Bỏ hết đi cho xong chuyện
Thế mới thấy thời nào những đối tượng biết đi mây về gió như Tôn Ngộ Không cũng được trọng dụng?
Ảnh minh họa
- Đây là nhân vật hư cấu, tìm đâu ra những thần linh chịu làm việc trần gian như thế.
- Tôn Ngộ Không thật thì không có chứ diễn viên đóng Tôn Ngộ Không người nước ngoài vừa rồi chẳng được một số người kiến nghị cử làm Đại sứ Du lịch Việt Nam là gì.
- Làm gì có chuyện đó, chẳng lẽ nước mình không còn ai đủ tiêu chuẩn để giữ vị trí này hay sao. Như cái cô vừa rồi tôi thấy làm cũng được mà? – Nhưng cô này hay khoe nhẫn kim cương, quần áo hàng hiệu quá.
- Làm du lịch giống như bản tính vốn có của người phụ nữ vậy, có cái hay, cái đẹp, cái độc đáo thì phải khoe chứ.
- Nhưng cô này có lần đóng kịch lộ hết cả ‘hàng’ khiến dư luận kêu ca.
- Ai chẳng có lúc thế này, thế khác, tránh sao được những soi mói của thiên hạ. – Nhưng ông diễn viên đóng Tôn Ngộ Không cũng rất có tài, được cả tỷ người hâm mộ mà.
Video đang HOT
- Dứt khoát không. Hình ảnh quốc gia mà một câu tiếng Việt cũng không nói được, bác không thấy buồn cười sao?
- Thôi thì bỏ hết đi cho xong chuyện. Để khách du lịch đến Việt Nam, điều quan trọng là phải tỏ ra hiếu khách, xóa bỏ triệt để nạn chặt chém, hành hung, cướp giật của du khách, bác nhỉ.
Theo Datviet
Sự thật khó lý giải về làng điên
Đã nhiều lần, các cơ quan chức năng nghiên cứu, tìm lời giải hiện tượng nhiều người mắc bệnh tâm thần, nhưng đến nay, mọi lời giải thích xem ra chưa thuyết phục.
Do nguồn nước độc?
Có nhiều giả thuyết nhằm giải thích cho hiện tượng làng Phú Gia (xã Lộc Tân, huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên - Huế) có nhiều người bị tâm thần, bị điên, trong đó nhiều người chú ý đến nguyên nhân nguồn nước bị nhiễm độc.
Anh Nguyễn Ngọc Hùng, ở làng Phú Gia cho biết: "Giữa làng có một vũng nước độc, vũng nước này có thể giết chết những loài động vật nhỏ như gà, vịt, thậm chí những loài động vật to lớn như trâu, bò cũng không thoát khỏi. Vũng nước có thể gây hại cho động vật vào mùa nóng, lúc này, nhiệt độ nước ở đây cao hơn xung quanh, chỉ cần đàn vịt nào bơi vào kiếm ăn thì đêm hôm đó về nhiễm bệnh rồi chết sạch. Thậm chí, như trâu, bò khỏe thế nếu xuống vũng nước này tắm thì liền sau đó sẽ ốm, long móng, lở mồm rồi cũng chết. Vì thế nên nhiều người không dám cho trâu, bò, ngan, vịt... xuống chỗ nước này khi hè về".
Vũng nước độc mà anh Hùng nhắc đến sâu 5m, rộng 600 - 700m2, cách nhà anh Hùng chừng 15m. Nước từ vũng này được dẫn vào một con mương nhỏ đi xuyên vào giữa làng Phú Gia. Theo anh Hùng thì có thể người dân đã bị nhiễm độc từ chính nguồn nước từ cái vũng này.
Ngôi chùa Phú Gia được xây dựng lại nhằm giải họa cho dân lành.
Ông Tôn Thất Tuấn, Trưởng thôn Phú Gia thì có quan điểm cho rằng, không thể đổ tội nguồn nước, bởi cách đây mấy năm, một số cơ quan chức năng đã đến lấy mẫu nước về nghiên cứu, sau đó người dân chuyển sang dùng nước sạch do nhà nước cung cấp chứ không uống nước ngầm làng Phú Gia nữa. Tuy nhiên, việc dùng nước sạch này vẫn không làm cho tình hình bớt tồi tệ thêm, người điên thì vẫn cứ điên, cứ gào khóc kêu la, cứ nhổ cây bứt cỏ, những người bình thường thì vẫn cứ hóa điên đều đều.
Một số trường hợp được Nhà nước đưa đi chữa bệnh bằng thuốc Tây, đỡ được một thời gian nhưng về đến làng là điên trở lại... Như thế thì không thể nói là nguồn nước có ảnh hưởng đến bệnh tâm thần hay không.
