Bỏ hết biển báo dưới 50 km/h trước ngày 30.1.2016
Ông Nguyễn Văn Huyện, Tổng cục trưởng Tổng cục Đường bộ Việt Nam vừa yêu cầu các đơn vị quản lý đường bộ cuối tháng 1 phải xóa hết các biển báo hạn chế tốc độ dưới 50 km/h.
Hà Nội đã thay các biển 40 km/h bằng biển đi chậm – Ảnh: M.H
Trao đổi với báo chí hôm nay (20.1), ông Huyện cho biết, Sở GTVT Hà Nội trong đêm qua đã cho tháo các biển dưới 40 km/h, thay bằng biển đi chậm. Tại TP.HCM hiện có một số làn đường rộng để các tốc độ khác nhau cho xe máy (40 km/h) và ô tô (60 km/h), nhưng quan điểm của tổng cục là xóa hết các biển dưới 40 km/h, bởi trong trường hợp khẩn cấp điều chỉnh làn, xe ô tô chuyển làn sẽ bị đi vào làn hạn chế 40 km/h. Ông Huyện cũng khẳng định, trước đây việc cắm biển có sự “phân vân” giữa các lực lượng, nhưng hiện tại tổng cục sẽ lo việc cắm, tháo biển.
“Ngay như hôm qua, chúng tôi nhận được 5 tin nhắn từ Bộ trưởng liên quan đến các biển báo bất hợp lý ở Hà Nội, Lào Cai, Bình Dương, Hải Phòng. Các Sở GTVT địa phương đều đã khắc phục. Việc bỏ biển báo giới hạn tốc độ 40 km/h có cơ sở khoa học chứ không phải thích thì xóa. Lý do, hệ thống đường sá đã tốt hơn, sát hạch lái xe được làm chặt chẽ hơn nên kỹ năng tài xế được nâng cao. Để biển hạn chế 40 km/h trong đô thị không phù hợp nữa, việc bỏ biển sẽ giảm được ách tắc, ùn ứ trong thành phố. Chúng tôi chịu trách nhiệm nếu để tăng tai nạn giao thông”, ông Huyện cam kết.
Lãnh đạo Tổng cục Đường bộ cũng cho biết, các khu vực đông dân cư, đô thị chỉ cắm biển báo ở đầu và cuối tuyến, khoảng cách tối thiểu là 30 km. Không thể để 5 – 10 km lại có biển báo, vì nếu để thế thì chỗ nào cũng đông dân cư. Ở các khu vực nguy hiểm, có thể cắm biển đi chậm. Các khu vực chợ, trường học, bệnh viện đều có biển cảnh báo phù hợp. Tại vị trí các công trường, cũng sẽ bỏ hết các biển báo hạn chế tốc độ 30 km/h hay 5 km/h thay vào đó là biển đi chậm. Sau này sẽ chỉ còn biển 50 km/h.
Hôm nay (20.1), Tổng cục Đường bộ đã có công văn yêu cầu các đơn vị liên quan, trước 30.1 phải tháo bỏ các biển hạn chế tốc độ dưới 50 km trên toàn hệ thống đường bộ (kể cả các đoạn tuyến đang sửa chữa), trường hợp cần thiết lắp đặt biển báo đi chậm hoặc biển hạn chế tốc độ lớn hơn và kết hợp cảnh báo khác. Trong trường hợp đặc biệt về điều kiện kỹ thuật (cầu yếu, điểm đen TNGT, đoạn đèo dốc đối với xe khách giường nằm hai tầng) chưa kịp xử lý mà phải sử dụng biển hạn chế tốc độ dưới 50 km/h thì phải có hồ sơ thuyết minh, giải trình gửi tổng cục giải quyết.
Video đang HOT
Với các biển hạn chế tốc độ trên 50 km/h, tiếp tục rà soát để thay thế theo hướng nếu có thể khai thác an toàn với tốc độ lớn hơn thì thay thế bằng biển báo có tốc độ hạn chế lớn hơn, hoặc thay thế bằng cảnh báo khác. Đặc biệt, thường xuyên rà soát để phát hiện và xử lý kịp thời các bất cập như biển báo không phù hợp, bong tróc, biển bị che khuất, biển báo và vạch sơn không thống nhất…, hoàn thành trước 1.3.2016.
