷ luật, có quyền đình chỉ học tập một năm đối với học sinh, đây là mức kỷ luật nặng nhất trong trường phổ thông.
Nhưng kiểm soát của các cấp quản lý với việc thực thi của hiệu trưởng hiện nay lại quá lỏng lẻo, khiến việc kỷ luật học sinh có lúc bị lạm dụng...
Đình chỉ học
Câu chuyện học sinh bị đình chỉ học không còn xa lạ với người dân ở Vân Tảo, Thường Tín, Hà Nội khi từ năm 2007 đến nay, năm nào cũng có hàng loạt học sinh Trường THPT Vân Tảo bị lãnh đạo nhà trường ký quyết định đình chỉ học từ một tuần đến một năm với những lỗi hoàn toàn có thể giáo dục được trong nhà trường. Một số học sinh sau khi bị đình chỉ học đã phải xin chuyển trường hoặc bỏ học vĩnh viễn.
"Chỉ trong học kỳ 1 (năm học 2012-2013) đã có gần 40 lượt học sinh bị nhà trường đưa vào diện phải xử lý kỷ luật, trong đó nhiều trường hợp bị đình chỉ học" - một thầy giáo ở Trường Vân Tảo cho biết.
Tìm đến nhà một học sinh vừa có quyết định đình chỉ học một năm là em Bùi Văn N., cựu học sinh lớp 12A4 Trường THPT Vân Tảo, mẹ N. khóc cho biết: "Anh trai nó nghiện ma túy, cả gia đình tôi hi vọng vào đứa con trai thứ hai. Giờ cháu bị đình chỉ học, chúng tôi lo thắt ruột, chỉ sợ chưa kịp đi học trở lại vào năm học tới, cháu lại đi theo con đường của thằng anh!" Điều kỳ lạ là gia đình không hề được trường mời tới làm việc về vi phạm của em N.. Còn N. cho biết "hiện tại em thấy rất lo lắng khi trước mắt là những tháng ngày dông dài không biết đi đâu, làm gì!". Quyết định đình chỉ học một năm của N. được ký từ ngày 24/12/2012 ghi em N. mắc hai lỗi "sử dụng điện thoại trong giờ học và vô lễ với thầy giáo".
Danh sách viết tay của một giáo viên chủ nhiệm Trường THPT Vân Tảo thông báo cho giáo viên bộ môn về chín học sinh bị đình chỉ học từ một tháng đến một năm - Ảnh: Hồ Ngọc
Trao đổi với chúng tôi, thầy Nguyễn Văn Biên, giáo viên thể dục của lớp em N., kể: "Hôm đó vì em N. không mặc đồng phục nên tôi đã đề nghị em ngồi sang một góc riêng trên sân mà không cho em học. Bất mãn với việc này, N. đã văng tục trước mặt cả lớp!". Tuy nhiên thầy Biên cũng cho biết: "Tôi không được tham gia cũng như không biết hội đồng kỷ luật N. họp vào lúc nào. Sau khi em N. bị đình chỉ học, tôi mới biết".
Còn cô Nguyễn Thị Hoa, giáo viên chủ nhiệm lớp 12A4, xác nhận sự việc đối với em N. và cho biết: "Ở Trường Vân Tảo, việc kỷ luật học sinh có nguyên tắc riêng, chỉ có biên bản kỷ luật chứ không bao giờ có học sinh vi phạm được mời tham dự cuộc họp của hội đồng kỷ luật".
Bạn học cùng lớp với N. cho biết năm học trước có bốn em nữ cũng bị đình chỉ học một năm vì lỗi "đánh nhau". Trong đó chỉ ba em trở lại trường sau thời hạn kỷ luật. Lần giở lại "truyền thống" đình chỉ học tập của học sinh Trường Vân Tảo, chúng tôi nhận thấy các trường hợp bị kỷ luật đều rất chóng vánh, không theo quy trình mời cha mẹ học sinh tới cùng phối hợp phân tích, khuyên bảo, tìm kiếm biện pháp giáo dục phù hợp với các em.
Một số học sinh khác ở Vân Tảo đuổi đánh nhau trong trường, xô đổ thùng rác bị vỡ, trả lời thiếu lễ độ với thầy giáo, trèo tường trốn tiết... đều phải nhận quyết định buộc đình chỉ học từ một tuần đến một năm, trong đó có em mới phạm lỗi lần đầu. Còn có những học sinh bị đình chỉ học vì lỗi "mang máy ảnh đến trường trong lễ khai giảng", "nghịch cầu dao điện", "vuốt keo lên tóc", hoặc "không hát quốc ca", "để chân lên ghế". Có thời điểm một lớp học có tới 12 học sinh bị đình chỉ học tập một tuần, một tháng hoặc một năm. "Vào lớp cũng thấy hoang mang khi cô chủ nhiệm gửi tới danh sách chín học sinh bị đình chỉ học trong một ngày vì những lỗi không nghiêm trọng" - một giáo viên Trường Vân Tảo chia sẻ.
