Bỏ học tiến sĩ về quê làm mắm
Hoàn thành tấm bằng thạc sĩ ở Australia, tiếp tục nhận được học bổng tiến sĩ, nhưng Đào Thị Hằng quyết định từ bỏ để trở về quê nhà Quảng Trị cùng bà con xây dựng thương hiệu mắm ruốc Thuyền Nan…
Những ngày này, Đào Thị Hằng tất bật đi về giữa TP HCM, Đà Nẵng, Huế, Quảng Trị để tham dự hội thảo, làm thủ tục kiểm định chất lượng các loại mắm, thiết kế nhãn mác, quảng bá hàng hóa… Vì thế, Hằng hầu như không có nhiều thời gian để thăm nhà.
Sinh ra trong gia đình đông anh em, làm nghề chài lưới ở thị trấn Ái Tử, huyện Triệu Phong, nhà Hằng rất nghèo. Trong nhà chưa khi nào có đủ 500.000 đồng nên cô thấy tủi thân khi nghe các bạn bàn tán thi trường này, trường kia. Còn Hằng chỉ tính học xong đi làm lò gạch hoặc thợ may. Thi năm đầu tiên trượt, ở nhà làm lò gạch, nhưng sức con gái yếu, Hằng xin ba mẹ ôn thêm năm nữa.
Hằng chuẩn bị cà làm mắm cùng mẹ. Ảnh: Báo Quảng Trị.
Năm sau Hằng đỗ thủ khoa ĐH Nông lâm (Huế) với 26 điểm và may mắn nhận được học bổng Tiếp sức đến trường và học bổng thủ khoa của Nhật nên có tiền chi phí trong năm học đầu tiên. Vào đại học, Hằng theo đuổi ước mơ du học. Với sự nỗ lực không mệt mỏi, cô đã vượt qua 1.000 hồ sơ trong khu vực châu Á – Thái Bình Dương để trở thành một trong 20 học sinh Việt Nam nhận học bổng Năng lực lãnh đạo trị giá 112.000 USD của Bộ Ngoại giao Australia. Theo học thạc sĩ về biến đổi khí hậu, vừa hoàn thành luận án, Hằng nhận học bổng tiến sĩ.
“Tôi luôn đặt câu hỏi mình sống trong đời để làm gì? Danh hiệu tiến sĩ quan trọng, tiền tài cũng quan trọng, nhưng được giúp đỡ nhiều người với tôi còn quan trọng hơn”, Hằng chia sẻ và cho hay một trong những yếu tố ảnh hưởng đến quyết định về nước của cô là ý kiến của ông bà Dương Quang Thiện. Ông từng du học ngành máy tính ở Pháp, làm việc cho IBM, lấy vợ Tây, nhưng quyết định trở về nước với quan niệm đất nước cần ông hơn là các nước phát triển.
Trong lần trao đổi với ông Thiện về cách thức giúp đỡ nhiều người dân Quảng Trị, Hằng đặc biệt tâm huyết với ý tưởng khôi phục lại nghề mắm truyền thống và quyết định trở về để thực hiện dự định này. Ký ức của Hằng vẫn vẹn nguyên về những năm tháng vất vả, khó nghèo: “Mùa hè khi ba làm được nhiều cá, tôm, bán không hết, mẹ tôi đưa về nhà ướp muối làm mắm đu đủ, mắm cà. Mùa đông khi trời mưa gió, món thường nhật của cả gia đình tôi là cơm nóng với mắm. Mắm mẹ làm thơm và ngon lắm, nên chị em tôi ăn hết nồi cơm, còn cạo cháy, tráng xoong bằng nước mắm. Mắm mẹ làm đã nuôi 6 chị em chúng tôi khôn lớn”.