Mai Hà
Theo Thanhnien
Xe cá nhân sẽ bị làm phiền tại Hà Nội
Lãnh đạo Sở GTVT Hà Nội cho biết, để vào được khu vực trung tâm thành phố, ngoài mất nhiều tiền, chủ phương tiện còn cảm thấy phiền phức khi đi xe cá nhân.
Tăng phí, hạn chế lưu thông
Sau khi kết thúc mục tiêu, chương trình giảm ùn tắc giao thông trên địa thành phố giai đoạn 2012 2015 nhưng chưa thực hiện được phương án hạn chế xe cá nhân, UBND thành phố Hà Nội tiếp tục đưa ra mục tiêu, chương trình 2016 2020. Theo đó, cùng với từng bước "xóa" hơn 50 điểm ùn tắc còn lại, 5 năm tới, thành phố Hà Nội sẽ thực hiện phương án hạn xe cá nhân. Tổng kinh phí được chi cho giai đoạn này là hơn 2.100 tỷ đồng. Với việc hạn chế xe cá nhân, thành phố Hà Nội nêu rõ, ngay trong năm 2016, các sở ngành có liên quan phải lập ra được đề án, tổng mức chi cho việc này là 700 triệu đồng.
Đại diện UBND thành phố Hà Nội cho hay, sở dĩ phải tổ chức lập đề án là nhằm xác định rõ lộ trình, giải pháp thực hiện. Theo đại diện UBND thành phố Hà Nội, hiện kết cấu hạ tầng phát triển không theo kịp với tốc độ tăng quá nhanh của phương tiện cá nhân, điều này đã gây ùn tắc giao thông kéo dài thời gian qua. Do vậy, việc lập đề án hạn chế xe cá nhân là để khắc phục tình trạng trên. Sở GTVT là một trong các cơ quan thường trực được thành phố giao tham mưu để lập đề án.
Hà Nội lên kế hoạch hạn chế xe cá nhân
Trao đổi với PV về vấn đề này, đại diện Sở GTVT Hà Nội cho biết, sau khi chương trình giảm thiểu ùn tắc giai đoạn 2016 - 2020 được lập xong, và HĐND thành phố thông qua, Hà Nội sẽ xây dựng đề án hạn chế xe cá nhân. Đề án này liên quan đến nhiều người nên Thành phố phải có tờ trình Chính phủ. Bao giờ Thủ tướng Chính phủ đồng ý thì lãnh đạo thành phố Hà Nội mới giao cho Sở GTVT triển khai.
Tuy nhiên, nói về kế hoạch triển khai chương trình, mục tiêu giảm ùn tắc 5 năm tới, trong đó có giảm lượng xe cá nhân mà Sở GTVT là đơn vị được giao thực hiện, lãnh đạo Sở GTVT Hà Nội cho rằng, các phương án hạn chế xe cá nhân đang được Sở GTVT thảo luận. "Khác với các dự thảo mà các bộ, ngành đã xây dựng trước đây, Hà Nội sẽ không thực hiện việc cấm mua phương tiện, vì đó là quyền của công dân. Thay vào đó, Hà Nội sẽ xem xét hạn chế bằng cách không cho đi vào từng khu vực, tuyến phố; thậm chí là kiểm soát chặt việc đăng ký sử dụng xe mới", đại diện Sở GTVT nêu phương hướng.
Cùng với đó, đại diện Sở GTVT cũng cho biết, thành phố sẽ có các hình thức chế tài đủ mạnh, như thủ tục sở hữu xe nghiêm ngặt, phí dịch vụ cao... Ví như để đăng ký được biển số xe máy, chủ sở hữu phải đáp ứng được các điều kiện kèm theo; ô tô ngoại thành để vào được nội đô phải qua bao nhiêu trạm phí "lưu hành nội thành". Tiếp đến là giá trông giữ xe đắt đỏ, nhiều tuyến đường bị hạn chế xe cá nhân lưu thông... Như vậy, để vào được khu vực trung tâm thành phố, ngoài mất nhiều tiền, chủ phương tiện còn cảm thấy phiền phức khi đi xe cá nhân.