Trong một cuộc trả lời báo chí về biện pháp giáo dục của nhà trường khi bắt đầu áp dụng "kỷ luật thép" - ông Lê Xuân Trung, hiệu trưởng Trường THPT Vân Tảo, khẳng định quan điểm của mình nhằm chấn chỉnh nề nếp. Nhưng ông Trung cũng thẳng thắn cho rằng những học sinh bị đình chỉ một tuần, một tháng không theo kịp bài phải lưu ban là trách nhiệm của các em, nhà trường không thể chạy theo các em được. Và vì nhà trường quản lý học sinh trong giờ hành chính nên ông không muốn bình luận về trách nhiệm trong việc học sinh phải nghỉ học đi lang thang.
Em Dương Văn D. và Bùi Xuân Đ. trong thời gian bị đình chỉ học một năm - Ảnh: Hồ Ngọc
Nặng nề
Không chỉ ở Vân Tảo, Trường THPT Mỹ Đức C, Hà Nội năm 2010 cũng đình chỉ học 11 học sinh chỉ vì hành vi "đái bậy". Trường THPT chuyên Hạ Long, Quảng Ninh, cuối năm 2012 có ba học sinh chuyên bị đình chỉ học, trong đó có một nữ sinh vì nhận được thông tin "thách đấu" của bạn, nhưng không báo cho cô giáo chủ nhiệm mà chuyển thẳng cho học sinh được thách đấu. Mặc dù cuộc xô xát xảy ra gây trọng thương cho nhiều học sinh nhưng mức kỷ luật đối với nữ sinh có hành vi "chuyển giấy thách đấu" quá nặng nề đối với em này và gia đình.
Nhiều trường hợp học sinh mắc lỗi nặng nề và bị kỷ luật như nữ sinh Trường THPT Lê Quý Đôn, Hà Đông, Hà Nội vì "làm nhục bạn" năm học trước, hay mới đây là vụ em học sinh nói xấu thầy cô trên Facebook ở Tam Kỳ, Quảng Nam cũng gây ra tranh luận nhiều chiều, trong đó không ít ý kiến cho rằng không nên đình chỉ việc học.
Tại Hà Nội, một số trường hợp học sinh mắc lỗi đã được "gợi ý chuyển trường". Một phụ huynh có con học lớp 9 ở huyện Từ Liêm, Hà Nội cho biết: "Tôi được gợi ý chuyển trường cho con, vì nếu không con tôi sẽ rơi vào diện bị đuổi học". Theo thầy Nguyễn Tùng Lâm, hiệu trưởng Trường THPT Đinh Tiên Hoàng, Hà Nội, mỗi năm học có 15-20 học sinh từ nơi khác chuyển về trường này. Trong đó nhiều học sinh rơi vào cảnh "bị đuổi ở nơi khác hoặc do mắc quá nhiều lỗi nên được trường cũ gợi ý chuyển trường".
"Căng thẳng và bối rối"
Thầy Nguyễn Đình Thịnh - hiệu trưởng Trường THPT Hoàng Hoa Thám (TP.HCM) - cho biết "chưa bao giờ áp dụng đình chỉ học một năm đối với học sinh". Những trường hợp phạm lỗi nặng như đánh nhau, mang hung khí vào trường... sẽ bị đình chỉ học từ ba ngày đến một tuần. "Bị đình chỉ học nhưng học sinh vẫn phải đến trường - thầy Thịnh nói - Các em ngồi ở phòng giám thị và học bài, chép bài đầy đủ vì không học các em sẽ không theo kịp". Tại trường này, thầy Thịnh cho biết có học sinh "phá cơ sở vật chất" bị phạt lao động như lau tường, cạo bã kẹo cao su...
Trong khi đó, hiệu trưởng một trường THPT tại Q.10, TP.HCM kể năm 2009 một học sinh của trường mắc lỗi đánh nhau trong trường hai lần. "Tôi cũng định đình chỉ học một năm" - thầy hiệu trưởng này cho biết. Theo ông, lúc đó nếu áp dụng đình chỉ học một năm cũng đúng với thông tư 08. "Lúc đó tôi rất căng thẳng và bối rối. Mình không áp dụng thì không nghiêm, mà đình chỉ học một năm thì tiêu đời học sinh. Cuối cùng, tôi chọn cách đình chỉ học học sinh một tuần và bây giờ nghĩ lại tôi thấy mình làm đúng. Cuối năm họp xóa án kỷ luật, em này đã ngoan ngoãn hơn và học rất tốt".
Cô Vân Anh - giáo viên Trường THPT Phan Đăng Lưu (TP.HCM) - cho biết việc kỷ luật học sinh ở trường chủ yếu là viết bản kiểm điểm, nhắc nhở học sinh. Với những trường hợp vi phạm nặng như đánh nhau, trường chỉ đình chỉ học từ ba ngày đến một tuần, chứ chưa áp dụng hình thức kỷ luật cao nhất là đình chỉ học một năm...
Theo 24h
Gái Thái bỏ học, sinh con vì... ngủ thăm Những câu chuyện thành vợ thành chồng của người Thái dưới đỉnh Sài Khao luôn là điều tò mò đối với bất cứ ai một lần đặt chân tới đây. Nắng vừa buông xuống, những đám mây mờ trên đỉnh Sài Khao bắt đầu tan dần, nhịp sống đời thường của bà con người Thái huyện Mường Lát, Thanh Hóa lại bắt đầu....