Đầu năm 2013, ngay khi trở về Việt Nam, Hằng dành 5 tháng lặn lội khắp các làng chài từ Hà Tĩnh, Quảng Trị, Phan Thiết, Bình Định, Phú Yên, Quảng Ngãi… để tìm hiểu, thu thập tư liệu và học hỏi kinh nghiệm của người dân bản địa trong việc làm mắm ruốc và nước mắm, với tất cả 20 loại. Để được người dân chia sẻ, chỉ bảo tận tình kinh nghiệm làm mắm ruốc gia truyền, cô đã về nhà dân ở lại hàng tuần liền, cùng xắn tay làm mắm với bà con.
Các bà, các chị giàu kinh nghiệm làm mắm đã tận tình chỉ bảo cho Hằng cách làm các loại mắm, cách nếm, thử mắm xem vị, mùi mắm như thế nào là đạt yêu cầu. Đi đến đâu, Hằng cũng đều tỉ mẩn ghi chép lại công thức, kinh nghiệm làm mắm của từng vùng miền, làm phong phú thêm vốn kiến thức của mình.
Đi nhiều vùng miền, Hằng được biết nhiều loại mắm đặc sản từng được tiến vua như mắm thu, mắm đối, mắm nhum…, nhưng nay rất ít người làm. Nước mắm miền Trung đậm đà, chất lượng nhưng vẫn chưa được bán rộng rãi, chủ yếu bán ở các chợ nhỏ lẻ. Thêm một điều nữa là hầu như con cháu của các dì, các mệ vốn có truyền thống làm mắm ngon lâu đời đều không muốn nối nghiệp gia đình.
Video đang HOT
“Cộng thêm áp lực từ nước mắm sản xuất công nghiệp vốn rẻ, quảng cáo hoành tráng, chai bao đẹp mắt lại hợp khẩu vị, khiến họ không mặn mà gì với nghề làm mắm ruốc truyền thống. Cứ tiếp tục như vậy thế hệ con cháu mình sẽ không biết nước mắm, mắm ruốc là gì, quan trọng hơn là mất nghề truyền thống vốn được gìn giữ và phát triển cả ngàn năm nay”, Hằng trăn trở.
Hằng cho rằng, nghề làm mắm và nước mắm duy nhất có ở Việt Nam. Thái Lan nhập nước mắm Việt Nam về pha chế rồi xuất khẩu đi khắp thế giới. Bangladesh chỉ có ruốc khá thơm ngon và thường được người dân bỏ vào giấy kẽm, nướng lên cho thơm trước khi nêm vào thức ăn. Qua đi thực tế ở các vùng làm mắm ruốc và nước mắm truyền thống ven biển các tỉnh miền Trung, kết hợp với kinh nghiệm làm nước mắm của gia đình, Hằng nhận thấy, về nước mắm, mỗi loại cá sẽ cho mỗi loại nước khác nhau về màu sắc, mùi thơm và độ ngọt.
Đào Thị Hằng bên sản phẩm của mình tại một hội thảo về môi trường. Ảnh:Báo Quảng Trị.
Hiện Thuyền Nan có 5 loại nước mắm, đều nguyên chất, đảm bảo thơm ngon, không hóa chất, không chất bảo quản. Hằng trực tiếp làm việc, đặt hàng với hộ gia đình làm mắm ở các vùng biển bãi ngang như Mỹ Thủy, Cửa Tùng. Điều đặc biệt hầu hết gia đình là phụ nữ đơn thân, có hoàn cảnh cảnh khó khăn.
Cô giải thích, sở dĩ chọn những hộ làm mắm lâu đời có hoàn cảnh đặc biệt tham gia dự án sản xuất là giúp họ có nguồn thu nhập đều đặn, có điều kiện cho con cái học hành. Từ khi tham gia dự án của Hằng, các sản phẩm của dì Rỏ, mệ Tùng (ở Mỹ Thủy, Hải Lăng), dì Xây, dì Lê, vợ chồng anh chị Xiêm Cát, dì Thảo, anh Tùng (ở Cửa Tùng, Vĩnh Linh) đã có mặt khắp các tỉnh thành.