Thế giới làm được, sao Hà Nội lại không?
Đề cập việc Hà Nội khởi động nghiên cứu Đề án hạn chế phương tiện cá nhân, ông Nguyễn Văn Thanh, nguyên Cục phó Cục Đường bộ Việt Nam cho rằng, đây là việc hết sức cần thiết. "Đến thời điểm này, tôi nghĩ việc xây dựng Đề án hạn chế phương tiện cá nhân là cấp bách rồi, đáng ra, chúng ta phải làm lâu lắm rồi, để đến bây giờ mới bắt tay làm thì cũng muộn. Nói thật, chúng ta có "tật" là cứ bàn đi, bàn lại, khi thảo luận thì hăng hái lắm nhưng đến lúc đưa ra quyết định thì chẳng ai dám quyết. Cái đó là rất dở, cần có cán bộ dũng cảm, dám làm, dám chịu trách nhiệm", ông Thanh nói.
Cũng theo ông Thanh, khi thực hiện việc hạn chế phương tiện cá nhân sẽ ảnh hưởng rất lớn đến việc đi lại của người dân, cũng như hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp nên việc công bố giải pháp và lộ trình thực hiện sớm lúc nào tốt lúc đấy. Có như thế thì doanh nghiệp và người dân mới lên được phương án để thích nghi. Công bố sớm lộ trình cũng là biện pháp để tạo "sức ép" đến các cơ quan quản lý trong việc làm tốt quy hoạch xây dựng, di dời công sở, cũng như triển khai các phương thức vận tải công cộng như xe buýt, tàu điện ngầm, tàu điện trên cao.
Tuy nhiên, ông Nguyễn Mạnh Hùng, nguyên Chủ tịch Hiệp hội vận tải ô tô Việt Nam cho rằng, việc siết hạn chế đăng ký xe, thu phí đối với xe vào nội đô khó mà thực hiện được hiệu quả. Bởi nó không phù hợp với đặc thù giao thông đô thị của Việt Nam. "Chúng ta đừng thấy cứ cái gì các nước trên thế giới làm được là học theo và làm ngay. Bởi đặc thù của Việt Nam khác rất xa so với các nước", ông Hùng nói.
Trái lại, ông Thanh cho rằng, việc hạn chế bằng cách thu phí phương tiện vào nội đô và kiểm soát việc đăng ký xe mới theo giới hạn là việc làm cần thiết. Bởi vài năm tới, xe hơi ở Việt Nam sẽ rất rẻ, 200300 triệu đồng là mua được xe rồi nên nếu không "phanh" lại thì chắc chắn đường phố Hà Nội sẽ lâm vào cảnh "kẹt cứng" hết đường để đi. "Tại sao Singapore đất nước tự do hiện đại thế mà người ta làm được, còn chúng ta lại không? Chúng ta cứ thấy dư luận phản ứng rồi "xịt" ngay lại thì rất khó mà thực hiện được", ông Thanh nói.
Thừa nhận việc hạn chế phương tiện cá nhân đến thời điểm nào đó bắt buộc phải thực hiện song ông Nguyễn Mạnh Hùng cho rằng, muốn làm được điều đó một cách hiệu quả thì trước hết phải xem xét bài toán tổng thể về giao thông đô thị, từ khâu quy hoạch cho đến khâu xây dựng hạ tầng.
theo Tienphong.vn
Theo_VnMedia
Tăng cường kiểm tra xử lý vi phạm giao thông dịp tết Nguyên Đán Thanh tra Sở GTVT Hà Nội tăng cường công tác kiểm tra xử lý giải tỏa các vi phạm trong hoạt động vận tải khách trong dịp tết và mùa Lễ hội Xuân Bính Thân 2016 trên địa bàn TP Hà Nội. Sáng ngày 5/1, trao đổi với PV báo Người Đưa Tin, ông Nguyễn Thế Hùng, Phó chánh thanh tra, Sở GTVT...