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Xôn xao clip xe máy "kẹp 3", lạng lách thách thức cảnh sát

CSGT Hà Nội phát hiện 1,4 tấn chân gà không rõ nguồn gốc

Vụ ép mua quách giá cao: Người dân được trả lại tiền

Tìm người đàn ông cứu một phụ nữ nhảy cầu rồi rời đi lặng lẽ

Tàu cao tốc 5 sao Cần Thơ - Côn Đảo bị cưỡng chế để xử lý nợ

Công an Đà Nẵng giải cứu du khách nước ngoài đứng chênh vênh trên cầu

Đặc điểm biến chủng xuất hiện phổ biến ở bệnh nhân Covid-19 tại TPHCM

Điều tra đối tượng phá hoại ngai vàng trong Đại Nội Huế

Đi theo Google Maps, nữ sinh lạc vào khu vực thủy điện Rào Trăng hoang vu

Thủ tướng: Bộ Công an vào cuộc xử lý ngay những phần tử thao túng thị trường bất động sản

Giám định thương tích shipper bị đánh vì đơn hàng 64.000 đồng ở TPHCM

Tài xế ô tô trốn đo nồng độ cồn, tông thẳng vào CSGT
Có thể bạn quan tâm

Nghi vấn mỹ nhân showbiz bí mật mang thai cho thiếu gia tập đoàn lớn, sắp làm dâu hào môn hậu chia tay tỷ phú U70
Sao châu á
15:10:31 25/05/2025
Mua 11 tờ vé số rồi tặng bạn 5 tờ, chiều tất cả cùng trúng đặc biệt
Netizen
15:07:47 25/05/2025
Công Phượng không bị lãng quên ở đội tuyển Việt Nam
Sao thể thao
14:59:36 25/05/2025
Gia đình tôi rất thích món canh này trong mùa hè: Nguyên liệu đơn giản mà nước dùng ngọt ngon, tươi mát và hấp dẫn
Ẩm thực
14:58:22 25/05/2025
Yadea Việt Nam ra mắt 3 dòng xe máy điện thế hệ mới
Xe máy
13:32:21 25/05/2025
Kia Carnival 2026: Đẹp hơn, thông minh hơn
Ôtô
13:27:24 25/05/2025
Đại úy Lương Nguyệt Anh và Bảo Thanh làm rạng danh quê hương Bắc Giang
Sao việt
13:12:37 25/05/2025
Vẻ đẹp "thần sầu" của nữ thần gây tiếc nuối nhất Kpop, 30 tuổi vẫn là "bạch nguyệt quang"
Nhạc quốc tế
12:48:44 25/05/2025
3 góc thường bị bỏ quên trong nhà đặt đúng một chậu cây là ngăn được thất thoát tiền bạc
Sáng tạo
12:12:11 25/05/2025
6 thói quen hằng ngày giúp giảm nếp nhăn quanh miệng
Làm đẹp
11:49:41 25/05/2025