Hiện tại, chưa có cơ sở sản xuất, chưa có thương hiệu được đăng ký độc quyền, Hằng phải tích cực phân phối sản phẩm thông qua kênh bán lẻ và bán hàng trên mạng. Khi hoàn thành xong việc đăng ký vệ sinh an toàn thực phẩm và công bố chất lượng, cô sẽ mở rộng phân phối, cũng như ấp ủ xây dựng một cơ sở sản xuất có quy mô, mời những người làm mắm ruốc có uy tín về làm, đồng thời mở rộng xuất khẩu hàng hóa ra nước ngoài.
“Tôi có một ý tưởng khá đặc biệt là sẽ tập cho người nước ngoài ăn mắm ruốc, bằng cách chế biến mắm ruốc kết tinh thành một dạng muối trộn với salad hoặc ăn với bánh sandwich kẹp thịt, làm sao để giảm mùi mắm ruốc một cách tối đa nhưng vẫn giữ nguyên vị ngon, chắc chắn người nước ngoài sẽ thích”, Hằng chia sẻ.
Hiện tại, ngoài theo đuổi dự án mắm Thuyền Nan, Hằng cùng nhóm bạn trong nhóm Mê Kông 1 thực hiện đề tài báo cáo về thực trạng phát triển đồng bằng sông Cửu Long trong bối cảnh biến đổi khí hậu. 28 tuổi, Hằng đã tích lũy được rất nhiều kiến thức bổ ích trong cuộc sống và tự nhận rằng, niềm đam mê với mắm ruốc đã thay đổi cuộc đời mình.
Giải đáp thắc mắc vì sao chọn tên Thuyền Nan để gắn với thương hiệu sản phẩm mắm ruốc, Hằng bộc bạch: “Chiếc thuyền nan ở vùng biển quê mình giờ hiếm lắm, bà con đều đóng tàu lớn để ra khơi. Nhưng dù gì đi nữa, thuyền nan vẫn là hình tượng gắn liền với ngư dân Việt Nam từ bao đời nay, cũng như gắn với các sản phẩm truyền thống từ biển. Tôi cũng trưởng thành và được nuôi lớn nhờ thuyền nan đánh cá của gia đình, nhờ nó tôi đã được đến nước Australiaxa xôi để học tập và giờ quay về để được góp một phần nhỏ bé giúp bà con quê mình”.
Theo VNE
Phẫn nộ với tài xế xe Camry đâm người trọng thương rồi bỏ đi
Lúc 19h tối 16/4, một chiếc xe Camry mang BKS 16H-9398 chạy với tốc độ cao, lấn đường rồi tông thẳng vào một người đi xe đạp. Nạn nhân bị hất lên kính ô tô trước khi văng xuống đường.
Vụ tai nạn xảy ra trên quốc lộ 1A, địa phận xã Kỳ Trinh, huyện Kỳ Anh, Hà Tĩnh. Nạn nhân là một người đàn ông chừng 40 tuổi, chưa rõ danh tính, bị chấn thương nằm bất động giữa đường. Chiếc xe ô tô hiệu Camry bị hư hỏng phần đầu, còn tài xế đã bỏ đi khỏi hiện trường.
Nạn nhân bị thương nằm bất động giữa đường
Điều đáng nói là sau khi gây tai nạn, biết nạn nhân bị thương nặng nhưng tài xế không chủ động đưa nạn nhân đi cấp cứu mà lại quay đầu xe, tấp xe vào lề đường rồi bỏ đi "lánh nạn". Khoảng 20 phút sau, một tài xế taxi đã chở nạn nhân đến Bệnh viện Đa khoa huyện Kỳ Anh cấp cứu.
Nạn nhân được đưa đi cấp cứu 20 phút sau khi tai nạn xảy ra
Hành vi gây tai nạn rồi bỏ mặc người bị nạn của tài xế chiếc xe Camry khiến rất nhiều người dân chứng kiến sự việc phẫn nộ. Một nam thanh niên cho biết: "Chiếc xe không gây tai nạn mới lại lạ. Bởi trước khi tông vào người đi xe đạp, tài xế chạy rất ẩu, xe chạy với tốc độ lớn và liên tục lấn sang phần đường bên trái".
