Bộ GTVT yêu cầu rà soát, kê khai và điều chỉnh giá cước vận tải
Bộ Giao thông Vận tải yêu cầu các đơn vị rà soát, kê khai để đánh giá việc điều chỉnh giá cước vận tải theo lĩnh vực phù hợp với biến động của các yếu tố đầu vào, đặc biệt là chi phí xăng dầu.
Bộ GTVT yêu cầu rà soát, kê khai và điều chỉnh giá cước vận tải. (Ảnh: Việt Hùng/Vietnam )
Bộ Giao thông Vận tải vừa có văn bản gửi các đơn vị trong ngành và sở giao thông vận tải địa phương về việc tăng cường các biện pháp quản lý, điều hành giá.
Theo đó, Bộ Giao thông Vận tải yêu cầu các cơ quan, đơn vị theo chức năng nhiệm vụ của đơn vị mình chủ động triển khai quyết liệt các giải pháp đề ra tại Công điện số 679/CĐ-TTg ngày 31/7/2022 của Thủ tướng Chính phủ và các giải pháp của Chính phủ và theo dõi sát, nắm chắc tình hình để chủ động xử lý theo thẩm quyền hoặc báo cáo cấp có thẩm quyền xử lý kịp thời, khoa học, hiệu quả, tuyệt đối không được chủ quan, lơ là, kiểm soát lạm phát theo đúng mục tiêu đã đề ra, đảm bảo đời sống người dân và hoạt động sản xuất kinh doanh, qua đó góp phần ổn định kinh tế vĩ mô, thúc đẩy tăng trưởng.
Video đang HOT
Đối với giá một số mặt hàng thuộc danh mục Nhà nước định giá, Bộ Giao thông Vận tải tiếp tục phối hợp với các cơ quan, đơn vị của Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và đầu tư (Tổng cục Thống kê) tính toán, tổ chức triển khai rà soát để chủ động có phương án điều chỉnh giá hoặc trình cấp có thẩm quyền xem xét điều chỉnh giá phù hợp với diễn biến, mặt bằng thị trường theo đúng quy định.
Sở Giao thông Vận tải các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chủ động tham mưu cho ủy ban nhân dân tăng cường công tác tổ chức kiểm tra, rà soát kê khai giá, niêm yết giá của đơn vị kinh doanh vận tải trên địa bàn để đánh giá việc điều chỉnh giá dịch vụ vận tải đường bộ phù hợp với biến động của các yếu tố đầu vào, đặc biệt là chi phí xăng dầu trong yếu tố hình thành giá; trường hợp có thể giảm giá thì yêu cầu đơn vị thực hiện kê khai giảm giá kịp thời; báo cáo kết quả trước ngày 20/8/2022.
Tổng cục Đường bộ Việt Nam tăng cường công tác kiểm tra, hướng dẫn các sở giao thông vận tải triển khai thực hiện đúng quy định của pháp luật về kê khai, niêm yết giá cước vận tải đường bộ và Công điện số 679/CĐ-TTg ngày 31/7/2022 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường các biện pháp quản lý, điều hành giá.
Các Cục Đường thủy nội địa Việt Nam, Hàng hải Việt Nam, Hàng không Việt Nam, Đường sắt Việt Nam, căn cứ theo chức năng, nhiệm vụ tăng cường công tác tổ chức rà soát kê khai giá của doanh nghiệp để đánh giá việc điều chỉnh giá dịch vụ vận tải theo lĩnh vực phù hợp với biến động của các yếu tố đầu vào, đặc biệt là chi phí xăng dầu trong yếu tố hình thành giá.
Trường hợp có thể giảm giá thì yêu cầu đơn vị thực hiện kê khai giảm giá kịp thời; kiểm tra việc chấp hành niêm yết giá, thu tiền dịch vụ đúng giá niêm yết của các doanh nghiệp, xử lý nghiêm các hành vi lợi dụng tăng giá bất hợp lý, kết cấu đưa thêm những khoản thu ngoài giá để thu cao hơn mức giá kê khai, niêm yết.
Cục Quản lý xây dựng và chất lượng công trình giao thông tiếp tục phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan theo dõi tình hình giá vật liệu xây dựng để kịp thời phản ánh, đề xuất những giải pháp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc đảm bảo không ảnh hưởng đến tiến độ xây dựng các công trình trọng điểm quốc gia./.
Áp lực xăng dầu, nhiều doanh nghiệp phải tăng giá cước
Cứ 10 ngày lại điều chỉnh một lần, giá xăng liên tục tăng khiến các doanh nghiệp vận tải hành khách "đứng ngồi không yên".
Chưa kịp phục hồi sau dịch, giá xăng dầu tăng mạnh khiến các doanh nghiệp vận tải lâm vào tình cảnh khốn khó. Ảnh: Đức Tưởng/TTXVN.
Theo Bộ Tài chính, khoảng 80 - 90% doanh nghiệp vận tải hành khách tuyến cố định phải kê khai tăng giá cước từ 10 - 15% đề bù đắp chi phí nhiên liệu và tăng từ 7 - 10% đối với giá cước vận tải hàng hóa. Đối với hoạt động vận tải hành khách công cộng tại các đô thị bằng xe buýt, hầu hết hiện đều được trợ giá, nên giá vé vẫn duy trì ổn địn,h nhưng chi phí phát sinh sẽ khiến chi phí trợ giá bị đội lên.