Một giả thuyết khác được nhiều người quan tâm, đó có thể là do hậu quả của việc Mỹ rải chất độc màu da cam năm 1972 - 1973 tại khu vực đồi núi cách làng Phú Gia không xa. Khi chiến tranh kết thúc, người dân làng Phú Gia lên núi đốn cây, hái củi về đun và làm nhà, nhưng mà cả làng cùng làm như thế, nếu có bị thì tất cả cùng bị chứ không chỉ riêng gì ai, đó là chưa kể đến việc, tiền sử của những gia đình có bệnh tâm thần nếu tính ra phải từ rất lâu rồi, trước cả thời kỳ đế quốc Mỹ dùng chất độc màu da cam đánh phá làng Phú Gia.
Nhiều người coi giếng không đáy ở cạnh chùa Phú Gia là thủ phạm gây ra "dịch" tâm thần.
Không có chuyện thần linh trừng phạt
Sau những giả thuyết về nguồn nước và chất độc màu da cam đưa ra không thuyết phục, nhiều người lại tin vào việc dân làng đã bị thần thánh trừng phạt.
Ông Tôn Thất Tuấn dẫn chúng tôi đến ngôi chùa nằm ở giữa làng, ông Tuấn bảo:"Nhiều người cho rằng, những người bị điên là do uống phải nước từ cái giếng cổ trong chùa, giếng này trước đây nổi tiếng linh thiêng vì đó là của thần linh, nếu ai động vào thì sẽ bị thần linh trừng phạt. Giếng cổ gần chùa có đường kính khoảng 1,3m, hình tròn, đặc biệt giếng rất sâu nên người dân gọi với cái tên là giếng không đáy. Không ai rõ giếng được đào từ khi nào, trước đây nó bị bỏ hoang, về sau được người dân trùng tu lại, xây thành cao khoảng 80cm bằng đá".
Một sự việc khác khiến người dân cho rằng làng có nhiều người điên do thần linh trừng phạt đó chính là ngôi chùa cổ trong làng bị phá bỏ. Trước đây, chùa được làm bằng gỗ, dù không to lắm nhưng nức tiếng linh thiêng, chùa cùng với giếng không đáy tạo nên nét riêng biệt về tâm linh chỉ làng Phú Gia mới có. Tuy nhiên, ngôi chùa bị chiến tranh tàn phá nặng nề, chùa bị trúng bom Mỹ nên cháy trụi chỉ còn trơ lại phần móng và cái giếng cổ. Từ đó dân làng không ai đoái hoài đến việc thắp hương cúng bái thần linh ở ngôi chùa này nữa.
Đứa con trai duy nhất của chị Hứa Thị Yến 12 tuổi nhưng chỉ nặng chưa đến 6kg.
Khi sự việc kỳ lạ khiến nhiều người phát điên xảy ra, nhiều người lại vu cho đó là vì dân không chăm lo, đoái hoài gì đến thần linh nên mới bị trừng phạt. Trong khi các vùng xung quanh chẳng có ai hóa điên hóa rồ mà chỉ làng Phú Gia bị khiến cho nhiều người càng tin việc thần linh trừng phạt là có thật. Thế là người dân lại rủ nhau khôi phục chùa chiền, ngày đêm cầu kinh niệm phật mong cho dân làng thoát khỏi kiếp nạn này.
Ông Tuấn cho biết: "Cách đây 2 - 3 năm, dân làng chúng tôi huy động kinh phí của dân, cộng với tiền quyên góp của khách thập phương đã xây dựng lại ngôi chùa trên chính nền cũ, khang trang sạch đẹp hơn, giếng cổ cũng được xây dựng và chăm sóc cẩn thận, sân chùa được tráng bê tông sạch sẽ, trong chùa lại được tụng kinh niệm phật ngày đêm... để người dân yên tâm làm ăn, xua đuổi tà ma dịch bệnh".
Mặc dù chùa đã được xây dựng lại khang trang, sạch đẹp, thế nhưng hơn 3 năm trôi qua mà vẫn chẳng thấy vị thần nào phù hộ cho dân bớt khổ. Ngược lại, số người bị bệnh tâm thần còn tăng thêm và lan ra những dòng họ khác như Phan Tường, Phan Hưng... Điều này đã chứng minh rằng, chẳng có thần thánh nào báo hại dân làng, mà cũng chẳng có ai giúp đỡ dân chữa khỏi bệnh, đó là điều không thực tế, là mê tín.
"Chúng tôi rất mong các cơ quan chức năng tiếp tục kiểm tra, xét nghiệm những trường hợp mắc bệnh tâm thần ở làng Phú Gia để sớm có cách chữa bệnh hiệu quả cho bà con. Đồng thời, cũng mong các nhà hảo tâm quyên góp, ủng hộ bà con bị bệnh tật để họ bớt phần cơ cực". Ông Tôn Thất Tuấn (Trưởng thôn Phú Gia)
Theo Kiến thức
Độc đáo hội Đâm trâu ở Tây Giang Tây Giang (Quảng Nam) là một huyện miền núi nằm ở phía Đông dãy Trường Sơn, dân số phần đông là đồng bào người Cơ Tu với những tập tục mang tính tâm linh có giá trị văn hóa được thể hiện qua các lễ hội truyền thống. Già làng cao tuổi nhất đâm nhát giáo đầu tiên Đồng bào Cơ Tu sống...