Phía Công an huyện Kỳ Anh cho biết, ngay trong đêm 16/4, đội CSGT công an huyện đã có mặt tại hiện trường, lập biên bản vụ việc. Chiếc xe gây tai nạn đã được di lí về trụ sở công an huyện để phục vụ công tác điều tra.
Cũng trong tối 16/4, một vụ tai nạn nghiêm trọng đã xảy ra trên quốc lộ 9, khu phố 4, phường 4, TP. Đông Hà, tỉnh Quảng Trị. Một chiếc xe ô tô 4 chỗ hú còi inh ỏi, nháy đèn liên tục báo hiệu đang gặp sự cố. Ngay sau đó, chiếc xe hiệu Ford Laser mang BKS 74A-00616 đã tông thẳng vào cột điện, nát bươm. Trong xe, một người đàn ông đã mắc kẹt cứng, bất tỉnh.
Chiếc xe nát bét tại hiện trường
Nhiều người dân đã nỗ lực cầm xẻng và vật dụng khác để cậy cửa xe cứu nạn nhân. 30 phút sau, người dân mới đưa được người bị nạn ra khỏi xe và đưa đi cấp cứu nhưng nạn nhân đã tử vong tại bệnh viện.
Danh tính nạn nhân được xác định là ông Lê Ngọc Quỳnh (SN 1968, trú xã Triệu Giang, huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị). Nguyên nhân được xác định có thể nạn nhân bị mất lái xe nên tự gây tai nạn.
Một vụ tai nạn khác mà kẻ gây tai nạn cũng bỏ chạy, trốn tránh trách nhiệm đối với nạn nhân xảy ra ngày hôm nay, 17/4, trên đoạn đường gần Bưu điện Thủ Đức (phường Trường Thọ, quận Thủ Đức, TPHCM). Nạn nhân là cụ bà Trịnh Kim Hơn (78 tuổi), quê Cà Mau, lên TPHCM trọ tại phường Linh Đông, quận Thủ Đức để đi bán vé số dạo.
Sáng nay, khi cụ Hơn đang sang đường thì từ phía sau, một người đàn ông điều khiển xe máy chạy tới đâm vào làm bà cụ ngã ra đường. Người điều khiển xe máy ban đầu cũng dừng lại, cùng người dân đưa nạn nhân đi cấp cứu tại Bệnh viện quận Thủ Đức. Tuy nhiên khi đến cổng viện, người này vờ đi gửi xe rồi bỏ đi mất.
Cụ Hơn đang nguy kịch trong bệnh viện
Người dân đã ghi lại biển số xe gây tai nạn là 52T3-840, xe Honda Future. Thông tin này đã được cung cấp cho cơ quan điều tra.
Bác sĩ Nguyễn Thanh Bình, khoa cấp cứ Bệnh viện quận Thủ Đức cho biết, cụ Hơn bị chấn thương sọ não nặng, máu tụ dưới màn cứng bán cầu phải. Do tuổi cao sức yếu nên chưa tiên lượng được sau phẫu thuật nạn nhân có qua khỏi hay không.
Những người bán vé số dạo tại khu vực chợ Thủ Đức cho hay hoàn cảnh của cụ Hơn rất bi đát, dù tuổi cao nhưng vẫn phải vất vả mưu sinh tự nuôi thân vì các con ai cũng khổ, không thể giúp được mẹ.
Công an quận Thủ Đức đang khẩn trương truy xét phương tiện liên quan gây tai nạn cho cụ Hơn.
Theo Dantri
Phát hiện rùa đá và tấm bia cổ trong vườn nhà Sáng 21/3, ông Nguyễn Huỳnh, trưởng thôn Trà Liên Tây xã Triệu Giang, huyện Triệu Phong (Quảng Trị) cho biết người dân địa phương vừa phát hiện một con rùa đá và một tấm bia đá cổ. Trước đó, vào ngày 18/3, anh Trịnh Hải Hùng trong khi phát quang vườn nhà thì phát hiện những cổ vật này sau đó đào lên...