Theo kế hoạch vận tải năm 2022 của Tổng công ty đường sắt Việt Nam, tỷ lệ chi phí nhiên liệu trong cơ cấu giá thành vận tải chỉ chiếm 21,5%. Tuy nhiên, do tác động của việc tăng giá nhiên liệu, tỷ lệ này hiện lên đến 29%, khiến chi phí vận tải bị đội lên từ 15 - 20% so với kế hoạch ban đầu.
Để cạnh tranh về giá dịch vụ so với các phương thức vận tải khác, giá cước vận tải hành khách của ngành đường sắt hiện vẫn duy trì ổn định so với trước thời điểm biến động giá nhiên liệu nhằm thu hút hành khách. Đối với hoạt động vận tải hàng hóa, do đặc thù về hiệu quả sử dụng nhiên liệu của ngành đường sắt so với các phương thức khác nên mức tăng giá cước vận tải hàng hóa chỉ từ 3 - 5%. Đường thủy nội địa, chi phí nhiên liệu hiện nay đang chiếm khoảng 45 - 50% chi phí vận tải và 32 - 35% giá dịch vụ vận tải đường thủy nội địa. Để bù đắp cho mức tăng của giá nhiên liệu, giá dịch vụ vận tải đường thủy nội địa đã tăng khoảng 10% so với cùng kỳ.
Giá cước vận tải biển quốc tế hiện bắt đầu gia tăng trên toàn thế giới từ cuối năm 2020 do biến động của COVID-19 tác động đến chuỗi cung ứng toàn cầu, đặc biệt là tuyến vận tải đi Châu Âu và Châu Mỹ.
Tại cuộc họp của Ban Chỉ đạo điều hành giá mới đây, đại diện Bộ Giao thông vận tải (GTVT) cũng lo ngại tác động tiêu cực do ảnh hưởng giá nhiên liệu, do đó đề nghị các Cục Đường sắt Việt Nam, Hàng hải Việt Nam và Đường thủy nội địa Việt Nam nghiên cứu, đề xuất giảm phí, lệ phí trong các lĩnh vực.
Trong trường hợp cần giảm mức phí sử dụng kết cấu hạ tầng đường sắt; lệ phí ra, vào cảng biển; lệ phí ra, vào cảng, bến thủy nội địa để tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp vận tải do ảnh hưởng giá nhiên liệu tăng, Bộ GTVT yêu cầu các Cục khẩn trương đánh giá tình hình, tác động của việc giảm mức phí, lệ phí đối với đối tượng nộp phí, lệ phí và ngân sách Nhà nước. Từ đó, đề xuất giảm mức thu từng khoản phí, lệ phí và thời gian giảm thu phí, lệ phí, báo cáo Bộ để gửi Bộ Tài chính nghiên cứu, ban hành thông tư theo thẩm quyền.
Đối với giá cước vận tải, Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái đã yêu cầu các bộ ngành quản lý chặt giá cước vận tải, đảm bảo mức tăng phù hợp; không để nguồn cung vật liệu xây dựng bị đứt gãy, xử lý nghiêm các trường hợp lợi dụng găm hàng, tăng giá, triển khai các biện pháp để công bố giá sớm, "công bố hàng tháng" để hỗ trợ doanh nghiệp...
Liên quan tới điều hành giá xăng dầu để kiềm chế lạm phát, chuyên gia kinh tế, TS Vũ Đình Ánh cho rằng: Việc khuyến khích doanh nghiệp "thắt lưng buộc bụng", tiết giảm chi tiêu để giữ giá hàng hóa đến giờ phút này hoàn toàn không có tác dụng. Muốn kiềm chế lạm phát tại thời điểm này, không còn cách nào khác ngoài việc lập tức thông qua chính sách giảm thuế để ghìm đà tăng của giá xăng dầu. Tuy vậy, xăng dầu không phải là tác nhân duy nhất đẩy lạm phát tại Việt Nam tăng cao. "Áp lực lớn nhất của Việt Nam trong lúc này chính là việc kiểm soát nhập khẩu lạm phát. Giải pháp cơ bản là cần đẩy mạnh xuất khẩu, kiểm soát nhập khẩu. Nhận diện đầy đủ nguyên nhân như vậy thì cơ quan quản lý mới xây dựng được các giải pháp, chính sách cho từng nhóm để giảm áp lực lạm phát", TS Vũ Đình Ánh cho biết.
Bộ Giao thông Vận tải yêu cầu tạo thuận lợi cho người dân đi lại và tăng cường phòng dịch Bộ Giao thông Vận tải vừa ra văn bản yêu cầu các cơ quan, đơn vị khẩn trương triển khai các nhiệm vụ nhằm tạo thuận lợi cho người dân đi lại sau Tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022 và tăng cường các biện pháp phòng chống dịch COVID-19 theo tinh thần chỉ đạo tại Chỉ thị 01/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ...